Đánh giá ngành hóa học đại học khoa học tự nhiên

Review ngành Hóa học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM [HCMUS] –  Ngành “khoa học trung tâm” luôn được săn đón và đầy triển vọng

Chắc hẳn khi tìm hiểu khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, mỗi bạn đều có rất nhiều câu hỏi như: Ngành này chính xác là gì, học gì, điểm chuẩn ra sao và cơ hội việc làm ngành Hóa học có tốt không?… Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành nghề được “săn đón” và đầy triển vọng này tại HCMUS, bài viết sau là dành cho bạn, đừng bỏ lỡ nhé!

Ngành Hóa học là gì?

Mục lục

  • 1. Ngành Hóa học là gì?
  • 2. Học ngành Hóa học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như thế nào?
  • 3. Điểm chuẩn ngành Hóa học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM
  • 4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Hóa học

1. Ngành Hóa học là gì?

Nhắc đến Hóa học, chúng ta thường sẽ liên tưởng đến một môn học rất quen thuộc nhưng cũng tương đối “khó nhằn”. Với những công thức dài ngoẵng, những nguyên tố, phân tử hay những phương trình phản ứng khó hiểu, chắc hẳn có rất nhiều bạn cảm thấy vô vùng “ám ảnh” với môn hóa đúng không nào? Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, đây là một trong những ngành khoa học cơ bản được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội. Từ ngành công nghệ thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng cho đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, đâu đâu cũng cần ứng dụng hóa học.

Hóa học [tiếng Anh: Chemistry] – một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất cùng với sự thay đổi của vật chất. Hóa học đề cập tới các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được mệnh danh là “khoa học trung tâm” vì nó đóng vai trò như là cầu nối của nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. Ví dụ như: Địa chất học, sinh vật học, vật lý học…

Bên cạnh đó, ngành Hóa học cũng nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố, hợp chất, các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác… Không chỉ vậy, hóa học còn có nhiệm vụ dự đoán trước tính chất của những hợp chất chưa được biết đến, cung cấp nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp những hợp chất mới hay các phương pháp đo lường, phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.

Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành về hóa học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

2. Học ngành Hóa học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như thế nào?

Khoa Hóa Đại học Khoa học tự nhiên đào tạo các bậc: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hóa học. Bậc đào tạo cử nhân chuyên đào tạo các cử nhân hóa học có kiến thức nền tảng vững chắc, đồng thời trang bị các kỹ năng thực hành đáp ứng nhu cầu thực tế trong lĩnh vực hóa học. Có khoảng 20% số sinh viên ra trường đã chọn con đường tiếp tục học lên cao ở bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ, trong đó, một nửa số này đã được nhận lộc bổng để du học ở nước ngoài. Khoa Hóa hiện đào tạo 6 chuyên ngành lớn gồm: Hóa hữu cơ, Hóa lý, Hóa phân tích, Hóa vô cơ và ứng dụng, Hóa polymer, Hóa dược.

Chương trình đào tạo ngành Hóa học trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học. Theo học ngành này, sinh viên được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Đội ngũ giảng viên Khoa Hóa học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM rất nhiệt tình hướng dẫn sinh viên thực hành

Ngoài ra Khoa hóa học còn có chương trình đào tạo Cử nhân Văn bằng đôi Việt-Pháp, hợp tác giữa Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM [HCMUS] và Đại học Maine [UM] được thực hiện nhằm đào tạo cử nhân Hóa học sử dụng tiếng Pháp với mục tiêu: Nâng cao chất lượng đào tạo, hòa nhập vào hệ thống đào tạo tiên tiến của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp trên thế giới, nâng cao trình độ chuyên môn của sinh viên thông qua chương trình đào tạo hóa học được thiết kế chặt chẽ, đầy đủ, chuyên sâu và được giảng dạy bởi các giảng viên, chuyên gia hàng đầu của hai trường HCMUS và UM, và cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội nhận học bổng để tiếp tục học sau đại học ở cộng đồng đại học pháp ngữ, cụ thể là tại UM.

Khi tốt nghiệp từ chương trình Việt Pháp, sinh viên sẽ được nhận các bằng cấp và chứng chỉ sau: Bằng cử nhân [licence] hóa học và chứng chỉ Master 1 của Đại học Maine, Bằng cử nhân hóa học của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Sinh viên sẽ được giới thiệu và định hướng nghề nghiệp ngay khi vừa vào trường đại học với môn học “Nhập môn hóa học”. Thông qua môn học sinh viên sẽ được hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo, ngành nghề của mình. Trong đào tạo và nghiên cứu, khoa Hóa có hợp tác với các công ty, các trường đại học khác như: chợ sơn, Mỹ Lan, Miss Sài Gòn, ĐH Maine, ĐH Grenoble 1, ĐH Umea…sinh viên được đi tham quan thực tế ở các nhà máy nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành Hóa học

3. Điểm chuẩn ngành Hóa học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Hóa học

Hiện nay, trường ĐH KHTN có Trung tâm hỗ trợ sinh viên có thể hỗ trợ thông tin về việc làm thêm trong quá trình học cũng như giới thiệu công việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, mỗi năm khoa Hóa đều có tổ chức Ngày hội việc làm nhằm giúp sinh viên có thêm thông tin về các nhà tuyển dụng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí như:

Công việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:

  • – Tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, viện nghiên cứu hang đầu trong và ngoài nước.
  • – Nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, công nghệ nano, vật liệu sinh học, y học, nông nghiệp; thực phẩm, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe…
  • – Giảng viên trong các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Cơ hội làm việc ngành Hóa học vô cùng đa dạng

Công việc theo định hướng doanh nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích, chuyên gia dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như:

  • – Lĩnh vực vật liệu cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng như pin khô, pin ướt, pin nhiên liệu, xúc tác, vật liệu nano … và các hệ thống bao gồm các vật liệu phức tạp khác.
  • – Lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên cơ sở các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên.
  • – Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ như các hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, vẽ, gốm sứ, nguyên liệu cho công nghiệp điện tử và bán dẫn v.v…
  • – Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như polime, sơn phủ, vải sợi, giấy, dệt nhuộm, cao su, dung môi, dầu khí, hóa chất bảo vệ nông nghiệp, hóa dược…
  • – Lĩnh vực xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên, tư vấn khoa học và kỹ thuật cho các tổ chức phi chính phủ, vị trí kiểm định, đánh giá các đề án liên quan tại các quỹ đầu tư, các dự án quốc tế.

Trên đây là những thông tin về ngành Hóa học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về ngành này và xác định hướng đi đúng đắn cho bản thân, chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

  • Review trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM [HCMUS]: Điểm dừng chân “lý tưởng” cho những ai yêu công nghệ
  • Hóa học - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Hóa học - Đại Học Sư Phạm TPHCM
  • Công nghệ sinh học - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Khoa học vật liệu - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Chủ Đề