Đâu không phải là phương pháp nhân giống cây ăn quả vô tính

Bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả – Câu 2 trang 23 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả . Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả ?

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả ? 

Phương pháp nhân giống bằng hạt 

Ưu điểm

– nhanh tạo ra cây con

– cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

– nhân giống nhanh, đơn giản

– cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

Nhược điểm

– dễ thoái hóa giống

– khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

– cây chậm ra hoa, quả 

Quảng cáo

Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành… 

Ưu điểm: 

– cây thích nghi tốt 

– cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

– nhanh ra hoa, quả. 

– tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt[ đối với giâm cành] 

Nhược điểm 

– qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

– cây không có rễ cọc nên yếu 

– không tạo được nhiều cây[ đối với pp chiết cành]

Nhân giống vô tính cây ăn quả có thể chia làm hai dạng: Nhân giống vô tính tự nhiên và nhân giống vô tính nhân tạo. Đây là những phương pháp rất phổ biến được áp dụng cho hầu hết các loài cây ăn quả, được loài người biết đến và sử dụng từ lâu đời, được tích lũy và bổ sung rất nhiều cơ sở lý luận và kinh nghiệm.

  • Nhân giống vô tính tự nhiên
  • Nhân giống vô tính nhân tạo
    • Giâm cành cây ăn quả
    • Thực liệu nhân giống

Nhân giống vô tính tự nhiên

Nhân giống vô tính tự nhiên là lợi dụng khả năng tự phân chia của các cơ quan sinh dưỡng của cơ thể cây trồng cùng với việc hình thành các cơ quan mới, tạo thành một cá thể mới có khả năng sống độc lập và mang các đặc tính tính trạng của cây mẹ.

Hình thức nhân giống:

Tách chồi: Là tách các chồi nách, chồi ngầm, chồi thân, chồi cuống, chồi ngọn, bao gồm: thân, lá và các rễ bất định mọc ở thân ngầm hoặc quấn xung quanh thân ở dạng đai nguyên thuỷ. Các chồi này sau khi tách ra có thể đem trồng ngay hoặc cần huấn luyện, bồi dưỡng trong vườn ươm đến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng ra vườn sản xuất.

Những cây giống loại này thường nhanh cho ra quả nhưng khả năng đồng đều kém và thường hay mang các mầm mống sâu bệnh.

Chú ý: Lấy những chồi sinh trưởng khoẻ, mập, không bị sâu bệnh hại ký sinh. Chỉ sử dụng những chồi ở vị trí có đủ ánh sáng, không lấy những chồi mọc ở vị trí quá thấp nếu là chồi thân] và không sử dụng các chồi ngầm làm giống [đối với cây dứa].

Cố gắng lập vườn nhân và huấn luyện bồi dục cây giống để tạo độ đồng đều cao trong lô trồng ở vườn sản xuất. Trước khi trồng cần phải trau tỉa [bỏ bớt lá già, cắt gọt bớt rễ già, phần thân ngầm bị sùng hà], sau đó cần xử lý thuốc chống nấm, vi khuẩn và sâu hại.

Nhân giống vô tính nhân tạo

Nhân giống vô tính nhân tạo là sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ giới, hoá học, sinh học để thay đổi các yếu tố môi trường, các yếu tố nội sinh trong một bộ phận cơ thể thực vật để tạo khả năng tái sinh trong các bộ phận, các cơ quan đã mất đi của nó [hoặc chưa hình thành]; hoặc là gắn một bộ phận của cây này vào với một bộ phận của cây khác, tạo thành một cơ thể mới hoàn chỉnh, sống độc lập với cây mẹ và mang các đặc tính di truyền của cây mẹ.

Hình thức nhân giống vô tính nhân tạo gồm: giâm cành, chiết và ghép.

Giâm cành cây ăn quả

Phương pháp này dựa trên khả năng hình thành rễ phụ [rễ bất định] của các đoạn cành đã cắt rời khỏi thân mẹ [hoặc các đoạn rễ]. Ngày nay việc nhân giống bằng giâm cành đã được phổ biến và sử dụng rộng rãi đối với hầu hết các cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. Mục đích tạo các cây lùn, chóng cho thu hái quả và chu kỳ kinh doanh khai thác ngắn nhưng hiệu quả cao.

Ở nước ta việc nhân giống chanh bằng phương pháp giâm cành đang được phổ biến rộng rãi cùng với cây chè, cà phê, ca cao… Trong nghề trồng hoa và cây cảnh biện pháp này đã được sử dụng nhiều với hầu hết các giống cây.

Cách tiến hành cụ thể như sau:

Nhà giâm cành

Nguyên tắc chung là tạo được địa điểm ươm cây thoáng, mát, kín gió và trao đổi không khí tốt.

Nên bố trí nhà giâm cành ở khu vực gieo hạt hoặc cạnh nơi ra ngôi cây con. Đất phải cao ráo kín gió, mát: Có thể dưới các bóng rợp của các cây to. Khung nhà tốt nhất là khung sắt, hoặc khung nhôm có ốc vít có thể tháo rời và di chuyển được. Cũng có thể dùng khung tre, hoặc chỉ cần cắm cọc che cót. Trong điều kiện ở nước ta nhà giâm cành lợp giấy PE, xung quanh che cót là rất thích hợp. Nilông tận dụng đục nhiều lô rất thích hợp về mặt ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ. Quy cách, kích thước cho một vườn ươm nhỏ: chiều rộng từ 2,5 – 4m, dài 5 – 10 m, chiều cao 1,6 – 1,8 m [chiều cao ở 2 bên sườn mái chỉ cần từ 0,8 – 1m, cũng có thể thấp hơn]. Nền nhà nên chia thành các luống rộng từ 1 – 12 m và cao 10 – 15 cm, mặt bằng phẳng, đất mịn. Xung quanh các luống có xây một hàng gạch đơn 2 lớp bao quanh. Khoảng cách giữa các ô gạch 30 – 40 cm, để đi lại cắm cành, chăm bón dễ dàng. Trong các ô rải một lớp cát non sạch dày 10 – 12 cm. Cũng có thể sử dụng chất nền là 1/3 cát sạch với 1/3 mùn cưa sạch có ngâm qua nước vôi trong phơi khô. Hoặc chất nền hoàn toàn là đất feralit đỏ vàng khai thác trên đổi, dưới lớp đất sâu từ 10 – 20 cm. Có thể dùng bùn sông cùng với cát hoặc 2/3 cát sạch với 1/3 đất than bùn [ở chân các núi vùng trung du hoặc vùng mỏ…]. Cát non hoàn toàn có thể là chất nền phổ biến cho nhiều loại cây.

Dụng cụ tưới ẩm có thể là máy phun mù hoặc bình phun thuốc trừ sâu rửa sạch.

Thực liệu nhân giống

Là những cành “bánh tẻ”. Có thể non hơn hoặc già hơn tùy thuộc vào chủng loại cây ăn quả phần lớn là những cành ra trong năm có khi trong cùng vụ xuân hoặc hè. Nguyên tắc chung là chọn những cành ở lưng chừng tán, ngoài bìa tán và những cành ở cấp cành cao; những cành không mang hoa, quả và vừa mới ổn định sinh trưởng chưa lâu. Loại trừ những cành có sâu và bệnh hại.

Cắt cành giống vào thời gian không có nắng trong ngày. Sáng sớm và chiều tối. Hết sức tránh cắt cành lúc đang trưa có nắng to, cành lá bị mất nước đột ngột, tỷ lệ ra rễ sẽ kém. Cành cắt xong cần được phun nước cho ướt lá rổi dựng đứng vào trong xô hoặc thùng có từ 5 – 7 cm nước sạch, sau đó đậy lại bằng một tấm vải màu tối đã thấm ướt.

Cành sẽ được chuẩn bị lại để xử lý trong phòng thoáng mát. Cắt thành từng đoạn dài 5 – 7 cm, có từ 2 – 4 lá tùy diện tích mặt lá. Đối với những cây dễ ra rễ, sau khi cắt xong có thể cắm thẳng vào nền giâm, tuy nhiên nếu được xử lý bằng hóa chất ở nồng độ thấp, cây sẽ ra rễ nhanh hơn, nhiều hơn và có tỷ lệ cây xuất vườn sẽ cao hơn. Đối với những cây khó ra rễ nhất thiết phải được xử lý các chất điều tiết sinh trưởng. Những chất thường dùng và có hiệu quả cao là a-NAA và IMA. Có một số cây phản ứng tốt với IBA [không nên sử dụng 2,4D và 2,4 5T là những chất dễ gây độc hại cho cây và người sử dụng]. Trong điều kiện thời tiết và khí hậu ở nước ta thường được áp dụng phương pháp xử lý nhanh ở nổng độ hóa chất cao từ 2.000 -8.000 PPm tùy loại cây trồng. Cũng có thể sử dụng ở nổng độ thấp hơn nữa. Cành đã cắt để trong khay hoặc chậu nhôm nhỏ, nhúng từng cành hoặc 20 cành một vào trong dung dịch chất điều tiết sinh trưởng đã pha trong thời gian từ 5 – 10 giây. Nhúng ngập gốc cành từ 1 – 2 cm. Nồng độ hóa chất càng cao, cành càng non thì thời gian xử lý càng nhanh; ngược lại cành già, nồng độ thấp thì thời gian phải lâu hơn. Khoảng cách và mật độ cắm cành tùy thuộc vào cành to hay nhỏ, tùy thuộc vào thời vụ tiến hành giâm cây.

Từ sau cắm cành đến lúc cây ra rễ, phái thường xuyên duy trì độ ẩm không khí trên mặt lá ở mức 90 – 95%, nhưng cũng có thay đổi tùy theo giống loài cây ăn quá. Cũng trong thời gian đó phái giữ cho độ ẩm nền giâm cành không được cao hoặc thấp hơn 70%.

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra rễ của nhiều loại cây ăn quá từ 21 – 26,50C.

Ở nước ta có hai thời vụ giâm cành tốt là vụ xuân từ 10/2 đến 20/4 và vụ thu từ 20/9 – 20/10. Tuy nhiên có rất nhiều loại cây có khả năng ra rễ tốt trong điều kiện vụ hè. Mùa đông nhiệt độ thấp, nếu lại có hanh khô cây rất khó ra rễ. Nhiều nhà trồng trọt hay cắm cành các cây nhiệt đới vào vụ đông [tháng 12 – 1] vì nhiệt độ thấp nên dễ điều khiển ẩm độ, cành cây hô hấp ít nên lá lâu rụng. Một vài tháng đầu các mô tế bào nằm im không hoạt động phân chia, đợi sang xuân nhiệt độ cao hơn các mô sẹo mới hình thành và rễ mới bắt đầu mọc. Rõ ràng thời vụ này có thời gian quản lý vườn ươm rất dài, hiệu quả kinh tế thấp.

Khi rễ của các cành giâm đã mọc đủ dài, và hơi chuyển màu từ trắng sang vàng và dẻo thì phải ra ngôi kịp thời. Trường hợp dưới lớp cát có rải hỗn hợp các chất dinh dưỡng, có thể để cây con lâu mới ra ngôi. Có thể ra ngôi cây con ngoài vườn ươm hoặc trong túi bầu PE, tùy theo nhu cầu và cách sử dụng, vận chuyển cây giống.

Thành phần của đất để ra ngôi cây giống cũng như đất để ra ngôi cây gieo hạt. Không nên bón phân lót sớm, chỉ bón phân thúc khi đợt mầm đầu tiên đã ổn định sinh trưởng, hoặc sau khi ra ngôi cây con từ 20 ngày đến 1 tháng. Có thể tưới thúc nước phân chuồng mục pha loãng hoặc phân khoáng. Lần đầu pha nồng độ 1/200 sau đó tăng dần lên nồng độ 1/100. Tỷ lệ đạm, lân, kali [dạng urê, lân suppe và clorua kali] là 600 + 400 + 700 g pha trong 400 – 200 lít nước để tưới cho từ 200 – 400 m2 vườn ươm. Nếu dùng nước phân chuồng thì lần đầu tiên pha loãng, về sau càng ngày càng đặc dần lên. Cách chăm sóc khác giống như trong phần gieo hạt.

Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: Chiều cao cây 40 – 60 cm có 2 cành cấp I trở lên, đường kính gốc cành 0,5 – 0,6 cm.

Cây con trong vườn ươm cần được bấm ngọn, tỉa cành tạo tán và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới nước chống hạn.

Chiết cành

Cách chọn cành để chiết tương tự như cành để giâm, kích cỡ cành lớn hơn. Chiều dài cành từ 40 – 60 cm có 2 nhánh, đường kính gốc cành từ 0,5 – 1,5 cm tùy loài cây ăn quả. Cành nhỏ có khả năng ra rễ tốt hơn cành to, sinh trưởng mạnh hơn, nhưng nếu chiết cành nhỏ quá, cành dễ gãy không mang nổi bầu đất, tâm lý người mua cây giống thường hay thích cành to.

Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với mùn cưa, trấu bổi hoặc rơm rác mục, rễ bèo tây… Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất và 1/3 là một trong những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm đất bão hòa [đất có thể vê thành “con giun” nhưng nắm chặt, nước không chảy ra tay]. Một bầu chiết có đường kính 6 – 8 cm, trọng lượng 150 – 300g, chiều cao bầu đất 10 – 12 cm. Không nên làm bầu đất quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí, cây khó ra rễ [hình 2].

Chọn ngày có thời tiết tốt, dùng dao sắc cắt khoang vỏ cách gốc cành 10 – 15 cm. Chiều dài khoanh vỏ bằng 1,2 – 2 lần đường kính gốc cành chiết [2 – 3 cm]. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao sắc cạo sạch lớp vỏ trắng đến lớp gỗ, dùng giẻ lau sạch vết cắt. Bố trí cắt vỏ buổi sáng, chiều bó bầu chiết. Phía ngoài bầu chiết bọc bằng giấy PE trong, buộc chặt 2 đầu túi bầu chiết bằng dây mềm và chắc sao cho bầu chiết không quay tròn xung quanh cành chiết.

Đối với những cây khó ra rễ như hồng xiêm, mận, mơ, mít… trước khi bó bầu, xử lý bằng dung địch a-NAA hoặc IMA pha với nồng độ 2.000 – 4.000 PPm, dùng bông nhúng vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng kể trên và bôi vào vết cắt khoanh vỏ.

Đối với những cây có nhựa mủ [mít, hồng xiêm…] sau khi khoanh vỏ, cần “phơi” vết cắt ít ngày [thường từ 5 – 7 ngày].

Trước khi bó bầu, dùng dao cạo sạch lớp nhựa khô vít xung quanh vết cắt, sau đó bôi dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như trên và bó bầu chiết lại.

Đối với những cây tương đối dễ ra rễ [ổi, roi, bưởi, cam, chanh, quýt, vải thiều…] chất điều tiết sinh trưởng ở nồng độ thấp có tác dụng thúc đẩy cây ra rễ nhanh, có khi nhanh gấp 2 lần thời gian chiết không có hóa chất, có thể chủ động và kéo dài thời gian chiết trong năm.

Sau chiết từ 30 – 60 ngày tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả, quan sát qua lớp giấy PE ta sẽ thấy rễ mọc ra.

Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm. Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những cành lá rườm rà, lá bị sâu, lá non. Mật độ giâm cành chiết 20 x 20 cm hoặc 30 x 30 cm đến 40 x 40 cm. Không nên giâm cành chiết quá dày, rễ và mầm cành không phát triển được, khi bứng đi trồng sẽ khó khăn. Trước khi hạ bầu xé rách túi nilông, lấp đất cách cổ bầu 3 – 4 cm; tưới đẫm nước, tưới ướt từ lá; phải che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5 – 10 ngày chuyển sang chế độ 1 – 2 ngày tưới một làn tùy theo ẩm độ đất.

Sau khi hạ bầu chiết 10 – 15 ngày bỏ bớt mái che nắng để cây quen dần với ánh sáng. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới thúc phân giống như trong huấn luyện cây con giâm cành. Chú ý phun thuốc trừ sâu, cắt cành sửa tán trước khi đem trồng.

Thời vụ chiết chung cho các cây ở các tỉnh phía bắc là các tháng 2, 3, 4 trong vụ xuân; các tháng 8, 9, 10 trong vụ thu. Ở các tỉnh Nghệ Tĩnh, khu bốn cũ khi gió tây nóng vừa chấm dứt ở vụ thu; vụ xuân chiết sớm hơn và không nên kéo dài quá tháng 4. [các tỉnh phía nam có thể chiết trước khi bắt đầu mùa mưa, hoặc khi vừa kết thúc mùa mưa]. Tuy nhiên quyết định chiết vụ nào phải tùy thuộc vào kế hoạch trổng ra vườn sản xuất của cơ sở để tránh kéo dài thời gian cây con sinh trường trong vườn ươm.

Video liên quan

Chủ Đề