Công ty chế suất là công ty như thế nào năm 2024

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ra quốc tế. Vậy doanh nghiệp chế xuất được hưởng các ưu đãi gì?

1. 5 ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất mới nhất

1.1 Ưu đãi đầu tư và chính sách thuế

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan thẩm quyền.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, doanh nghiệp chế xuất được cơ quan hải quan thẩm quyền xác nhận đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan về thuế xuất, nhập khẩu trước khi chính thức hoạt động.

Công ty chế suất là công ty như thế nào năm 2024
5 ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất (Ảnh minh hoạ)

1.2 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP, khu chế xuất được xếp vào diện được hưởng ưu đãi đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế thuế nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20% trong thời hạn 10 năm.

Đồng thời, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong thời gian 04 năm tiếp theo đối với nguồn thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

1.3 Ưu đãi thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể quy định như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

...

20. …Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

1.4 Ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

- Hàng quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.

- Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ mục đích nhân đạo.

- Hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan mà chỉ sử dụng trong phạm vi khu phi thuế quan; hàng chuyển từ khu phi thuế quan này đến khu phi thuế quan khác.

- Phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên khi xuất khẩu cho Nhà nước.

Theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khu chế xuất là khu phi thuế quan, do đó doanh nghiệp chế xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu.

1.5 Ưu đãi về tiền sử dụng đất

Tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản là 07 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn.

Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn thì sẽ được miễn tiền thuê đất thêm 07 năm sau thời gian được miễn tiền thuê của thời gian xây dựng cơ bản.

2. Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác nhau thế nào?

Công ty chế suất là công ty như thế nào năm 2024
Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác nhau thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác:

Doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp thường

Thủ tục hải quan, chính sách thuế

Bán hàng vào khu chế xuất

Có thể làm thủ tục hải quan hoặc không làm.

Không phải chịu thuế tiêu dùng.

Bắt buộc phải làm thủ tục hải quan (trừ văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,...)

Doanh nghiệp chế xuất EPE là gì? Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế GTGT & bán hàng vào nội địa? Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT?

Nội dung chính:

I. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 35/2022/NĐ-CP;
  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Doanh nghiệp chế xuất có các đặc điểm khác biệt về chính sách thuế so với các doanh nghiệp khác. Trong bài viết này Anpha sẽ cùng tìm hiểu một trong các đặc điểm khác biệt về thuế GTGT và kê khai thuế GTGT trong doanh nghiệp chế xuất.

II. Doanh nghiệp chế xuất là gì? Và có được bán hàng vào nội địa?

1. Khái niệm về doanh nghiệp chế xuất, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp chế xuất

Theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP định nghĩa về khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất (hay còn gọi là doanh nghiệp EPE) là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế;
  • Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Như vậy: Về hoạt động, doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hoặc các dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Về vị trí, doanh nghiệp chế xuất có thể nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc khu kinh tế, được ngăn cách với khu vực ngoài theo quy định để đảm bảo việc kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và cơ quan chức năng.

2. Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa được không?

Hoạt động chính của doanh nghiệp chế xuất là hoạt động xuất khẩu, vậy doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng hóa vào nội địa?

Theo Khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã quy định rõ doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào nội địa.

  • Về kế toán: cần hạch toán riêng biệt các khoản doanh thu chi phí của hoạt động chế xuất và hoạt động bán hàng nội địa cũng như các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Điểm b Khoản 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP;
  • Về thủ tục hải quan: bên mua và bán cần mở tờ khai hải quan. Vì theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, việc mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với khu vực khác không thuộc khu phi thuế quan là quan hệ xuất nhập khẩu, trừ trường hợp công ty chế xuất mua hàng phục vụ sinh hoạt của công nhân viên hoặc bộ máy văn phòng như: lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng để xây dựng công trình trong khu chế xuất thì các trường hợp này có thể được lựa chọn mở tờ khai hoặc không;
  • Về thủ tục liên quan đến đầu tư, nếu doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng vào nội địa cần phải thực hiện đăng ký với ban quản lý khu công nghiệp và Sở KH&ĐT để điều chỉnh giấy phép đầu tư, trừ trường hợp bán thanh lý tài sản cho doanh nghiệp nội địa.

III. Chính sách thuế GTGT đối với doanh nghiệp chế xuất

1. Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế GTGT?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng chịu thuế GTGT:

“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này”.

Như vậy:

  • Đối với hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp chế xuất là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài hoặc cho khu chế xuất khác thì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT;
  • Đối với hoạt động gia công và bán hàng vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất cần thực hiện kê khai hạch toán riêng và đăng ký với cơ quan thuế để kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động này.

\>> Xem thêm: Thuế GTGT bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất.

2. Quy định kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp chế xuất

2.1. Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất khác

  • Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất khác, do không phải đối tượng chịu thuế GTGT do đó doanh nghiệp không phải kê khai thuế GTGT;
  • Tuy nhiên từ ngày 01/07/2022 cần xuất hóa đơn cho hoạt động xuất khẩu theo quy định tại Điểm 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2.2. Đối với hoạt động bán hàng vào nội địa

Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT, xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động bán hàng vào nội địa.

  • Trường hợp công ty đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ: sử dụng hóa đơn VAT và xác định thuế suất của hàng hóa theo quy định của luật và thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, kê khai nộp thuế theo mẫu 01/GTGT;
  • Trường hợp công ty đăng ký tính thuế theo phương pháp trực tiếp, công ty sử dụng hóa đơn bán hàng dành cho khu phi thuế quan để lập và giao cho khách hàng, thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mẫu 04/GTGT.

\>> Xem thêm: .

2.3. Đối với hoạt động thanh lý tài sản vào nội địa

Doanh nghiệp được lựa chọn 2 phương án khi thanh lý tài sản vào nội địa:

➧ Phương án 1: Làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng

  • Làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan, nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế khác ở khâu mua vào (nếu ban đầu được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu và VAT ở khâu nhập khẩu);
  • Ở khâu bán ra, liên hệ cơ quan thuế để xuất hóa đơn và không cần làm thêm thủ tục hải quan khác sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản.

➧ Phương án 2: Lập hồ sơ thanh lý tài sản

  • Khi thanh lý tài sản cố định vào nội địa, công ty cần có văn bản báo cáo về việc thanh lý tài sản gửi cơ quan hải quan quản lý;
  • Bên bán mở tờ khai xuất khẩu, bên mua mở tờ khai nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu;
  • Xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Nếu đơn vị chưa đăng ký sử dụng hóa đơn có thể liên hệ cơ quan thuế để xuất hóa đơn từng lần;
  • Trường hợp đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện kê khai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, công ty không cần thiết phải kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động này tuy nhiên cần lưu lại chứng từ nhập khẩu của khách hàng để giải trình thuế.

Lưu ý:

Hóa đơn của công ty phi thuế quan cần ghi rõ “Dành cho tổ chức cá nhân trong khu phi thuế quan” theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

IV. Câu hỏi về kê khai thuế GTGT đối với doanh nghiệp chế xuất

1. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán hàng thanh lý cho đơn vị mua là doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa đã thực hiện kê khai thuế GTGT nhập khẩu theo quy định của hải quan. Vậy, doanh nghiệp chế xuất có nộp thuế GTGT cho hoạt động này không?

Doanh nghiệp chế xuất có thể không cần kê khai nộp thuế thuế GTGT cho hóa đơn xuất thanh lý tài sản này nếu có đủ hóa đơn bán hàng, hồ sơ xuất khẩu và tờ khai và giấy nộp tiền hàng nhập khẩu của khách hàng để chứng minh đã nộp thuế ở khâu nhập khẩu.

2. Loại hóa đơn mà doanh nghiệp chế xuất có thể sử dụng khi bán hàng vào nội địa hoặc xuất khẩu?

Doanh nghiệp chế xuất có quyền lựa chọn sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn cần ghi rõ “Dành cho tổ chức cá nhân trong khu phi thuế quan” theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.