Công chứng treo nhà đất là gì

Bạn là dân đầu tư bất động sản. Thì trường hợp này là điều thường gặp.

Nhưng kể cả bạn không phải dân đầu tư, bạn mua nhà hoặc đất lần đầu, thì xác xuất gặp trường hợp này cũng có thể xảy ra.

Ví dụ bạn mua một lô đất. Bạn đặt cọc. Nhưng đến ngày ký công chứng hợp đồng giao dịch. Bạn không thể về được. Lý do bất khả kháng như bạn bị ốm, hay dịch bệnh covid đang phải cách ly. Vậy bạn làm như thế nào trong trường hợp này.

Bạn sẽ thương lượng với chủ bán. Lùi ngày công chứng lại. Với chủ bán bình thường. đa số họ sẽ đồng ý vì họ hiểu trường hợp của bạn là bất khả kháng.

Nhưng nếu chủ nhà – đất, họ đang có lý do cũng đặc biệt giống bạn, họ đang rất rất cần tiền. Nên họ không thể thông cảm. Hoặc trường hợp gặp những chủ bán mà tính họ lại rất chuối. Mặc dù họ không gấp lắm, nhưng cũng không thông cảm, mà còn muốn dồn bạn vào thế bắt buộc thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Và trong hoàn cảnh như vậy, Ký công chứng treo là một phương án bạn thường được tư vấn đến. [Từ mô giới, từ chủ đất…].

Nhưng ngoài cách đó, thì vẫn còn có cách khác giúp bạn xử lý vấn đề này? Hãy cùng tìm câu trả lời ở phần dưới bài viết này nhé.

Nếu không có thời gian đọc. Bạn cũng có thể xem video youtube tại đây:

Đọc Thêm:

#1. Kinh Doanh Đầu Tư Kiếm Tiền Từ Bất Động Sản Việt Nam.

#2. Series Bài Chia Sẻ Thực Tế Về Đầu Tư – Tài Chính Cá Nhân.

#3. Nhà Đầu Tư Cá Nhân: Nền Tảng Kiến Thức Vỡ Lòng.

Vậy Ký Công Chứng Treo Là Gì?

Đó là hình thức mà bên văn phòng công chứng, sẽ làm hợp đồng mua bán bình thường. Sau đó bên bán đất/bán nhà [chủ bất động sản] sẽ đến, ký tên, đánh dấu vân tay đầy đủ. Chỉ có phần của bạn thì chưa ký [để trống]. Sau khi chủ đất ký xong, Bạn chuyển tiền cho họ đầy đủ. Coi như họ [Chủ bất động sản] hết nghĩa vụ. Hợp đồng văn phòng công chứng sẽ giữ lại.

Khi nào bạn sắp xếp được. Bạn sẽ về để ký nốt phần trống đó. Sau đó công chứng viên sẽ đi đóng dấu công chứng. Như vậy là xong quy trình.

Hình thức này nghe qua có vẻ là rất hợp lý, Nhưng nó chứa đựng rủi ro.

Một số rủi ro thường gặp phải khi ký công chứng Treo:

  • Rủi ro thứ nhất: bản chất hành vi này không được pháp luật công nhận. Tức có nghĩa là hành vi sai với pháp luật. Vì vậy nếu bạn làm theo cách này đó chỉ là làm chui. Và bạn phải có quan hệ tốt với bên công chứng thì mới làm được điều này.
  • Trong thời gian đợi bạn về ký công chứng [từ ngày chủ bất động sản ký, cho đến ngày bạn về ký]. Chẳng may chủ bất động sản gặp rủi ro về hành vi dân sự. Bị xác nhận của cơ quan y tế là không đủ khả năng điều khiển hành vi [bị thần kinh hay gì đó…] hay bị đi tù… Thì cũng coi như một dấu chấm hết cho bạn. Vì lúc đó cho dù bạn có về ký thì công chứng viên cũng sẽ không xin được dấu công chứng cho hợp đồng.

Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng là hợp đồng công chứng chỉ được đóng dấu khi xác nhận được sự có mặt của các bên tham gia. Có đầy đủ sức khỏe và đầy đủ khả năng điều khiển hành vi dân sự. Vậy mà chủ bất động sản lúc này thực tế không đáp ứng đủ, thì vô hình chung cái hợp đồng ký treo kia cũng chỉ còn là một tờ giấy nháp. [Kể cả bạn có thân quen với công chứng viên, thì bên công chứng chắc chắn cũng không dám đóng dấu, vì sau này chủ đất có thể kiện tụng lại là ngày đóng dấu trên hợp đồng đó, họ đang bị abcxyz… thì lúc này bên công chứng và bạn đều gặp rắc rối.]

  • Tương tự như thế, Nếu trường hợp rủi ro cao hơn nữa của người bán bất động sản. Đó là họ bị vấn đề về tính mạng. Thì bạn cũng tự suy luận ra được kết quả.

Chốt Lại là mình không lựa chọn phương án này cho các giao dịch bất động sản của mình.

Triết lý của mình như bạn đã đọc ở các chia sẻ. Đó là an toàn. vui vẻ. đúng luật. Nhàn đầu. Mình không thích tốn Nơron thần kinh vào mấy việc dạng này.

Còn về phía bạn! Đó là tùy lựa chọn của bạn! Mình không tư vấn về việc có lựa chọn cách này hay không, nên đừng inbox mình hỏi những câu hỏi dạng đó. Mình chỉ đưa ra các cách thức thị trường đang dùng, phân tích ưu điểm nhược điểm rủi ro. Còn đưa ra quyết định đó là việc của bạn.

Ok! Vậy trong trường hợp này, chúng ta còn cách xử lý nào khác mà vừa phù hợp với pháp luật, vừa hợp lý không. Mình sẽ chia sẻ cho bạn một cách mà mình đã từng sử dụng nhé!

Phương Án Xử Lý Chuẩn Mực Nhất.

Cách thức an toàn và hợp pháp luật mà mình muốn nói đến đó là ủy Quyền Bán.

Bạn nhờ một người thân. [Cực kỳ thân tín]. Ủy quyền cho họ mua bán cho bạn. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đất. Sau đó khi bạn quay về thì bạn sẽ sang lại hợp đồng từ người đó cho bạn.

Trường hợp này có ưu điểm là:

  • Bạn sẽ chắc chắn không lằng nhằng với chủ đất cũ.
  • Có thể xử lý vấn đề thời gian của bạn.
  • Hợp pháp luật. Hoàn toàn tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam.

Nhược Điểm. 

  • Người bạn ủy quyền phải thật sự là người tin tưởng. Bố Mẹ Anh Chị em trong nhà. ruột thịt [bạn cần phải tự đưa ra phán đoán về vấn đề này, tránh sau này dẫn đến việc tranh chấp trong gia đình. Như thế thì còn mệt mỏi hơn].
  • Bạn sẽ phải chịu hai lần đóng phí thuế cho nhà nước. [Thật ra chi phí này xứng đáng với việc xử lý vấn đề cấp bách của bạn].

Đây là phương án mà chính bản thân mình cũng đã từng sử dụng.

Lời Nhắn Nhủ.

Yo! Một kinh nghiệm. Case study vô cùng hữu ích đúng không. Cho dù bạn chưa từng gặp trường hợp này, thì cũng nên đọc kỹ bài viết để có thêm kiến thức bất động sản cho bản thân. Hoặc lưu link bài viết này ở một nơi tiện theo dõi. Để có thể tìm lại đọc dễ dàng bất kỳ lúc nào. Bạn cũng có thể lưu cả danh mục bài viết chia sẻ về bất động sản của Thaihoanghd lại.

Nếu có bất kể câu hỏi nào về chủ đề này, hoặc muốn mình chia sẻ, giải đáp thêm những vấn đề bạn quan tâm. Đừng ngần ngại để lại tin nhắn, bình luận dưới bài viết. Mình sẽ lựa chọn ra những chủ đề hay nhất để viết bài/ làm video cho bạn.

Đừng quên share bài viết đến những người có cùng quan tâm như bạn, họ sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đó. Và đó cũng là cách tăng thêm động lực cho mình và ekip.

Chúc bạn đầu tư thành công. Thắng lợi.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo.

Have a nice day!

Thuật ngữ Công chứng treo hẳn không nhiều người biết đến nếu không phải dân đầu tư bất động sản hoặc làm chuyên bên lĩnh vực công chứng. Vậy công chứng treo là gì? Vì sao nó lại tiềm ẩn những rủi ro? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin đến anh chị giúp anh chị tránh được những rắc rồi không đáng có.

Công chứng treo đó là hình thức mà bên văn phòng công chứng sẽ làm hợp đồng mua bán bình thường. Sau đó bên bán [đất/nhà – chủ bất động sản] sẽ đến, ký tên, đánh dấu vân tay đầy đủ. Chỉ có phần của người mua vì lý do bất khả kháng nào đó chưa thể xuất hiện để ký thì phần ký xác nhận của người bán để trống. Sau khi người bán ký xong, người mua chuyển tiền cho họ đầy đủ. Vậy coi như giao dịch hoàn tất, bên bán hoàn thành nghĩa vụ.

Hợp đồng mua bán văn phòng công chứng sẽ giữ lại. Khi nào người mua sắp xếp được sẽ đến để ký nốt phần trống đó. Sau đó công chứng viên sẽ đi đóng dấu công chứng. Quy trình có thể được coi là hoàn thành.

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng vay tiền

Nghe qua có vẻ quy trình làm việc này khá hợp lý, thuận tiện cho cả bên mua và bên bán. Nhưng việc này cũng ẩn chứa những rủi ro mà người mua nên lường trước:

  • Rủi ro thứ nhất: Bản chất hành vi này không được pháp luật công nhận. Tức có nghĩa là hành vi sai với pháp luật. Vì vậy nếu anh chị làm theo cách này đó chỉ là làm chui và cần phải có quan hệ tốt với bên công chứng thì mới có thể thực hiện được.
  • Rủi ro thứ hai: rủi ro ở phía người bán
Công chứng treo

Trong thời gian đợi anh chị về ký công chứng [từ ngày chủ bất động sản ký, cho đến ngày anh chị về ký] không may chủ bất động sản gặp rủi ro về hành vi dân sự chẳn hạn có xác nhận của cơ quan y tế không đủ khả năng điều khiển hành vi thì thật sự có vẻ khó rồi đây. Vì lúc đó cho dù anh chị có ký thì công chứng viên cũng sẽ không xin được dấu công chứng cho hợp đồng.

Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng là hợp đồng công chứng chỉ được đóng dấu khi xác nhận được sự có mặt của các bên tham gia. Có đầy đủ sức khỏe và đầy đủ khả năng điều khiển hành vi dân sự. Vậy mà chủ bất động sản lúc này thực tế không đáp ứng đủ, thì vô hình chung cái hợp đồng ký treo kia cũng chỉ còn là một tờ giấy nháp. [Kể cả bạn có thân quen với công chứng viên, thì bên công chứng chắc chắn cũng không dám đóng dấu, vì sau này chủ đất có thể kiện tụng lại là ngày đóng dấu trên hợp đồng đó, họ đang bị abcxyz… thì lúc này bên công chứng và bạn đều gặp rắc rối.]

Tương tự như thế, trường hợp rủi ro cao hơn nữa, chẳng hạn rủi ro về tính mạng của người bán. Anh Chị có thể tự suy ra kết quả phải không ạ?

Vậy nếu không may phải rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan này [không thể không mua cũng không thể xuất hiện đúng thời điểm để ký tên vào hợp đổng] thì nên làm thế nào cho ổn thỏa? Trans24h sẽ chia sẻ ngay dưới đây cho anh chị một cách mà có thể áp dụng được, vừa không vi phạm pháp luật vừa an toàn, hợp lý: Ủy quyền bán hay nói đơn giản là nhờ người khác đứng tên sở hữu giúp.

  • Anh chị không có bất cứ liên quan gì với chủ tài sản cũ sau khi kết thúc giao dịch.
  • Hành vi này hoàn toàn hợp pháp. Pháp luật Việt Nam cho phép hoạt động này diễn ra.
  • Có thể giải quyết vấn đề thời gian cấp bách trước mắt của anh chị

Người được ủy quyền cần phải là người thật sự tin tưởng [có thể là bố mẹ, anh chị em ruột]. Anh chị cần phải phán đoán trong vấn đề này để đưa ra lựa chọn thật chính xác, tránh những mâu thuẫn tranh chấp tài sản trong gia đình sau này. Vấn đề này cũng rất phiền phức đấy!

Anh chị sẽ phải chịu hai lần đóng phí thuế cho nhà nước. Thật ra chi phí này xứng đáng với việc giải quyết được vấn đề cấp bách của anh chị.

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho anh chị những kiến thức liên quan đến công chứng treo, cũng như những rủi ro bạn có thể gặp phải khi thực hiện kiểu công chứng này đặc biệt là trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản. Hy vọng rằng, qua bài viết anh chị có thể hiểu rõ hơn, cũng như có thể tránh những rủi ro một cách chủ động, và hiệu quả nhất.

Video liên quan

Chủ Đề