Cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì

Khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" đã và đang là chủ đề được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này.


Công nghiệp 4.0 không chỉ tập trung vào công nghệ mà còn là cuộc cách mạng hóa toàn bộ hệ thống

Công nghiệp 4.0  [hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư] là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.

Công nghiệp 4.0 không chỉ tập trung vào sự phát triển của công nghệ và công cụ mới để cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn là cuộc cách mạng hóa cải cách toàn bộ doanh nghiệp. 

Trung tâm của cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo [AI] , robot, Internet vạn vật [IoT], Công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo [AI], Vạn vật kết nối – Internet of Things [IoT] và dữ liệu lớn [Big Data].

Những trụ cột chính của công nghiệp 4.0

Internet of Things là một trong 3 trụ cột chính của nền công nghiệp 4.0

3 trụ cột chính của nền công nghiệp 4.0 đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý:

Trí tuệ nhân tạo [AI]: Được hiểu như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy [tiếng Anh: machine learning] để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. v.v….

Internet Of Things: Theo định nghĩa của Wikipedia mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT [tiếng Anh: Internet of Things] là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Big Data: Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu”

Khi nào một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 ?

Theo tờ Forbes thì một doanh nghiệp, một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 khi có đủ các điều kiện sau đây:

-    Khả năng giao tiếp/ Vạn vật kết nối: Có nghĩa là mọi thiết bị máy móc, các cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc được với nhau.
-    Thông tin minh bạch: Hệ thống sẽ tạo ra một bản sao của thế giới thật. Và bản sao này được định hình thông qua các dữ liệu thu thập được từ các hệ thống máy móc và bộ cảm biến..
-    Kỹ thuật: Hệ thống máy móc có thể tự đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề và giúp con người làm những công việc vất vả, nguy hiểm và độc hại.
-    Khả năng ra quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc sẽ tự ra quyết định và xử lý các vấn đề đơn giản nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Có nghĩa là con người không cần phải nhúng tay vào quy trình đó.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Công nghiệp 4.0 phù hợp với doanh nghiệp nào?

Làm thế nào để biết khi nào một doanh nghiệp nên đầu tư vào Công nghiệp 4.0?

Nếu doanh nghiệp của bạn đánh dấu hầu hết các mục trong danh sách dưới đây, đừng chần chừ nữa, hãy bắt đầu đánh giá các nhà cung cấp giải pháp và công nghệ 4.0 ngay từ bây giờ và phân bổ các nguồn lực cần thiết để triển khai:

-    Doanh nghiệp hoạt động trong một ngành đặc biệt cạnh tranh với rất nhiều người chơi am hiểu công nghệ -    Đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng để lấp đầy các công việc còn trống tại tổ chức của mình -    Doanh nghiệp muốn khả năng hiển thị tốt hơn trong chuỗi cung ứng của mình -    Muốn tăng hiệu quả và lợi nhuận trên toàn bộ tổ chức của mình -    Doanh nghiệp muốn mọi người, mọi phòng ban trong công ty có quan điểm thông tin, cập nhật, phù hợp về quy trình sản xuất và kinh doanh -    Doanh nghiệp muốn phân tích phong phú hơn và kịp thời hơn -    Doanh nghiệp cần trợ giúp để số hóa và hiểu thông tin -    Doanh nghiệp muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng và trải nghiệm khách hàng -    Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giữ nguyên chất lượng sản phẩm -    Doanh nghiệp muốn có một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tích hợp hơn, không chỉ bao gồm kiểm kê lập kế hoạch, mà còn cả tài chính, quan hệ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện sản xuất  -    Doanh nghiệp muốn có một cái nhìn nhất quán và linh hoạt về hoạt động sản xuất và kinh doanh phù hợp với các khu vực hoặc người dùng cụ thể trong tổ chức

-    Thông tin chi tiết theo thời gian thực giúp đưa ra quyết định

Lợi ích của việc áp dụng công nghệ 4.0

Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Gia tăng tính cạnh tranh

Để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ số và giải pháp giúp cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của chính mình. Để duy trì tính cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có các hệ thống và quy trình cho phép cung cấp dịch vụ  tốt hơn cho khách hàng.

Giúp doanh nghiệp hấp dẫn hơn đối với lao động trẻ

Các công ty đầu tư vào các công nghệ hiện đại, đổi mới trong công nghệ 4.0 sẽ có vị thế tốt hơn để thu hút và giữ chân lao động mới.

Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận

Các công ty đầu tư vào các giải pháp Công nghệ 4.0 có thể tăng hiệu quả, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận. 

Ứng dụng công nghệ 4.0 cho phép doanh nghiệp phân tích dự đoán và chỉ định, đồng thời cho phép mọi người bao gồm nhà điều hành, quản lý và giám đốc điều hành tận dụng đầy đủ hơn dữ liệu thời gian thực và trí thông minh để đưa ra quyết định tốt hơn trong khi quản lý công việc hằng ngày của bản thân và nhân viên.

Giải quyết các vấn đề tiềm ẩn 

Phân tích dự đoán, dữ liệu thời gian thực, máy móc kết nối internet và tự động hóa đều có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi đề cập và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về bảo trì và quản lý hệ thống.

Cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận 

Công nghệ Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa tất cả các khía cạnh của quy trình làm việc, sản xuất và chuỗi cung ứng của đơn vị. Nó cho phép truy cập vào dữ liệu thời gian thực và thông tin chi tiết mà bạn cần để đưa ra quyết định thông minh hơn, nhanh hơn về doanh nghiệp của mình, điều này cuối cùng có thể tăng hiệu quả và lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động của bạn.

Có thể thấy rằng, công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế và sự phát triển của một Quốc Gia. Nó hiện đại, bền vững và mang lại hiệu quả cao hơn cho các ngành công nghiệp. Chính vì lẽ đó, một doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất vận hành, lợi thế cạnh tranh đồng thời giảm thiểu những chi phí quản lý điều hành và quy trình đã "lỗi thời" trong quá khứ thì ứng dụng những thành tựu của công nghệ 4.0 là điều tất yếu.

KHPT-Trong thời gian gần đây, khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông. Đi cùng với cuộc cách mạng không chỉ là sự thay đổi lớn mang lại những yếu tố tích cực mà còn là những bước đột phá so với cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0.

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số được tác động trực tiếp, còn được coi là bộ khung của Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là: trí tuệ nhân tạo [AI], Internet of Things [IoT], Big Data.

Cách mạng 4.0 là gì?

Theo Gartner, Cách mạng công nghiệp 4.0 [hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư] xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của Chính phủ Đức hồi năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Thành tựu của Cách mạng công nghiêp 4.0 không chỉ thay thế con người làm những việc có tính lặp lại bằng máy móc mà còn sử dụng mạng lưới hệ thống điều khiển những hệ thống tự động, các hệ thống có thể học hỏi và xây dựng những tập dữ liệu cho riêng mình. Vì vậy, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là cuộc cách mạng thông minh, máy móc cũng có thể có tư duy.

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất [từ năm 1784]: động cơ đốt trong, xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai [từ năm 1870]: động cơ điện, đến khi loài người phát minh ra động cơ điện.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba [từ năm 1969]: tin học hóa và tự động hóa.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ năm 2000: cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhưng đến năm 2013 thì "Công nghiệp 4.0" [Industrie 4.0] bắt đầu được biết đến ở Đức. Hiện tại, nó đã lan rộng sang các nước phát triển, đang phát triển và trở thành một phần quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0

- Trí tuệ nhân tạo [AI]: trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo [tiếng Anh: Artificial Intelligence hay Machine Intelligence, thường được viết tắt là AI] là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào.

Trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong khoa học viễn tưởng, nó là một trong những phần trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch, cũng như khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt...

Vì vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề thực tế của cuộc sống. Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.

Trước đây, trí tuệ nhân tạo còn được biết đến qua các trò chơi giữa con người và máy tính, như cờ vua, cờ vây hay những game online. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong học tập, suy luận, nhận thức, khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua một chương trình máy tính. Google, Facebook, Naver hay nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đều đang sử dụng công nghệ này trong các công nghệ dịch thuật, như dịch văn bản tự động, thông dịch tại chỗ hay dịch vụ dịch thuật bằng giọng nói.

Một số trí tuệ nhân tạo thông minh hiện nay

Máy tính Watson [hệ thống máy tính có khả năng trả lời câu hỏi theo ngôn ngữ tự nhiên]. Ở đó, IBM sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích bối cảnh và ý nghĩa ẩn sau các bức ảnh, video, tin nhắn và lời thoại.

Google DeepMind là một mạng lưới thần kinh biết cách học chơi trò chơi theo cách thức tương tự như con người, tức là một máy tính có thể bắt chước bộ nhớ ngắn hạn của bộ não con người. Google đã trở nên nổi tiếng trong năm 2016 sau khi chương trình AlphaGo của họ đã đánh bại một kiện tướng cờ vây chuyên nghiệp, đây là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.

- Kết nối Internet vạn vật [IoT]

IoT là một hệ thống các thiết bị máy tính, máy móc, vật thể, động vật hoặc người được kết nối với nhau, được định danh, và có khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không cần đến sự can thiệp con người.

IoT bao gồm sự hội tụ đến đỉnh cao của công nghệ không dây, hệ thống cơ điện vi mô [MEMS], microservice [một kiểu kiến trúc phần mềm, chia phần mềm thành những dịch vụ rất nhỏ] và Internet. Một vật trong IoT có thể là một người với một trái tim cấy ghép; một động vật ở trang trại với bộ chip sinh học; một chiếc xe với bộ cảm ứng tích hợp cảnh báo tài xế khi bánh xe xẹp hoặc bất kỳ vật thể tự nhiên hay nhân tạo nào có thể gán được một địa chỉ IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới.

Sự gia tăng không gian cho địa chỉ trong IPv6 là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển IoT. Theo Steve Leibson, việc mở rộng không gian địa chỉ giúp chúng ta có thể gán địa chỉ IPv6 đến mọi nguyên tử trên bề mặt Trái đất, và vẫn còn đủ để làm như thế trong 100 lần nữa.

Một số ứng dụng IoT

Thiết bị di động cầm tay như điện thoại, đồng hồ thông minh có thể theo dõi sức khỏe của người dùng, như nhịp tim, hoạt động ngủ...

Cơ sở hạ tầng thông minh: nhà thông minh, thành phố thông minh...

Trong y tế, ứng dụng IoT để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kiểm soát liều lượng thuốc hay theo dõi cơ thể bệnh nhân...

- Big Data

Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến mức những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được.

Dữ liệu lớn là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển IoT và AI. Nó như một điều tất yếu khi công nghệ phát triển, dữ liệu được tạo ra ngày càng nhiều với tốc độ rất nhanh. Do đó, cách thu thập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp triển khai công nghệ.

Thách thức với những yếu tố cột lõi của kỹ thuật số

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin thường đi đôi với nguồn lực công nghệ cao, có khả năng cập nhật và học hỏi.

Hạ tầng công nghệ đi theo công nghệ phần mềm, đó là việc đáp ứng nhu cầu về hạ tầng phần cứng, cần một hạ tầng đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu xây dựng thiết kế những hệ thống thông minh.

Vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu: hầu như thông tin hay dữ liệu đều được lưu lại trên những đám mây dữ liệu, do đó tính an toàn thông tin dữ liệu thường không được đảm bảo.

Video liên quan

Chủ Đề