Đại dịch covid 19 là gì

Mỗi người sẽ có một cách phản ứng khác nhau với những tình huống căng thẳng. Đây có thể là những phản ứng thể chất và cảm xúc đối với căng thẳng:

  • Sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe của chính quý vị và sức khỏe của những người thân yêu, tình hình tài chính hoặc công việc của quý vị, hoặc mất các dịch vụ hỗ trợ dành cho quý vị
  • Thay đổi về giấc ngủ hoặc các thói quen ăn uống
  • Khó ngủ hoặc mất tập trung
  • Các tình trạng bệnh mãn tính trở nên xấu hơn
  • Làm trầm trọng thêm các bệnh tâm thần
  • Gia tăng sử dụng thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác

Tìm hiểu thêm về các cách thức có lợi cho sức khỏe để ứng phó với căng thẳng.

Tôi nên làm gì nếu tôi cần hỗ trợ thêm về sức khỏe tâm thần?

Việc cách ly kéo dài và phục vụ trên biển trong thời gian dài có thể vô cùng khó khăn. Liên hệ với nhân viên y tế hoặc thuyền trưởng của tàu, sử dụng các nguồn lực sẵn có của công ty hoặc gọi số khẩn cấp của tàu nếu quý vị hoặc ai đó quý vị biết cần trợ giúp.

Nhận biết các dấu hiệu của căng thẳng. Quý vị hoặc ai đó quý vị biết có thể trải qua căng thẳng nhiều hơn trong đại dịch này. Sợ hãi và lo lắng có thể khiến quý vị bị quá tải.

Liên hệ với nhân viên y tế hoặc thuyền trưởng của tàu, sử dụng các nguồn lực sẵn có của công ty hoặc gọi số khẩn cấp của tàu nếu căng thẳng cản trở các hoạt động hàng ngày của quý vị trong nhiều ngày liên tiếp. Tìm hiểu thêm về Lời Khuyên Khi Trao Đổi với Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe của Quý Vị.

Tôi nên liên hệ với ai nếu tôi có suy nghĩ về việc làm hại bản thân?

Liên hệ với nhân viên y tế hoặc thuyền trưởng của tàu, sử dụng các nguồn lực sẵn có của công ty hoặc gọi ngay tới số khẩn cấp của tàu nếu quý vị hoặc ai đó quý vị biết cần trợ giúp.

Cảm giác bị cô lập, trầm cảm, lo lắng và các căng thẳng về cảm xúc hoặc tài chính khác thường làm tăng nguy cơ tự tử. Mọi người có thể có nguy cơ cao hơn có những cảm giác này trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch.

Tuy nhiên, có nhiều cách để bảo vệ chống lại những suy nghĩ và hành vi tự tử. Ví dụ: sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng tôn giáo và thế tục và việc tiếp cận dịch vụ tư vấn hoặc trị liệu trực tiếp hoặc qua mạng có thể giúp ích cho những người có suy nghĩ và hành vi tự tử, đặc biệt là trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19.

Đã hai tháng Việt Nam không có thêm ca lây nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng. Nước ta đã khống chế thành công đại dịch hoành hành trên quy mô toàn cầu. Tại Việt Nam hiện chỉ có 324 người mắc, 0 ca tử vong. Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch.

Tính đến 9h ngày 16/6/2020, theo thống kê của worldometers.info:

* Thế giới: 8.112.577 người mắc; 439.050 người tử vong.

- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 156/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.

* Việt Nam: 334 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 323

- 11 ca bệnh đang được điều trị.

1. Từ ngày 16/4 đến nay: Đã 61 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 9h ngày 16/6: Việt Nam có tổng cộng 194 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

2. Số ca bình phục trong ngày: 0

3. Số ca tử vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 2 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 3 ca.

5. Số ca nặng: 01

6. Số người cách ly: 9.234

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 88

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.780

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 366

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 194

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:

- 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng;

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng;

- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

9. Nhận xét

Đến nay tổng số trường hợp mắc COVID-19 được chữa khỏi ở nước ta là 323/334 bệnh nhân, chiếm 96,7% tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam, trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện cả nước chỉ còn duy nhất bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

11 bệnh nhân COVID-19 còn lại của nước ta đang được điều trị tại 6 cơ sở y tế, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có nhiều bệnh nhân với 3 trường hợp, đa số có sức khỏe ổn định.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến khó lường, đặc biệt là quốc gia láng giềng với Việt Nam là Trung Quốc. Sau gần 2 tháng không có ca nhiễm mới ở cộng đồng, chỉ trong vài ngày trở lại đây, Trung Quốc đã phát hiện hàng chục ca nhiễm bệnh trong cộng đồng khiến nhiều khu vực bị phong tỏa trở lại, một số chợ dầu mối bị đóng cửa, nhiều trường học tiếp tục cho học sinh nghỉ học giãn cách xã hội....

Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian tới đây, cả nước tiếp tục bước vào giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên các tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; thực hiện biện pháp cách ly phù hợp đối với người nhập cảnh, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Xây dựng Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới, không chỉ là nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế mà còn vì các mục tiêu chính trị, đối ngoại của đất nước, nhất là với các đối tác quan trọng, các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Tạo điều kiện và thực hiện một cách nhân văn việc nhập cảnh của các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao, công dân Việt Nam, nhưng phải bảo đảm không để nguồn bệnh xâm nhập, lây nhiễm vào Việt Nam.

Thực hiện tốt việc bảo đảm an sinh xã hội, chú ý bảo đảm việc làm, hỗ trợ đối với người nghèo, không để bất cứ người dân nào bị đói, đứt bữa, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.