Công thức nấu nước dashi cho be 6 tháng

Là nguyên liệu không thể thiếu trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, trong bài viết này ODPHUB sẽ chia sẻ với mẹ cách làm nước dashi cho trẻ ăn dặm cực ngon và bổ dưỡng nhé!

Trong số các phương pháp ăn dặm cho bé hiện nay, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp có cách chế biến khá gần gũi với văn hóa Việt Nam, thế nên phương pháp này được rất nhiều mẹ ưa chuộng và áp dụng. Tuy nhiên, với ăn dặm kiểu Nhật thì các mẹ có thể thấy rằng dù là cách chế biến nào chúng ta cũng không thể thiếu một loại nguyên liệu, đó là nước dashi. Vậy cách làm nước dashi cho trẻ ăn dặm chuẩn là như thế nào?

Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu về nước dashi nhé!

Nước dashi là gì?

Các mẹ đều biết rằng khi chế biến món ăn dặm cho bé, chúng ta có quy tắc không sử dụng gia vị [đường, muối,...] để tránh làm tổn hại tới hệ tiêu hóa và thận còn non nớt của bé trong năm đầu đời. Thế nên, nước dashi giống như loại “gia vị” thay thế vô cùng tự nhiên và siêu lành tính để giúp món ăn ngọt thơm hơn, vừa bổ sung thêm khoáng chất, vừa giúp món ăn trở nên đậm đà mà không làm tổn hại tới sức khỏe của trẻ. 

Nước dashi thường được nấu từ tảo bẹ kombu và cá bào, hoặc được nấu từ rau củ quả, nhưng phổ biến nhất trong các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chính là nước dashi rau củ quả.

Nước dashi thường được làm từ tảo bẹ và cá bào, hoặc làm từ rau củ quả.

Một số lưu ý khi sử dụng và làm nước dashi cho bé ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ không nên dùng nước dashi nấu quá đậm đặc để cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn, vì như vậy có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Bên cạnh đó, Giáo sư - bác sĩ Tsutie đã nhấn mạnh quan điểm tại hội đồng Nhi Khoa Hyogo [Nhật Bản], rằng các loại nước dùng, nước dashi không thể thay thế được chất dinh dưỡng từ các loại rau củ, thịt cá, rong biển thật, mà chỉ đóng vai trò như loại nước gia vị thêm cho các món ăn mà thôi. Trong quá trình chế biến nhiệt để làm nước dashi thì rất nhiều vitamin nhóm B, C và nhiều loại khoáng chất trong nguyên liệu tươi sẽ biến mất. Thế nên, trong thực đơn ăn dặm của bé vẫn cần được bổ sung đầy đủ chất từ thịt, cá, rau củ tươi, chứ mẹ không nên chỉ nấu cháo với nước dùng.

>>>Tham khảo thêm: Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ với 3 phương pháp phổ biến nhất?

Cách làm nước dashi cho trẻ ăn dặm từ rau củ quả

Mẹ có thể tham khảo cách làm nước dashi rau củ cho bé ăn dặm dưới đây:

  • Chọn rau củ quả có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, sau đó rửa sạch và thái khúc. Mẹ có thể chọn các loại rau củ quả theo sở thích của bé như cà rốt, su su, khoai tây, ngô, bí xanh, củ cải, bắp cải, súp lơ; tuyệt đối không sử dụng các loại củ quả có vị đắng, chát.
  • Tỷ lệ rau củ và nước hợp lý đó là: cứ 250gram rau củ quả tươi thì mẹ cho 800ml nước. Nấu rau củ trong nồi nước khoảng 20 phút tới khi rau củ chín mềm là được. 
  • Phần nước dùng đem lọc qua rây để bỏ vụn và xơ của rau củ chính là nước dashi để nấu ăn cho bé, mẹ có thể trữ đông để dùng dần, và tốt nhất là nên ăn trong vòng 1 tuần trở lại vì nước dashi để lâu sẽ mất dinh dưỡng. Phần rau củ quả nấu chín mẹ có thể đem ra nghiền mịn cho bé ăn.

Mỗi lần nấu cháo cho bé, mẹ chỉ việc thêm 15-20ml nước dashi là đã có thể khiến cho món trở nên thêm ngon đậm đà hơn rồi. Mẹ cũng có thể thêm nước dashi vào phần rau củ nghiền để cho món ăn loãng hơn, bé ăn dễ dàng hơn.

Mẹ có thể tham khảo một số cách làm nước dashi cho bé ăn dặm dưới đây:

Nước dashi từ rau củ quả siêu thơm ngon bổ dưỡng.

Nước dashi siêu bổ dưỡng từ rau củ quả.

Nguyên liệu làm nước dashi cho trẻ ăn dặm.

ODPHUB hy vọng rằng bài viết về cách làm nước dashi cho trẻ ăn dặm trên có thể giúp mẹ xây dựng được thực ăn dặm vô cùng bổ dưỡng cho bé để bé phát triển thật khỏe mạnh nhé!

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng các loại rau củ khác tùy theo sở thích như su hào, su su, củ cải trắng, khoai tây,... Thường sẽ sử dụng 5 loại rau củ cho 1 lần nấu nước dùng dashi.

Cách chọn mua cà rốt tươi ngon

  • Chọn củ cà rốt có hình dáng thẳng, vỏ bên ngoài trơn láng, màu sáng, cầm trên tay thấy chắc và nặng.
  • Không nên chọn những củ có lá, cành ở gốc, phần vai của củ to, dày, vì đây thường là những củ cà rốt có lõi lớn, củ ăn không ngọt và ít dưỡng chất.
  • Không chọn mua củ có hình dáng méo, màu sẫm, bị dập hoặc có đốm màu khác lạ.

Cách chọn mua bí đỏ tươi ngon

  • Bạn nên chọn những quả dẹp, hơi tròn, căng đều. Có màu nâu sẫm, hơi sần sùi nhưng không có nhiều vết thâm đen, nốt sau.
  • Chọn quả có cuống dài 2 - 5cm, ấn vào thấy bí còn cứng, nặng và chắc tay.
  • Tránh lựa quả bị dập thối, cầm thấy nhẹ tay, có mùi lạ, vì khả năng cao là quả hư hoặc đã bị côn trùng cắn phá bên trong.

Cách chọn mua khoai lang ngon

  • Chọn những củ dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng thì đây là những củ ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
  • Những củ mà thường có lớp phấn hay đất bám vào đó là củ khoai lang bùi thơm, khi xắt một lát mỏng ở đầu củ sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa, ăn sẽ rất ngon và ngọt.
  • Tránh chọn mua những củ bị dập hư, bị úng hay đã mọc mầm.

Cách chọn mua bắp tươi ngon

  • Khi chọn mua bắp để nấu nước dashi, bạn có thể chọn bắp Mỹ hay bắp nếp đều được, tuy nhiên bắp Mỹ sẽ có vị ngọt hơn.
  • Khi chọn mua bắp, bạn nên chọn những trái tươi, lớp vỏ ngoài màu xanh chưa bị khô, râu bắp vẫn còn độ mềm mượt , cuống không được thâm hay héo.
  • Chọn trái có lớp vỏ ngoài ôm chặt lấy thân trái bên trong. Bạn còn cần chú ý tới hạt bắp, hạt phải mẩy, đều, bóng và thẳng tắp.
  • Không nên chọn bắp quá to, nên chọn những trái thon dài vừa phải và chắc tay.

Cách chọn mua hạt sen tươi ngon

  • Hạt sen ngon sẽ tròn, đều, kích thước khoảng nửa đốt ngón tay và có màu trắng hơi ngả vàng.
  • Ngoài ra khi mua bạn có thể bấm ngón tay vào hạt sen để kiểm tra. Nếu hạt sen khi bấm vào vẫn còn tiết được một ít nước thì đó là hạt sen tươi.
  • Tránh mua những hạt sen bị thâm, vỏ bên ngoài nhăn và bị dính nước vì những hạt này sẽ dễ bị thâm và mau héo.

Nước dashi ăn dặm là một trong những loại nước dùng không thể thiếu với một số bà mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Nhật. Có nhiều loại nước dùng dashi khác nhau như nấu từ rong biển, cá cơm, cá ngừ... tuy nhiên, nước dashi rau củ được ưu tiên lựa chọn vì nó có vị ngọt tự nhiên giúp bé cảm nhận được vị ngọt nguyên chất từ rau củ.

Theo chia sẻ từ bà mẹ Trần Thủy [Hà Nội] - người thường xuyên nấu nước dashi cho con gái Dưa Hấu [13 tháng tuổi] sử dụng thì nước dashi thường được chế biến và cấp đông, dùng cho bé ăn kèm với các món chính thay cho canh, súp hàng ngày hoặc dùng làm nước nấu cháo.

Chị Trần Thủy tham khảo cách nấu nước dashi ăn dặm từ mẹ Nhật để nấu cho con gái dùng.

Nếu muốn cho bé dùng rau củ quả luộc thì nên lấy rau củ tươi vì rau củ đã nấu dashi thì mất chất rồi.

Muốn nấu thành công nước dashi thì các mẹ cần tìm hiểu các nhóm rau củ quả nào phù hợp với nhau, nhiệt độ chín của mỗi loại như thế nào để biết cách cho lần lượt và theo thứ tự. "Thông thường khi nấu nước dashi nên dùng 5 loại rau củ quả. Tuy nhiên, mình muốn tăng thêm vị ngọt cho Dưa Hấu thưởng thức nên nhiều khi nấu hơn 5 loại".

Ngoài ra, khi nấu nước Dashi cũng cần phải cân đối lượng nước/ rau sao cho phù hợp. Loại nào cần cho vào trước, loại nào cần cho vào sau và ninh bao nhiêu phút là đạt chuẩn.

Chị Trần Thủy hướng dẫn các mẹ cách nấu nước dashi quen thuộc nhất từ rau củ quả:

- Bước 1: Rau củ quả mua về rửa sạch cắt khúc. Nên chọn rau theo mùa để tránh thuốc sâu và thuốc bảo quản [ví dụ: bí ngô, mướp, ngô nếp [nước sẽ thơm hơn, cà rốt, khoai tây, mía, su su…].

Một số loại rau củ quả được chị Thủy lựa chọn để nấu nước dashi.

- Bước 2: Cách nấu nước dashi:

Cho nguyên liệu vào nồi và đổ nước cách chừng 1 đốt ngón tay, tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào trước hay sau [mía, củ đậu, ngô nếp cho vào trước sôi 15 phút - khoai tây, khoai lang, cà rốt, su su cho vào sau ....] tổng thời gian đun là 30- 40 phút.

- Bước 3: Sau khi nấu nước dashi thành công, mẹ gạn lấy phần nước để nguội và cho vào khay trữ đông 15 - 30 ml để mỗi lần dùng thì lấy ra dùng dần.

Lưu ý: Nước dashi sau mỗi lần nấu trữ đông có thể dùng được trong 1 tuần. Phần rau củ quả đã luộc người lớn có thể ăn nhưng nếu muốn cho bé ăn thì nên luộc phần mới.

Sau khi nấu thành công các nồi nước dùng dashi, chị Trần Thủy chia sẻ công thức với các mẹ bỉm sữa khác và nhận được nhiều lời khen ngợi. Thậm chí, ai ai cũng xin phép được ghi chép cách làm hay và dùng dần cho bé.

Trước nhiều băn khoăn của các mẹ cho rằng có nên nêm thêm gia vị vào nước dùng để đỡ nhạt không, bé đỡ ngán không? Bà mẹ Trần Thủy khẳng định là không. "Bé ti mẹ từ 0 - 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm. Trong 6 tháng đó bé chỉ tiếp xúc mỗi vị của sữa mẹ nên cũng không biết "ngán" là gì.

Thật ra cảm giác "ngán" của người lớn là do chúng ta đã biết quá nhiều mùi vị, so sánh vị này vị kia, món này món kia mới thấy "ngán". Trẻ con từ 0 - 12 tháng ăn theo bản năng "đói - no", vị giác cũng chưa phát triển hoàn thiện nên phải tập bé ăn từng món một, từ vị thanh đến vị ngọt, vị chua và cuối cùng mới là vị mặn, vị cay. Càng giữ cho vị giác bé được ổn định càng lâu thì sau này giai đoạn 1 - 3 tuổi bé sẽ không bị chứng biếng ăn.

Bên cạnh đó, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để đảm bảo không gây hại cho bộ máy tiêu hóa của trẻ".

Dưới đây là một số nồi nước dùng dashi ăn dặm kiểu Nhật cho bé, mẹ có thể tham khảo:

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/me-ha-thanh-nau-nuoc-dashi-cho-con-an-dam-kieu-nhat-hoi-bim-...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/me-ha-thanh-nau-nuoc-dashi-cho-con-an-dam-kieu-nhat-hoi-bim-sua-thi-nhau-xin-cong-thuc-c32a757558.html

Theo Chi Chi - Ảnh NVCC [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề