Đăng ký giao dịch bảo đảm Đà Nẵng

Đăng ký giao dịch bảo đảm Đà Nẵng
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm online

Một trong những giải pháp để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên thì thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đối với các loại tài sản như Bất động sản, các loại tài sản có giá trị lớn khác. Và hiện nay, một trong những cải tiến lớn trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó là việc đăng ký giao dịch bảo đảm online (đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến).

  • Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
  • Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
  • Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm là tập hợp các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
  • Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:
    1. Thế chấp quyền sử dụng đất;
    2. Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
    3. Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
    4. Thế chấp tàu biển;
    5. Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
  • Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
  • Điều 38 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định về yêu cầu đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bao gồm:
  • Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
  • Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến là thông điệp dữ liệu điện tử và có đầy đủ các nội dung thuộc diện phải kê khai theo mẫu.
  • Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như đơn giấy.
  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm qua hệ thống đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý trong các trường hợp sau đây:
  • Đăng ký không đúng thẩm quyền của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 47 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP
  • Nội dung đăng ký vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Đăng ký giao dịch bảo đảm Đà Nẵng
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm online
  • Điều 39 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định về tài khoản đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bao gồm:
  • Tài khoản đăng ký trực tuyến được dùng để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.
  • Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân, tổ chức, nếu có yêu cầu.
  • Cá nhân, tổ chức có tài khoản đăng ký trực tuyến phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản của mình.
  • Điều 40 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định về hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm như sau:
  • Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
  • Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm qua hệ thống trực tuyến đối với tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, các tài sản khác.
  • Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì các loại tài sản phải đăng ký giao dịch bảo đảm: Quyền sử dụng đất; Rừng sản xuất là rừng trồng; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển; Theo đó, tùy vào loại tài sản thì hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:
  • Đơn yêu cầu đăng ký …………;
  • Hợp đồng cầm cố ……………;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
  • Đường link hệ thống: https://dktructuyen.moj.gov.vn/
  • Mã người dùng: …………………………………..;
  • Mật khẩu: …………………………………………;
  • Sau khi điền mã người dùng, mật khẩu: nhấp “Đăng nhập”. Lúc này màn hình trang chủ khách hàng thường xuyên cung cấp đường dẫn truy cập đến các tính năng sau đây:
  • Đăng ký giap dịch bảo đảm, hợp đồng;
  • Đăng ký thay đổi;
  • Xóa đăng ký;
  • Tra cứu thông tin hoặc gửi yêu cầu cấp GCN cung cấp thông tin;
  • Đổi mật khẩu;
  • Cập nhật hoặc xem thông tin tài khoản khách hàng;
  • Hồ sơ khách hàng;
  • Các đơn còn hiệu lực;

Lưu ý: đối với giao dịch bảo đảm lần đầu, phải nhập thông tin ở thẻ thông tin chung, thẻ bên bảo đảm, thẻ bên nhận bảo đảm, thẻ tài sản. Cụ thể:

Thẻ thông tin chung:

Nhấp chuột vào “Thêm người đăng ký là bên nhận bảo đảm”

  • Lựa chọn loại hình giao dịch: “Giao dịch bảo đảm”
  • Lựa chọn quy mô: Bên bảo đảm sử dụng khoản vay cho tiêu dùng cá nhân; Bảo đảm là công ty có ít hơn 10 nhân viên, …..
  • Số hợp đồng: …./ngày ký hợp đồng
  • Giá trị của khoản vay hoặc nghĩa vụ: ….. đồng.

Thẻ bên bảo đảm:

  • Lựa chọn một trong các chủ thể tham gia: Công dân việt nam; tổ chức có đăng ký kinh doanh tron nước; người nước ngoài, ….
  • số cmnd: 123333333
  • Họ tên: Nguyễn văn A
  • Đường/ phố – Quốc gia – Tỉnh/ thành phố – quận huyện
  • Sau khi điền hết các thông tin trên thì nhấp chuột “Cập nhật”

Bên nhận bảo đảm

Nhập các thông tin tương tự bên bảo đảm

Tài sản

Nhập thông tin chi tiết về tài sản vào mục mô tả tài sản:

  • Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản. Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.
  • Ví dụ:
    • 1/ xe ô tô
    • Số máy: 11px-2222; biển số: 59P-88888
    • Số khung: ……
  • Nếu có thông tin chưa chính xác hoặc cần chỉnh sửa thì thực hiện: chọn chỉnh sửa để chỉnh sửa thông tin một trong 04 thẻ/ mục đã điền vào: Thông tin chung, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản.
  • Trường hợp các thông tin đã đầy đủ và chính xác thì thực hiện bước tiếp theo.
  • Lúc này hệ thống hiện một bản đơn đăng ký dưới dạng một thông báo bao gồm các thông tin như: Số đơn đăng ký; ngày đăng ký; Loại hình giao dịch; Số hợp đồng; bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; tài sản; mã cá nhân ….
  • Lưu ý: phải giữ mã cá nhân để sử dụng trong trường hợp đơn đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm và đơn xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
  • Sau khi nhấp chuột vào xác nhận thì đã hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.

Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Đăng ký biện pháp bảo đảm thì:

  • Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm
  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định (các trường hợp này sẽ được đề cập dưới đây). Nếu trong trường hợp luật định phải đăng ký biện pháp bảo đảm mà không đăng ký thì giao dịch bảo đảm sẽ không phát sinh hiệu lực.

Hiện nay, pháp luật có quy định về các trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tàu biển. ( khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP).
  • Tại điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ- CP quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký
✅ Thủ tục: ⭕ đăng ký giao dịch bảo đảm online
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330