Dầu oliu nấu ở nhiệt độ bao nhiều

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Dầu ăn là một thành phần không thể thiếu trong gian bếp của người nội trợ, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách.Tại hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm” do Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam tổ chức, PGS TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia cho biết, hiện có nhiều người vẫn tin rằng việc sử dụng dầu ô liu để chiên rán rất tốt. Tuy nhiên, điều này vô cùng sai lầm.

Bà Hảo nêu rõ: Chúng ta tuyệt đối không được dùng dầu ô liu làm nguyên liệu chế biến bởi ở nhiệt độ cao nó có thể làm phá hủy các chất chống oxy hóa trong dầu, làm thay đổi hương vị thơm ngon vốn có của dầu và tác dụng có lợi cũng giảm theo. Nếu chiên nhiệt độ cao dầu dễ cháy khét gây ra các chất độc hại cho cơ thể. Do đó, dầu ô liu được khuyên dùng trong chế biến các món cần nhiệt độ thấp như trộn salad hay dùng để rưới lên các món ăn.

Bà Hảo nêu rõ: hiện nay các loại dầu trên thị trường vẫn chưa phân biệt được loại dầu nào được chiên, dầu nào chỉ dùng trộn salad. Ngoài ra, một số loại dầu khác cũng không nên sử dụng tái đi tái lại. Việc khiến các chuyên gia dinh dưỡng đau đầu nhất vẫn là ở các cơ sở chế biến.

Dầu oliu nấu ở nhiệt độ bao nhiều

Các bà nội trợ cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc để bữa cơm gia đình được an toàn.

Bà Hảo cho biết, Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia đã từng tiến hành lấy mẫu dầu của các cơ sở chế biến thực phẩm trong 4 quận nội thành Hà Nôi năm 2012 như: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, hầu hết các cơ sở chế biến đều dùng dầu chiên đi chiên lại, có nơi chiên đi chiên lại đến 3 – 4 lần.

“Thói quen ăn uống của người Việt hiện nay chính là nguy cơ rước bệnh vào người. Dầu không thể thiếu trong bếp ăn nhưng chế biến như thế nào không phải dễ dàng. Khi dầu bốc khói là khi các chất trong dầu đã biến đổi sang chất khác”, bà Hảo giải thích.

Cũng tại cuộc hội thảo, TS Nguyễn Quang Thảo – Trưởng phòng An toàn thực phẩm, Cục Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) chia sẻ: “Thói quen nguy hiểm của người Việt Nam đó là sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần mà không biết đây là việc mang đến bệnh ung thư. Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nên chiên đi chiên lại dầu ăn và không dùng dầu ăn đã chiên đổ lẫn với dầu chưa dùng bao giờ”. 

Theo TS Thảo, dầu tốt phải là dầu xào nấu lên không bị đóng váng, đóng các mảng trắng trên thực phẩm khi nguội, nếu đóng cặn mỡ là dầu không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều chất béo no. Việc sử dụng dầu ăn tốt nhất là bảo quản trong lọ thuỷ tinh vì sử dụng dầu chai nhựa dễ bị phôi các chất từ nhựa. Sau khi sử dụng dầu ăn nên đóng kín lọ. Ông cũng gặp rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng dầu chiên xong cho vào một cái bát bữa sau dùng tiếp hoặc dùng để nấu canh, bất cứ cách nào đều không tốt cho sức khoẻ.

Bí quyết để mua được dầu ăn tốt nhất, theo TS Thảo chúng ta nên thử dầu bằng cảm quan, có thể đổ xíu dầu ra tay xoa xoa không ngửi thấy mùi tanh, mùi hôi là dầu an toàn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu thực vật từ dầu mè, dầu ô liu, dầu cọ, dầu dừa và dầu gạo, trong đó dầu dừa ít được sử dụng hơn./.

Dầu ăn trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng. Để dùng dầu ăn một cách an toàn và đúng cách thì chúng ta cần phải hiểu về nhiệt độ sôi của nó. Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc về nhiệt độ sôi của dầu ăn cho bạn.

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là gì? Bao nhiêu?

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là điểm nhiệt độ tại lúc dầu bắt đầu sôi lên, lúc này các biến đổi hoá lý, vật lý bắt đầu diễn ra mãnh liệt. Nếu quá trình gia nhiệt vượt quá mức nhiệt này trong thời gian dài có thể sản sinh ra nhiều chất độc gây bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…

Dầu oliu nấu ở nhiệt độ bao nhiều

Do dầu gồm nhiều loại khác nhau có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật, tuỳ vào thành phần và quy trình sản xuất khác nhau nên có nhiệt độ sôi khác nhau. Sau đây là bảng thông tin nhiệt độ sôi của một số loại dầu ăn phổ biến hiện nay:

Loại dầu Nhiệt độ sôi Mục đích sử dụng
Dầu Canola 242°C Chiên, nướng, trộn salad
Mỡ lợn/ Mỡ heo 138-201°C Nướng, chiên
Dầu bắp 236°C Chiên, nướng, trộng salad, làm macgarin, pha giòn
Dầu Ô liu 190°C Chiên, nướng, trộn salad, làm macgarin
Dầu cọ 230°C Nấu ăn, ướp hương
Dầu lạc 231°C Chiên, nấu, trộn salad, làm macgarin
Dầu vừng 177°C Nấu ăn, chiên chín
Dầu đậu nành 241°C Nấu ăn, trộn salad, dầu thực vật, macgarin, tạo giòn
Dầu hướng dương 246°C Nấu ăn, trộn salad, macgarin, tạo giòn

Cách sử dụng dầu ăn an toàn cho sức khỏe

Nhiệt độ chiên của dầu an toàn khi nấu ăn tại nhà

Bạn có thể dùng thiết bị kiểm tra nhiệt độ để đo nhiệt độ dầu ăn đang sôi là bao nhiêu độ, đối chiếu với tiêu chí dưới đây để chủ động hơn trong quá trình đun nấu:

  • Nhiệt độ xào: 120°C.
  • Nhiệt độ chiên: 160 – 180°C.
  • Nướng lò: trung bình 180°C

Không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ để thức ăn chín đều và không bị hư hại xoong nồi. Sau khi rán xong, thay vì đổ dầu mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Tốt nhất bạn nên sử dụng dầu ăn cho một lần, vì nếu đun sôi lại nhiều lần dầu dễ bị oxy hoá làm cho các vitamin và dinh dưỡng trong dầu ăn cũng mất đi. Bên cạnh đó, nếu sử dụng lại nhiều lần thì mùi vị và màu sắc của thức ăn cũng sẽ thay đổi, ảnh hưởn đến thẩm mỹ, vị giác và sức khỏe của bạn.

Không dùng dầu ăn ở nhiệt độ quá cao

Lưu ý tiếp theo mà bạn nên quan tâm và tránh đó chính là không nên chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Ở nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn có thể gây ra các chất độc hại, khởi nguồn cho các bệnh tim mạch, ung thư…

Nhiệt độ sôi của dầu và mỡ là khác nhau chính bởi vậy khi nấu nướng bạn nên để dầu ăn ở nhiệt độ vừa phải, nhất là các món chiên xào thì không để dầu bị cháy. Khi chế biến, nên để chảo thật nóng rồi mới cho dầu và thực phẩm vào.

Chọn loại dầu phù hợp

Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn: loại phù hợp cho chiên, rán (loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao) và loại dầu chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi (dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu…).

Dầu oliu nấu ở nhiệt độ bao nhiều

Để có sức khỏe tốt thì khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật. Bởi mỡ động vật cung cấp các acid béo no và cung cấp cholesterol cho một số hoạt động của cơ thể mặc dù số lượng không nhiều còn dầu thực vật có tác dụng cung cấp các acid béo không no (omega 3 và omega 6).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc dùng dầu thực vật và mỡ động vật nên chia theo đối tượng người dùng:

  • Trẻ em và người khỏe mạnh bình thường: sử dụng song song dầu thực vật và mỡ động vật theo tỷ lệ 50/50;
  • Người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường: chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng béo;
  • Người mắc bệnh tim mạch: dùng hoàn toàn dầu thực vật.

Trên đây là các thông tin mà FOODNK vừa mang tới cho bạn về nhiệt độ chiên của dầu ăn, những thông tin bổ ích ví dụ như dầu sôi bao nhiêu độ, cách sử dụng dầu ăn an toàn, hi vọng qua bài viết này giúp bạn sử dụng dầu ăn để chiến các món ăn hàng ngày hiệu quả nhất.

FOODNK

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam