Công văn quy định xác nhận điều trị nội trú năm 2024

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BAN NGÀY TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Theo Thông tư 01/2019/TT-BYT thì việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền phải do bác sĩ quyết định và đáp ứng 04 tiêu chí sau:

- Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú nhưng không nhất thiết phải theo dõi, điều trị 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thời gian theo dõi, điều trị nội trú ban ngày cho người bệnh tối thiểu 4 giờ/ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú thì không áp dụng điều trị nội trú ban ngày;

- Đối với người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.

Người bệnh được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày.

Thông tư bổ sung Điều 4a quy định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng. Theo đó, việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng đối với người bệnh thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và phải đáp ứng các tiêu chí sau: a- Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú và không cần theo dõi, điều trị liên tục 24/24 giờ tại cơ sở phục hồi chức năng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mục đích, yêu cầu của điều trị phục hồi chức năng; b- Tổng thời gian theo dõi, chăm sóc, thực hiện các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh theo yêu cầu chuyên môn tại cơ sở phục hồi chức năng không dưới 4 giờ trong một ngày.

Người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được chuyển sang điều trị nội trú hoặc chuyển từ điều trị nội trú sang điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sỹ.

Người bệnh đáp ứng tiêu chí trên nhưng không cư trú trên cùng địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở cơ sở phục hồi chức năng thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.

Người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được bác sỹ thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng. Các lần thăm khám hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng không được tính tiền khám bệnh.

Thủ tục, quy trình khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ bệnh án ứng dụng công nghệ thông tin đối với điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước: Giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng nằm trong tổng số giường kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng nằm trong tổng số giường bệnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Số người bệnh cần phục hồi chức năng được chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng tối đa không quá 03 người trên một giường bệnh trong một ngày.

Nữ hộ sinh/ điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân, người nhà làm thủ tục nhập viện, bảo hiểm y tế, tạm ứng viện phí.

Nữ hộ sinh/ điều dưỡng hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng tiếp đón, hỗ trợ bệnh nhân vào giường bệnh.

Trong tình trạng cần xử trí gấp:

- Báo qua điện thoại trước nếu bệnh nhân đang trong viện

- Chuyển ngay vào phòng cấp cứu khi bệnh nhân từ bên ngoài vào viện

Bác sĩ và nữ hộ sinh/ điều dưỡng phòng cấp cứu tiếp đón, thăm khám và xử trí ban đầu cho bệnh nhân

Bước 2: Tiếp nhận, thăm khám bệnh nhân

Bác sĩ xem hồ sơ ban đầu đánh giá, phân loại.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tình trạng bệnh, hướng điều trị, chế độ dinh dưỡng… có thể cho ký các cam kết đồng thuận theo quy định bệnh viện.

Bác sĩ ghi nhận thông tin vào hồ sơ (giấy/điện tử). Cho chẩn đoán, điều trị và hội chẩn, nếu cần.

Bước 3: Điều trị theo phác đồ

Bác sĩ: tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và kiểm tra kết quả cận lâm sàng. Khi vượt quá khả năng chuyên môn, thực hiện hội chẩn nội viện, toàn viện hoặc liên viện theo quy định.

Nữ hộ sinh/ điều dưỡng: chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe, động viên và hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phương pháp chăm sóc trong quá trình điều trị

Bước 4: Theo dõi, đánh giá diễn tiến bệnh nhân trong quá trình điều trị

Hàng ngày bác sĩ phối hợp với nữ hộ sinh/ điều dưỡng thăm khám – chăm sóc cho bệnh nhân. Giải thích tình trạng, chuyển biến và hướng xử trí sắp tới.

Bước 5: Chuẩn bị cho bệnh nhân ra viện/chuyển viện/chuyển khoa

Bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân và kết quả điều trị

Nữ hộ sinh/ điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân ra viện/chuyển viện/chuyển khoa

Bước 6: Bệnh nhân ra viện/chuyển viện

Hướng dẫn bệnh nhân – người nhà bệnh nhân làm thủ tục thanh toán và ra viện.

Hỗ trợ chuyển viện hoặc xuất viện.

ĐĂNG KÝ NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Khi có chỉ định nhập viện điều trị nội trú, bệnh nhân sẽ được tư vấn chi phí điều trị, hướng dẫn lựa chọn phòng nội trú và nộp tạm ứng để nhập viện. Chi phí giường bệnh được tính từ thời điểm người bệnh nhập viện cho tới khi trả phòng.

Thủ tục nhập viện

Để hoàn tất thủ tục hành chính, người bệnh lưu ý cần mang theo một số giấy tờ cần thiết bao gồm:

  • Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu
  • Thẻ Bảo hiểm tư nhân (bắt buộc trong vòng 24 giờ kể từ giờ nhập viện – nếu có).
  • Thẻ Bảo hiểm y tế nhà nước (trong trường hợp người bệnh muốn làm giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội).
  • Sổ hộ khẩu (photocopy) của sản phụ (trong trường hợp sinh bé).
  • Các loại thẻ ưu đãi khác (nếu có).
  • Hồ sơ y tế khác theo yêu cầu của bác sĩ (xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc…).

Sau khi người bệnh đồng ý nhập viện, người bệnh vui lòng hoàn tất tạm ứng viện phí trước khi nhập viện tại quầy thu ngân.

Lưu ý: Tạm ứng có thể khác với chi phí thực tế, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, thuốc và các vật tư y tế được sử dụng trong quá trình lưu viện của người bệnh. Nếu người bệnh đang điều trị ngoại trú thì cần thanh toán hết chi phí này trước khi làm thủ tục nhập viện.

Thời gian nhập viện

Thời gian tiếp nhận 24 giờ/7 ngày theo chỉ định của Bác sĩ. Thời gian nhận phòng và trả phòng sẽ tính theo phụ thu thực tế thời gian người bệnh lưu viện cụ thể. Nếu cần hỗ trợ hoặc hướng dẫn, người bệnh có thể liên hệ nhân viên y tế tại khoa để được giúp đỡ và tư vấn, giải đáp thắc mắc

Thời gian lưu viện

Trong suốt thời gian lưu viện điều trị nội trú, sẽ được mang vòng định danh trên tay với các thông số cơ bản: Họ và tên; Ngày sinh; Mã Bệnh nhân. Trước khi thực hiện bất cứ thăm khám, can thiệp y tế, phẫu thuật, thủ thuật nào, khách sẽ được định danh bằng ít nhất 2 thông số:

  1. Họ tên đầy đủ
  2. Mã số bệnh nhân

Với mong muốn người bệnh có thời gian lưu viện thoải mái và dễ chịu nhất, đội ngũ bác sĩ và nữ hộ sinh/ điều dưỡng của bệnh viện sẽ luôn đồng hành để chăm sóc, luôn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh trong bất cứ tình huống nào

Các vật dụng được cung cấp miễn phí trong quá trình nằm viện: Đồng phục người bệnh theo quy định của bệnh viện. Drap trải giường sẽ được thay mỗi ngày.

Bên cạnh đó để việc điều trị trong thời gian lưu viện được đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú cần tuân thủ nội quy khi lưu viện:

  • Cần chấp hành nghiêm y lệnh điều trị, chăm sóc của bác sĩ điều trị và nhân viên y tế. Khi có điều gì chưa rõ về phương pháp điều trị và chăm sóc đề nghị gặp bác sĩ điều trị và nhân viên y tế để được giải đáp.
  • Luôn có mặt tại khoa - buồng bệnh trong thời gian điều trị nội trú, khi ra khỏi khoa phải được sự đồng ý của bác sĩ điều trị và nhân viên y tế. Nếu người bệnh ra khỏi bệnh viện phải ký vào hồ sơ bệnh án.
  • Chỉ sử dụng chuông báo khẩn cấp (nếu có) khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc cần sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.
  • Giữ gìn các tài sản được mượn và các phương tiện có trong buồng bệnh, nếu làm mất, vỡ, hỏng phải bồi thường theo quy định của bệnh viện. Khi có phương tiện hỏng đề nghị báo ngay cho nhân viên y tế được biết.
  • Sử dụng điện nước tiết kiệm, trước khi ra khỏi phòng, đề nghị tắt tất cả các thiết bị đang sử dụng (điện, nước v.v..). Không mang vật dụng đun nấu, giặt giũ, các vật liệu dễ cháy nổ vào sử dụng trong buồng bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh chung (buồng bệnh, hành lang, nhà vệ sinh v.v). Giữ trật tự, yên lặng, tuyệt đối không hút thuốc trong buồng bệnh.
  • Người nhà đến thăm người bệnh không được ngồi hoặc nằm trên giường bệnh.
  • Để đồ đạc, đồ dùng cá nhân đúng vị trí (trong ngăn tủ) theo quy định. Bệnh viện có tủ đựng đồ cho người bệnh, đề nghị hạn chế mang các vật dụng không cần thiết vào buồng bệnh.
  • Người bệnh có trách nhiệm thanh toán viện phí theo đúng quy định của nhà nước và thanh toán các dịch vụ theo quy định của bệnh viện.
  • Không đưa trẻ em vào thăm bệnh.

Lưu ý:

Ngoài chi phí tạm ứng ban đầu, các chi phí phát sinh của người bệnh sẽ được thông báo và bổ sung tạm ứng nếu số tiền viện phí thực tế vượt số tiền tạm ứng, người bệnh hoặc gia đình vui lòng thanh toán tại quầy thu ngân của bệnh viện.

Thủ tục xuất viện

- Thủ tục xuất viện sẽ được thực hiện vào hàng ngày. Người bệnh sẽ nhận được các giấy tờ y tế khi xuất viện, bao gồm: giấy ra viện, giấy chứng sinh (trường hợp sinh con), toa thuốc (nếu có), một số kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnh, bảng kê chi phí và biên lai thanh toán,

- Giấy chứng sinh sẽ được cấp khi người bệnh ra viện. Trong trường hợp người liên hệ lấy Giấy chứng sinh không phải là mẹ, người được ủy quyền cần mang theo Chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ của mẹ để được giải quyết thủ tục.

Điều trị nội trú là thế nào?

Theo quy định trên, điều trị nội trú là hình thức điều trị được thực hiện khi bệnh nhân cần lưu lại cơ sở khám chữa bệnh để được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục trong một thời gian nhất định (thường trên 24 giờ).

Ngoại trú và nội trú là gì?

Như vậy, theo quy định trên, sinh viên ngoại trú, sinh viên nội trú được quy định như sau: - Sinh viên ngoại trú là những sinh viên đang theo học tại một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục khác, nhưng không ở trong khu nội trú của nhà trường hoặc nơi ở trường học cung cấp.

Chi phí điều trị nội trú bao gồm những gì?

Chi phí bảo hiểm chi trả viện phí nội trú thường bao gồm các dịch vụ thăm khám, chăm sóc y tế, chi phí ăn ở và các chi phí khác liên quan đến cơ sở vật chất. Quyền lợi điều trị nội trú là trách nhiệm của bảo hiểm sức khỏe bắt buộc khi bạn tham gia bảo hiểm sức khỏe.

Bảo hiểm nội trú là gì?

Bảo hiểm nội trú là bảo hiểm chi trả cho các chi phí y tế khi bạn phải nhập viện điều trị, bao gồm: Chi phí giường bệnh. Kỹ thuật chẩn đoán, điều trị