Dấu hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng

Nhận biết suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể bị mắc phải. Những trẻ bị mắc bệnh này thường các cơ quan như xương, da, não… bị ảnh hưởng lớn và nhận thấy dễ nhất là bé nhẹ cân.

Hiện nay trình độ khoa học tiên tiến và phát triển, các bậc cha mẹ có thể nhận biết thai nhi bị suy dinh dưỡng sớm qua các kỳ khám thai. Việc dựa vào các chỉ số như chiều cao tử cung, vòng bụng… các bác sĩ có thể chẩn đoán thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không.

Ngoài ra, mức độ tăng cân của chính các mẹ bầu cũng sẽ giúp nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Theo các bác sĩ, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần tăng từ 10-12 kg, còn những mẹ bầu chỉ tăng 6kg thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai là rất cao.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai

- Độ tuổi khi mang thai

Sau tuổi 30 là thời kỳ cơ thể phụ nữ bắt đầu quá trình bị lão hóa. Vì thế tuổi càng lớn thì thai nhi sẽ càng dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai vì không được cung cấp đủ những chất cần thiết. Những trẻ em này khi sinh ra thường mắc hội chứng down, kém thông minh, dị tật bẩm sinh… Và để hạn chế những nguy cơ trên độ tuổi thích hợp kết hôn và sinh con là từ 25-30 tuổi.

- Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi

Trong khi mang thai mà sức khỏe của mẹ không được tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ bầu bị cúm, sốt phát ban hay mắc bệnh khác thì tốt nhất nên điều trị khỏi hẳn bệnh mới nên có ý định mang thai, vì nguy cơ mang thai trong thời điểm này các bé sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy vấn đề kiểm tra sức khỏe toàn diện cho các bà mẹ trước khi chuẩn bị mang thai là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

- Dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu cực kỳ quan trọng. Cần phải cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như chất bột, chất đạm, chất béo và vitamin cùng khoáng chất. Tất cả các dưỡng chất này sẽ xây dựng sự phát triển các cơ quan cho bé như não, tim, gan, bộ máy tiêu hóa, hô hấp và đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ.

Trước khi có ý định mang thai các bà mẹ cũng cần quan tâm đến việc tẩm bổ này. Điều này sẽ giúp cho các bé khi sinh ra sẽ được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ

- Môi trường làm việc của mẹ bầu

Môi trường làm việc khi mẹ mang bầu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ bầu làm việc nặng nhọc, stress, áp lực… cũng sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi. Vì thế các mẹ cần lưu ý về công việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách nhận biết suy dinh dưỡng thai nhi để các bậc cha mẹ lưu ý, quan tâm chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình một cách toàn diện nhất.

Dựa vào các thông số như vòng bụng, chiều dài, cân nặng, trong mỗi kì khám thai, bác sĩ có thể sớm phát hiện bé có bị suy dinh dưỡng bào thai hay không. 

Khi theo dõi chiều dài hay cân nặng của thai nhi định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện xem bé yêu có đang bị suy dinh dưỡng bào thai hay không.

Dựa vào các thông số phát triển của thai nhi để nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không?

Làm sao biết thai nhi bị suy dinh dưỡng? Dựa vào mức độ tăng cân của mẹ trong thai kỳ cũng giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Nếu thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg là bình thường còn với những mẹ ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng 6kg thì nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai rất cao.

Những việc làm của mẹ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai 

Bổ sung thiếu sắt

Việc bổ sung thiếu sắt trong quá trình mang thai cũng dễ dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, còi xương hay chỉ số thông minh thấp.

Ăn quá nhiều

Mẹ ăn nhiều nhưng nguồn dinh dưỡng kém cộng với không ăn đầy đủ các loại thực phẩm cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất dẫn đến chậm phát triển. Nhiều mẹ băn khoăn không biết làm sao biết thai nhi bị suy dinh dưỡng nên cứ ăn tràn lan vô kể nhưng lại phản tác dụng.

Thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí có thể khiến thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.

Thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non

Ăn đêm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không những không cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn gây hại nhiều đến người mẹ. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình cũng như em bé.

Bổ sung canxi quá sớm

Không như nhiều mẹ nghĩ bổ sung canxi sớm là tốt, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Bổ sung canxi quá sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau dẫn đến  giảm sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển. Nếu mẹ thắc mắc làm sao biết thai nhi bị suy dinh dưỡng thì đây cũng là yếu tố góp phần vào tỷ lệ suy dinh dưỡng ở con.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai 

Mẹ bầu cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn

- Mẹ bầu cần ăn no, ăn đủ chất để đảm bảo thai nhi phát triển tốt như các loại đậu, trứng, tôm, cá, rau, hoa quả tươi...

- Mẹ bầu cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi sinh để chống thiếu máu.

- Ngoài vấn đề cung cấp các chất dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến bào thai.

- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích khi mang thai. 

- Làm sao biết thai nhi bị suy dinh dưỡn? Hãy đảm bảo khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi phát hiện bé bị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục tình trạng này. 

Bảo Bảo

Suy dinh dưỡng bào thai là gì?

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đây là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Nếu bé sinh đủ tháng mà nặng dưới 2,5kg thì được xem là bị suy dinh dưỡng bào thai. 

Dựa vào các thông số như vòng bụng, chiều dài, cân nặng, trong mỗi kì khám thai, bác sĩ có thể sớm phát hiện bé có bị suy dinh dưỡng bào thai hay không. 

Theo dõi chiều dài, cân nặng của thai nhi định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện bé có đang bị suy dinh dưỡng bào thai hay không. [Ảnh minh họa]

Ngoài ra, qua mức độ tăng cân của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg. Đối với những mẹ ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng 6kg, nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai 

Các bé bị suy dinh dưỡng từ trong thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu đời. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Bé bị suy dinh dưỡng bào thai, dù sinh đủ tháng vẫn nhẹ cân hơn nhiều so với bạn cùng tuổi. [Ảnh minh họa]

Những việc làm của mẹ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai 

Những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng bào thai bao gồm: mẹ mang thai ở độ tuổi ngoài 30, mẹ có sức khỏe không tốt, bổ sung dinh dưỡng không hợp lý trong thai kỳ hoặc mẹ làm việc trong môi trường không lành mạnh, thường xuyên bị áp lực, ô nhiễm. 

Ngoài ra, những việc làm dưới đây của mẹ cũng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai: 

Bổ sung thiếu sắt

Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sắt khi mang thai thì quá trình dưỡng thai cũng sẽ không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân, chỉ số thông minh thấp… hay nói cách khác trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai.

Ăn quá nhiều

Mẹ ăn nhiều nhưng nguồn dinh dưỡng kém cộng với không ăn đầy đủ các loại thực phẩm cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất dẫn đến chậm phát triển.

Thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí có thể khiến thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.

Mẹ ăn nhiều nhưng thiếu chất cũng có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng bào thai. [Ảnh minh họa]

Ăn đêm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không những không cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn gây hại nhiều đến người mẹ. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình cũng như em bé.

Bổ sung canxi quá sớm

Không như nhiều mẹ nghĩ bổ sung canxi sớm là tốt, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng quá nhiều và sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển. Mẹ bầu uống quá nhiều canxi còn có thể mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Nhau thai kém phát triển

Sự phát triển của nhau thai cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có tác dụng kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho các sản phẩm chuyển hóa vào bào thai bị giảm, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ do đó dễ còi cọc sau sinh.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai 

- Mẹ bầu cần ăn no, ăn đủ chất để đảm bảo thai nhi phát triển tốt như các loại đậu, trứng, tôm, cá, rau, hoa quả tươi...

- Mẹ bầu cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi sinh để chống thiếu máu.

- Ngoài vấn đề cung cấp các chất dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến bào thai.

Chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ giúp mẹ đề phòng suy dinh dưỡng bào thai. [Ảnh minh họa]

- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích khi mang thai. 

- Đảm bảo khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi phát hiện bé bị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục tình trạng này. 

Tham khảo bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn xác theo từng tuần. 

- Từ tuần 8 đến tuần 20 [chiều dài đo từ đầu đến mông]

Tuổi thai Chiều dài [cm] Cân nặng[gam]
Tuần 8 1,6 1
Tuần 9 2,3 2
Tuần 10 3,1 4
Tuần 11 4,1 7
Tuần 12 5,4 14
Tuần 13 7,4 23
Tuần 14 8,7 43
Tuần 15 10,1 70
Tuần 16 11,6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14,2 190
Tuần 19 15,3 240
Tuần 20 16,4 300

- Từ tuần 21 đến tuần 42 [chiều dài đo từ đầu đến chân]

Tuổi thai Chiều dài [cm] Cân nặng [gam]
Tuần 21

26,7

360

Tuần 22

27,8

430

Tuần 23

28,9

501

Tuần 24

30

600

Tuần 25

34,6

660

Tuần 26

35,6

760

Tuần 27

36,6

875

Tuần 28

37,6

1005

Tuần 29

38,6

1153

Tuần 30

39,9

1319

Tuần 31

41,1

1502

Tuần 32

42,4

1702

Tuần 33

43,7

1918

Tuần 34

45

2146

Tuần 35

46,2

2383

Tuần 36

47,4

2622

Tuần 37

48,6

2859

Tuần 38

49,8

3083

Tuần 39

50,7

3288

Tuần 40

51,2

3462

Tuần 41

51,5

3597

Tuần 42

51,7

3685 

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Minh An [T/h] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề