Có nên đeo mặt Phật ở tay

Hiện nay, trang sức có gắn tượng Phật bằng ngọc, đá quý đang rất phổ biến. Việc này có nên hay không và có “tác dụng” gì đối với người đeo?

Có nên đeo mặt Phật ở tay

Sinh thời, Đức Phật có yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh, tạc tượng Người bởi Người không muốn rằng mọi người sẽ tôn sùng, sùng bài Người. Nhưng sau này, các Phật tử vẫn thường vẽ tranh hoặc tạc tượng Đức Phật. Điều này cũng rất thường tình bởi chúng ta luôn mong muốn ghi lại hình ảnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ. Hơn nữa, mỗi bức hình hay bức tượng Đức Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để trân trọng, thưởng ngoạn. 

Những lưu ý khi sử dụng trang sức gắn hình Đức Phật

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều. Không nên đeo trang sức có hình Phật, đeo vòng, chuỗi, mua những món đồ mang tính Phật giáo để trưng quanh nhà và cho rằng mình đang “tu tập”, đang rất “tinh tấn”. “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, những đồ vật này không phải phương tiện giúp chúng ta tu tập, cũng không phải “bằng chứng” về sự tinh tấn của chúng ta.

Một cách nghĩ sai lầm nữa là: chúng ta đeo trang sức gắn hình Phật, đeo chuỗi hạt chỉ để mọi người biết chúng ta là Phật tử thuần thành. Việc trở thành một Phật tử không phải một danh hiệu để khoe, để “treo biển thông báo”, để khoe khoang bằng cách đeo những món đồ liên quan đến Phật giáo; mà đó là một quá trình tu tập, tu dưỡng lâu dài, không ngừng nghỉ. Có xứng đáng là một Phật tử hay không thì chỉ có chính chúng ta mới biết, không ai có thể chứng thực rằng chúng ta là một Phật tử thật sự, ngay cả vị bổn sư mà chúng ta quy y cũng không thể khẳng định được nếu như chúng ta chỉ quy y lấy danh chứ không chịu tu tập

Đeo trang sức có hình Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,… không phải để “xua đuổi ma quỷ” hay là “cầu may mắn”, “cầu che chở”. Không được coi những món đồ có hình ảnh tâm linh này là một thứ bùa chú bởi như vậy là đi ngược lại tinh thần Phật giáo. 

Tuy nhiên, khi gặp những khó khăn hay những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống, do tâm trạng tiêu cực, cay đắng, uất hận, chúng ta có thể nóng nảy, làm những việc sai lầm. Nếu có mang bên người món đồ có hình ảnh của Đức Phật, của các vị Bồ tát thì trong lúc nóng nảy, nhìn những món đồ này, chúng ta có thể bình tâm lại, kiềm chế được những hành động không có lợi, nhờ đó tránh làm những việc sai lầm. Tác dụng của những món đồ mang ý nghĩa tôn giáo là như vậy, chứ không phải những món đồ này sẽ tạo ra “phép thuật” nào đó để thay đổi tình huống trong cuộc sống mà ta gặp phải.

Sử dụng trang sức có hình đức Phật như thế nào cho đúng

Khi thỉnh một món đồ mang tính Phật giáo, mục đích quan trọng nhất phải là:Dùng để nhắc nhở chúng ta phải tu tập nhiều hơn, sâu hơn nữa. Ví dụ: Khi đeo trang sức có gắn hình Đức Phật, chúng ta sẽ luôn tự nhắc mình phải có những cử chỉ, lời nói đúng mực, khuyến khích chúng ta kiên nhẫn, từ bi và luôn thận trọng trong từng ý nghĩ cũng như lời nói. Khi đeo trang sức có hình bông hoa sen, chúng ta sẽ tự nhắc nhở mình rằng mỗi ngày là một cơ hội để nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng từ bi, trí tuệ và tình yêu ngát hương như đóa sen này. Khi chúng ta giữ được suy nghĩ (ý), lời nói (khẩu) và hành động (thân) đều lương thiện, cao đẹp thì tự khắc sẽ gieo những thiện duyên, cuộc sống sẽ an lành. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể thỉnh những món đồ này về cho bản thân hoặc để tặng người thân, bạn đồng tu,… như một món quà vô giá về tinh thần. Nhiều người thắc mắc: khi đeo trang sức có hình Đức Phật hoặc các hình ảnh tâm linh khác trong những hoạt động đời sống thường ngày như nấu nướng, làm việc, tắm gội,… thì có bị tội hay không, có mất phước hay không. Như đã phân tích bên trên, những món đồ có các hình ảnh tâm linh này không hề mang ý nghĩa tâm linh thật sự mà chỉ là ý nghĩa giáo dục, tinh thần. Do vậy, có ngăn ngại gì chỗ sạch chỗ dơ chăng.

Tóm lại, việc có nên đeo trang sức có gắn hình Phật hay những hình ảnh tâm linh hay không là chuyện của từng cá nhân, tuy nhiên, nên phân biệt việc này khỏi những trò mê tín dị đoan, tin lời xằng bậy, coi những trang sức gắn hình ảnh tâm linh là “bùa hộ mệnh” hay “cầu may mắn”. Thay vào đó, hãy đúc một tượng Phật trong tâm mình bằng cách quy y Phật, hiểu và thực hành những lời Phật dạy, thì lúc đó, có mang theo hình ảnh Phật hay không cũng không quan trọng mà chúng ta luôn có Phật bên người.


 

Giác Hương Hạnh - Vườn hoa Phật giáo

Skip to content

Rất nhiều khách hàng thắc mắc có nên đeo mặt phật phong thủy hay không?? Và sợ rằng bị phạm khi đeo ở tay và làm những công việc bình thường. An Nhiên xin tiếp của phần 1 để giải thích rõ hơn cho các bạn hiểu rõ khi đeo mặt phật và những điều cần lưu ý.

>>> Những điều cần lưu ý khi đeo tượng phật (phần 1)

Trong những dòng tâm sự của bạn, tôi xin trích dẫn ra những gì khúc mắc chính đáng sau đây mà tôi sẽ giải đáp vì liên quan đến Phật pháp:

– Do nóng giận gây nghiệp khẩu nên đeo dây chuyền, vòng tay tượng Phật để đối trị “để giúp con có thêm nghị lực để tự kiềm chế mình, hạn chế không gây tạo thêm nghiệp xấu.”?

– Sợ mang tội khi đeo dây chuyền ấy vào chốn dơ uế vì có một pháp liệu nào đó đã khuyến cáo như vậy.?

Theo thỉnh nguyện của bạn tôi trả lời như sau:

Tôi muốn hỏi bạn: “Sợi dây chuyền mặt Phật là gì? Có phải là Đức Phật không? Nếu thực sự là Đức Phật có giúp bạn giảm hoặc hết tính sân si không? Có giúp bạn thêm nghị lực để tự kiềm chế mình không? Có giúp bạn không gây tạo nghiệp xấu không?

Nên hiểu, Đức Phật dạy trong kinh Di giáo : “Hãy tự nương tựa vào bản thân mình, không dựa vào ai khác. Hãy thắp lên mà đi với ngọn đuốc chánh pháp, không phải phi pháp”. Vậy, chuyển hóa tâm là do tự lực của mình không phải dựa vào người khác dù đó là Đức Phật. Nay trò dựa vào “sợi dây chuyền hay vòng tay mang mặt Phật” mà muốn có kết quả thì chẳng khác gì “nấu cát thành cơm”.

Nếu thực sự mấy sợi dây chuyền mang mặt Phật có tác dụng như vậy chúng ta chẳng cần tu tập làm gì chỉ đeo vào là đủ!?

Từ đây suy ra, trò nhầm lẫn mục đích sử dụng “trang sức tâm linh” là “phương tiện tâm linh”. Trong những phương tiện tâm linh của sự hành trì giáo pháp Phật đà, không có nhắc đến đeo dây chuyền mặt Phật.

Có nên đeo mặt Phật ở tay
Phật bản mệnh thạch anh tóc đen

Đã không phải là phương tiện tâm linh thì không có tác dụng tâm linh, đã vậy thì lấy đâu ra lỗi hoặc không lỗi?

  • Đã là “trang sức tâm linh” thì chỉ mang tác dụng thời trang, không liên quan gì đến hoạt động tâm linh (giáo luật, giáo nghi, giáo quy…). Từ đây bạn suy ra có lỗi hay không? Còn bạn bảo rằng có pháp liệu nào đó khẳng định đeo mang ở những chỗ không sạch sẽ thì có tội, vui lòng trích dẫn từ kinh nào, sách nào, ai viết, ai nói? Ngay khi trích dẫn từ quyển kinh, cuốn sách Phật giáo cũng chưa hẳn tin ngay vì có loại “kinh giả”, “sách dỏm”. Cho nên phải dùng lăng kính Phật môn là “tứ pháp ấn”, “tứ y cứ” chiếu soi mới có thể xác quyết. Ngoài ra, nếu họ là hòa thượng tiến sĩ, pháp sư hòa thượng, đại đức tăng ni… Xin lỗi, chẳng phải là luận cứ vững chắc vì Phật đã khuyến cáo tinh thần ấy trong kinh “Những người Kalama”.
  • Còn bây giờ, tôi trích dẫn pháp liệu có nguồn gốc rõ ràng là “Tâm kinh Bát nhã Ba la mật đa” đã dạy: “Không dơ, không sạch, không tăng, không giảm” là bản tâm bất nhị, chân như của Đức Phật và Thánh chúng. Vậy thì có ngăn ngại gì chỗ sạch chỗ dơ chăng, nếu bạn tin đó là Phật, Bồ tát? Đã vậy làm sao trò có tội?

Nếu có tội, thì tội trầm trọng nhất của trò là mê tín dị đoan, tin lời xằng bậy, dùng “thời trang tâm linh” làm “phương tiện tâm linh”.
Bản thân bạn đầy sân nộ, không chịu quán chiếu tác hại của nó mà quy y đầu Phật, nương nhờ thiện tri thức chỉ bày phương tiện tâm linh để chuyển hóa tâm, mà dễ tin vào sợi dây chuyền vô tri vô giác ấy mang lại tác dụng tâm linh. Điều này chẳng khác gì lau bên ngoài cái chậu làm sao làm sạch bên trong?

Cuối cùng tôi khuyên bạn nên đúc một tượng Phật trong tâm mình, tức là quy y Phật, đọc giáo điển, hành giáo pháp, rồi sau đó cảm niệm ân đức từ bi và trí huệ bất nhị của Ngài; luôn nghĩ đến lời Phật dạy, việc Phật làm, câu Phật nói mà y giáo phụng hành. Bấy giờ trò không mang sợi dây chuyền mặt Phật mà cũng luôn có Phật bên người. Còn bây giờ tuy trò không rời sợi dây chuyền mang mặt Phật nhưng trò cách xa Đức Phật ngàn trùng. Dầu trò đeo 200 năm cũng chẳng tác dụng gì, ngoài vẻ đẹp thời trang tôn giáo.
( trích dẫn từ câu trả lời của thầy Nguyên Thành)

Hện nay các kiến thức về tôn giáo đang bị biến tướng trầm trọng dưới mọi sự truyền đạt tam sao thất bản từ rất nhiều người không có kiến thức ko có tu tập, mong quí vị lưu ý rõ phân biệt đâu là chánh pháp, Phật pháp không phải là mê tín dị đoan !