Cột điện không cần tính động đất vì sao

Đề phòng động đất

Nhật Bản hay xảy ra động đất bất thường.

Luôn cần phải nắm rõ những việc phải làm trong trường hợp động đất, để giảm thiệt hại và thương vong đến mức thấp nhất có thể.

Sau đây là một vài hướng dẫn cơ bản để chuẩn bị cho những khi xảy ra động đất và giải quyết những hậu quả sau động đất.

1. Chuẩn bị trước.

[1] Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất Đánh giá sức chống chịu của ngôi nhà bạn ở trong tình huống động đất, và nâng cao sức chống chịu đó qua các bước như cố định chắc chắn đồ gia dụng và phủ lớp chống vỡ lên kính cửa sổ.

[2] Dự trữ nước và thực phẩm Bạn nên dự trữ sẵn nước uống và thực phẩm đủ dùng trong ít nhất ba ngày. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn radio và đèn pin.

[3] Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa Hiểu rõ hơn về dân cư ở địa phương của bạn bằng cách tham gia tích cực vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa ở địa phương.

[4] Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa Xác định trước với nhau về cách giữ liên lạc và nơi sẽ trú ẩn.

2. Việc phải làm sau khi xảy ra một trận động đất

[1] Hai phút đầu sau khi xảy ra một trận động đất
  • Tự bảo vệ bản thân.
    Tránh xa các đồ đạc có thể bị đổ, và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn. Không được hoảng loạn và chạy ra ngoài.

[2] Ngay khi xảy ra động đất
  • Phòng chống hỏa hoạn và đảm bảo đường thoát.
    Khóa các van ga và rút phích cắm dây điện. Nếu có sự cố phát lửa thì bình tĩnh dập tắt. Đảm bảo đường thoát bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ.

[3] Ba ngày đầu sau trận động đất
  • Đảm bảo rằng gia đình bạn an toàn, và đề phòng dư chấn.
    Tránh xa nhà cửa đang bắt đầu sập xuống. Gọi hàng xóm của bạn, và tùy theo tình hình mà đi bộ đến nơi trú ẩn.
  • Hỗ trợ hàng xóm trong việc dập lửa, cứu hộ, và cứu viện.
    Phối hợp với hàng xóm của bạn để dập lửa và cứu hộ, chăm sóc những người bị thương.
  • Tự lo liệu cho bản thân.
    Sử dụng nước uống và thực phẩm mà bạn đã dự trữ. Cẩn thận với các tin đồn sai sự thật và chỉ tin vào những thông tin đúng.

[4] Từ ngày thứ tư trở đi
  • Sống sót và Hồi phục
    Ngay cả sau bốn ngày, bạn vẫn nên đề phòng dư chấn. Cập nhật thông tin. Vượt lên khó khăn để đưa mọi thứ trở lại bình thường.

3. Việc phải làm trong khi xảy ra động đất

[1] Ngưng lái xe.
  • Giữ chắc vô-lăng, tấp vào bên trái đường, và tắt máy xe.
  • Đến khi rung chấn giảm bớt, bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và dùng radio trong xe để cập nhật thông tin.
  • Nếu bạn cần phải đến nơi trú ẩn, hãy để lại chìa khóa trong ổ khóa và không khóa cửa xe. Mang theo các giấy tờ kiểm tra phương tiện và các vật dụng quan trọng khác theo và đi bộ đến nơi trú ẩn.

[2] Khi trên đường
  • Đừng đứng yên một chỗ. Sử dụng túi xách hoặc vật khác để bảo vệ đầu của bạn không bị những vật như kính hay biển hiệu tòa nhà rơi trúng, và tìm kiếm nơi trú ẩn ở khu vực trống hoặc công viên.
  • Đừng đến gần tường gạch không nung [gạch xỉ than] hoặc máy bán hàng tự động.
  • Đề phòng các cột sóng điện thoại sắp đổ và dây điện đang treo lủng lẳng.
  • Nếu không có khoảng trống nào gần đó, hãy bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và chuyển đến nơi an toàn hơn, tránh xa các tòa nhà cao tầng.

[3] Khi gần bờ biển
  • Nếu bạn cảm thấy rung chấn, ngay lập tức hãy tìm đến vùng đất cao, an toàn. Tránh xa bờ biển cho đến khi báo động và cảnh báo sóng thần được bãi bỏ.

[4] Khi trên tàu điện
  • Nắm chắc thanh tựa hoặc tay vịn.
  • Ngay cả khi tàu điện dừng giữa các trạm cũng không được tự mình thoát ra khỏi tàu qua cửa sổ hoặc cửa ra vào sử dụng cửa thoát hiểm.
  • Hãy bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của nhân viên tàu.

Phụ lục F của TCXDVN 375:2006 quy định về các mức độ và hệ số tầm quan trọng của công trình, trong đó các công trình có mức độ quan trọng cấp IV thì không phải tính toán kháng chấn

Phụ lục G của TCXDVN 375:2006 có phân cấp mức độ quan trọng trọng của công trình theo quy mô, theo đó thì các công trình nhà ở [chung cư và nhà ở độc lập] bé hơn hoặc bằng 3 tầng và có diện tích sử dụng bé hơn 1000m2 đều thuộc vào cấp IV, tức là không phải thiết kế kháng chấn

Khi các công trình có mức độ quan trọng cao hơn [cấp I, II, III], thì việc có cần thiết phải tính toán kháng chấn hay không phục thuộc vào tiêu chí còn lại, đó là: gia tốc nền thiết kế

Gia tốc nền thiết kế

Gia tốc nền thiết kế a_g = [đỉnh giả tốc nền theo địa danh hành chính] * [hệ số tầm quan trọng tra trong phụ lục F]; mục 3.2.1[4] và 3.2.1.[5] quy định về các trường hợp không phải tính toán kháng chấn, theo đó khi a_g < 0.08*g = 0.78 m/s2 tác động động đất được xem là yếu và không cần thiết phải tính toán tải trọng động đất

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong động đất là do bị chôn vùi dưới các tòa nhà đổ và do bị chết cháy trong hỏa hoạn. Trong trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra vào tháng 1 năm 1995, trong số những người bị chết cháy thì có cả trường hợp do bị mắc kẹt ở bên trong tòa nhà, không thể di chuyển được, và cứ vậy mà bị ngọn lửa thiêu chết.

Khi xảy ra động đất thì bạn phải nghĩ ngay đến 3 điểm sau.

  • [1]Đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân mình
  • [2]Phòng chống hỏa hoạn
  • [3]Đảm bảo lối thoát

Ngay khi cảm thấy rung lắc, bạn cần xử lý những việc nêu trên một cách nhanh nhất có thể. Điều này sẽ quyết định việc bạn có thể vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết hay không.

Thế nhưng, bạn có thể hình dung được khi động đất lớn xảy ra rung lắc mạnh đến mức độ nào không ? Bạn phải biết rằng khi ở trong môi trường rung lắc của động đất cấp độ 7, con người không thể làm gì cả. [Bạn hãy thử trải nghiệm ở viện phòng chống thiên tai] Bạn sẽ không thể đứng được, cơ thể bị lắc lư, trong nhà tivi bị rơi đổ, cửa sổ đang cài khóa cũng tự nhiên bung ra rồi rơi xuống...

Tuy nhiên dù sự thật là bạn không thể làm được gì vào thời điểm đó thì cũng không có nghĩa là bạn không cần chuẩn bị. Mức độ hoảng loạn sẽ khác nhau tùy vào bạn có sự chuẩn bị hay không [như đã đề cập lần trước]. Dù cho lúc đó bạn bị một cú sốc mạnh và không thể làm gì nhưng sau đó bạn phải biết nhận thức lại là làm tất cả để sinh tồn. Để làm được điều đó thì cần ý thức thường xuyên việc nếu cảm thấy rung lắc mạnh thì nên hành động như thế nào, hãy luyện tập bằng tưởng tượng.Và việc trải nghiệm bằng những chương trình mô phỏng ở viện phòng chống thiên tai hay trong các buổi huấn luyện phòng chống thiên tai là rất cần thiết.

Vậy thì hãy xem bạn nên hành động như thế nào với mỗi tình huống.

Cho tới khi những rung lắc tạm thời lắng xuống

Khi đang ở trong phòng

[1]Hãy bảo vệ chính bản thân mình !

Rung lắc mạnh thường xảy ra trong 1 phút đầu tiên. Trước hết bạn hãy chui vào gầm bàn ăn hoặc bàn học, nắm chặt chân, bảo vệ người mình khỏi những vật rơi xuống và những đồ đạc bị lăn, đổ.

[2]Tắt lửa

Nếu bạn vẫn có thể di chuyển được, bạn phải tắt ngay lửa ở bếp ga, lò sưởi, bàn là v.v... ⇒Hãy đi dép hoặc giày để đảm bảo an toàn cho đôi chân. Trong phòng mà có chén bát hay kính cửa sổ bị rơi vỡ thì sẽ rất nguy hiểm. ⇒Nếu lửa cháy lan sang xung quanh thì hãy bình tĩnh dập lửa. ★Chú ý!

Trong khi rung lắc dữ dội thì bạn không nên cố dập lửa. Vì nếu như vậy thì người bạn có thể bị chạm vào bếp gas đang có lửa hay bị ấm nước sôi đổ vào và lúc đó sẽ rất nguy hiểm.

[3]Đảm bảo lối thoát

Hãy mở cửa ra vào hoặc cửa sổ để đảm bảo lối thoát.

★Chú ý! Bạn không được vội vã lao người ra ngoài. Ở bên ngoài mảnh vỡ của kính cửa sổ hoặc biển quảng cáo có thể sẽ rơi xuống nên rất nguy hiểm. Đôi khi ở trong nhà lại an toàn hơn. Nếu không rơi vào những trường hợp nguy hiểm như nhà sắp đổ, trần nhà sắp rơi xuống, xảy ra hỏa hoạn đến mức không thể dập lửa được, thì bạn không cần thiết phải chạy ra ngoài. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài lánh nạn thì bạn hãy vừa xem xét tình hình xung quanh vừa hành động một cách thận trọng.

Khi đang ở trên phố [khu vực không có mái che]
  • 1. Hãy bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • 2. Không đến gần những vật có nguy cơ đổ, rơi xuống như tòa nhà, máy bán hàng tự động, kính cửa sổ, biển quảng cáo, cột điện v.v…
  • 3. Hãy di chuyển đến vị trí càng rộng càng tốt.

⇒Nói chung bảo vệ đầu khỏi những vật rơi xuống là việc quan trọng nhất.

Khi ở khu vực tầng ngầm
  • 1. Hãy bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • 2. Không đến gần những vật có khả năng đổ, rơi xuống như đèn chiếu sáng, kính cửa sổ, biển quảng cáo v.v…

⇒ Người ta cho rằng khu vực tầng ngầm an toàn hơn. Dưới lòng đất rung lắc nhẹ hơn so với trên mặt đất, và được thiết kế đèn chiếu sáng khẩn cấp khi mất điện, hơn thế cứ 60m lại có một cửa thoát hiểm. Bạn nên bình tĩnh hành động theo chỉ thị của người hướng dẫn. ★Chú ý !

Khi mất điện xung quanh đều tối và bạn sẽ hoảng sợ. Trong hoàn cảnh đó, nếu bạn va vào người xung quanh rồi vấp ngã, những người kế theo cũng ngã xuống thì bạn sẽ bị cả núi người đè lên. Sau một thời gian ngắn điện dùng cho trường hợp khẩn cấp sẽ được phát, nên bạn đừng hành động thiếu thận trọng mà trước hết hãy cố giữ bình tĩnh.

Khi đang ở trong cửa hàng bách hóa hay trong tòa nhà
  • 1. Bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • 2. Đứng cách xa tủ bày hàng, kính cửa sổ, hay các sản phẩm như hàng điện tử hay đồ nội thất v.v…
  • 3. Hướng tới cửa thoát hiểm, thoát ra ngoài bằng cầu thang khẩn cấp.

★Chú ý! Bạn không được sử dụng thang máy. Ngoài ra, trường hợp xảy ra hỏa hoạn thì không được đi lên tầng trên bởi vì khói sẽ lan lên trên.

◎Dù ở trong nhà hay bên ngoài,điều quan trọng nhất hơn tất cả là bạn phải bảo vệ mình khỏi vật rơi xuống hoặc vật bị lăn, đổ và phải cố sống sót trong 1 phút đầu tiên.

Khi những rung lắc đã lắng xuống

[1] Kiểm tra sự an toàn xung quanh

Nếu có người bị thương thì bạn hãy sơ cứu tại chỗ trong khả năng có thể. Bạn hãy nhớ rằng dù có gọi xe cấp cứu thì cũng không thể đến ngay lập tức. Nếu được bạn hãy trang bị cho mình kỹ thuật sơ cứu để dùng khi cần.

[2]Bạn hãy kiểm tra xung quanh xem có xảy ra hỏa hoạn hay không. Nếu có thì bình tĩnh dập lửa.

[3][Nếu ở trong nhà] Tích trữ nước vào bồn tắm.

Tích trữ nước để dùng cho nhà vệ sinh. Thực chất điều này rất quan trọng ! Nếu mất nước thì sẽ không thể xử lý chất thải được. Nếu không thể xử lý chất thải được, sự ô uế của chất thải sẽ làm không khí ở trong nhà trở nên thật kinh khủng.Nếu từ đường nước nước vẫn chảy ra dù chỉ một ít, thì bạn hãy cố tích trữ nước hết mức có thể. [Thông thường lượng nước sử dụng một lần trong nhà vệ sinh bằng 2 xô nước] Có lẽ hàng ngày tắm xong thì bạn không nên đổ nước nóng trong bồn đi ngay mà nên để nguyên nước trong bồn để đề phòng trường hợp khẩn cấp.

  • www.satonao.com [ website nói về sự cần thiết của việc tích trữ nước ]

[4]Thu thập thông tin trên Tivi và Radio

[5]Hãy lánh nạn ra ngoài trong trường hợp nhà lung lay sắp đổ.

★Chú ý! Trường hợp từ trong nhà lánh nạn ra ngoài, bạn phải đi một đôi giầy thật chắc chắn, tắt cầu dao, vặn chặt van khóa ga rồi hãy ra ngoài. [Vì khi có điện trở lại, các thiết bị điện vẫn đang để bật sẽ có khả năng bốc cháy và trở thành nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.]

※Không phải là thực hiện tuần tự từ [1]-[5] mà bạn hãy thực hiện đồng thời và tùy cơ ứng biến.

Nên lánh nạn ở đâu ?

Nếu ra ngoài lánh nạn thì trước hết nên đi đến đâu?
Ở mỗi địa phương đều thiết lập địa điểm lánh nạn tạm thời, địa điểm lánh nạn diện rộng, khu tị nạn. Trước hết bạn hãy đi đến địa điểm lánh nạn tạm thời.

"Địa điểm lánh nạn tạm thời"

Đó là nơi lánh nạn tạm thời để xem xét tình hình thiên tai. Địa điểm lánh nạn tạm thời thường được chỉ định ở công viên hoặc đền thờ gần đó bởi các hội tự trị hay tổ dân phố v.v…

Nếu địa điểm lánh nạn tạm thời nguy hiểm thì bạn hãy đi đến "địa điểm lánh nạn diện rộng"

Đó là nơi lánh nạn được chỉ định ở các tỉnh thành trong trường hợp có hỏa hoạn lớn xảy ra. Khi thiên tai lắng xuống, bạn có thể trở về nhà.

Cuối cùng, hãy đi đến "Khu tị nạn"

Đó là nơi mọi người đến ở tạm một thời gian ngắn trong trường hợp nhà bị đổ, bị cháy rụi hết trong hỏa hoạn. "Khu tị nạn" thường được chỉ định ở trường học của địa phương v.v... Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về địa điểm lánh nạn và khu tị nạn ở số sau. Trước hết bạn hãy tìm hiểu trước về địa điểm lánh nạn tạm thời, địa điểm lánh nạn diện rộng, khu tị nạn của địa phương mình đang sống tại các cơ quan hành chính của các tỉnh, thành phố, thị trấn, làng hoặc trên trang web.

Ngoài ra, khi đi lánh nạn thì bạn sẽ cần mang theo hành lý cần thiết nhất nhưng khi biến cố xảy ra bạn sẽ rất khó có thể chuẩn bị được. Ở phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu những thứ mà thường ngày bạn nên chuẩn bị sẵn trước.

Hướng dẫn tìm học bổng

Video liên quan

Chủ Đề