C.mác và ph. ăngghen xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là?


NCS.Trần Thiên Tú
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở

​Trong giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang hết sức nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đã và đang tìm mọi cách chống phá thành quả cách mạng, mà trước hết là chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hiểu đúng về nền tảng tư tưởng, trước hết, đó là cách chúng ta nhận thức rõ hơn về cơ sở lý luận để nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; cũng từ đó, chúng ta có căn cứ để nhìn nhận và có phương pháp chống lại các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch.
​Hiện nay, không ít người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên còn mơ hồ về nền tảng tư tưởng, về diễn biến hòa bình. Trong bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân hàng năm, ai cũng có thể viết một cách máy móc là: lập trường chính trị vững vàng, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, … nhưng đôi khi, họ không biết rõ mình đang đứng trên lập trường chính trị nào, đâu là cơ sở lý luận để chúng ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ liên quan đến hệ tư tưởng nền tảng như: chủ nghĩa Mác – Lênin, mác xít, Lê nin nít, … vẫn chưa được hiểu rõ và hiểu đúng. Bài viết sẽ bước đầu tìm hiểu những quan niệm cơ bản về các khái niệm này.
​Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Trên cơ sở nhu cầu và mục đích nghiên cứu, đã có nhiều cách tiếp cận về Chủ nghĩa Mác – Lênin trên những phương diện (góc độ) khác nhau, theo đó, có năm cách tiếp cận cơ bản sau đây:

-Xét từ góc độ đối tượng (nó nghiên cứu cái gì, phục vụ cho ai): là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.
-Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển (ai làm nên nó): là hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển, vận dụng vào thực tiễn của V.I. Lênin.
-Xét từ góc độ mối quan hệ (giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn): là hệ thống quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại.
-Xét từ góc độ vai trò, chức năng: là hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học (nghiên cứu phát hiện và sáng tạo ra cái mới) và thực tiễn cách mạng (thực tiễn cải biến cái cũ, sáng tạo cái mới),
-Xét từ góc độ cấu tạo (nó gồm có những cái gì): Chủ nghĩa Mác - Lênin có ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành, đó là:
+Triết học Mác - Lênin;
+Kinh tế chính trị học Mác - Lênin;
+Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Qua năm cách tiếp cận trên, chúng ta có một cái nhìn khá toàn diện về Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó, cách tiếp cận theo các góc độ đối tượng, chủ thể sáng tạo và cấu tạo được sử dụng phổ biến, thông dụng nhất – được nhiều người biết đến nhất. Theo cách đó, có thể hiểu:
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
​Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, mà thống nhất thành một hệ thống.
​Triết học là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
​Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
​Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
​Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người (tức là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản).
​Như vậy, từ những vấn đề được nêu trên, chúng ta có thể thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin là sự thống nhất của ba thuộc tính: tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao cả. Tính khoa học thể hiện ở học thuyết là sự kế thừa của các thành tựu khoa học; bản thân học thuyết cũng đã thể hiện đó là một hệ thống lý luận mang tính logic, khoa học và nội dung chứa đầy những dự báo khoa học về tương lai. Tính cách mạng thể hiện trong việc học thuyết đã chỉ ra con đường đấu tranh, chống lại bảo thủ lạc hậu, chống lại chế độ áp bức bóc lột để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tính nhân văn thể hiện ở trong quan điểm về con người, về cuộc sống con người và việc xây dựng một chế độ mới trên cơ sở giải phóng con người khỏi khổ đau, áp bức.
​Khi đề cập đến Chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ liên quan, đó là Mác - xít, Lê - nin - nít,… những thuật ngữ này cũng cần được hiểu một cách thấu đáo, tránh nhầm lẫn chúng với nhau cũng như hiểu sai nghĩa của chúng.
Marxist (mác xít) và Marxism:
​Thuật ngữ Marxist ( phiên âm cũng như diễn đạt bằng tiếng Việt: Mác – xít) có thể hiểu trên hai nghĩa dựa trên từ loại của nó. Xét từ góc độ là tính từ, nó có nghĩa là liên quan đến hoặc hỗ trợ một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế trên cơ sở các tác phẩm của ​Karl Marx (dịch từ tiếng Anh: Adj: relating to or supporting a social, political, and economic theory that is based on the writings of Karl Marx). Ví dụ: Anh ấy có tư tưởng mác xít, nghĩa là: Tư tưởng anh ấy có những điểm giống Mác, tư tưởng đó có xu hướng theo và ủng hộ Mác (tư tưởng ấy có thể về lĩnh vực xã hội, chính trị hoặc kinh tế).
​Xét từ góc độ là danh từ, Mác – xít có nghĩa là người ủng hộ một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (dịch từ tiếng Anh: Noun: a supporter of a social, political, and economic theory based on the writings of Karl Marx). Ví dụ: Những người mác xít, nghĩa là những người đi theo, ủng hộ, bảo vệ học thuyết của Mác.
​Thuật ngữ Marxism là một danh từ, có nghĩa là một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế dựa trên ý tưởng và các tác phẩm của Karl Marx (dịch từ tiếng Anh: Noun: a social, political, and economic theory based on the ideas and on the writings of Karl Marx). ​Như vậy, có thể hiểu, Marxism là học thuyết của Mác hay chủ nghĩa Mác.
​Các cách hiểu đối với thuật ngữ: Leninist (Lê nin nít) và Leninism cũng tương tự như cách hiểu của Marxist và Marxism.
​Trên cơ sở trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản nhất về một số khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về học thuyết lý luận này, góp phần vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.

C.mác và ph. ăngghen xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là?

1.  Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Với tư cách là một môn khoa học, kinh tế chính trị Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu riêng.

Trở lại lịch sử kinh tế chính trị, trước C.Mác, ở mỗi thời kỳ phát triển, có các hướng xác định tìm đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị tương ứng. Chủ nghĩa trọng thương phát hiện đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực lưu thông; chủ nghĩa trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu trong các quan hệ kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp; kinh tế chính trị cổ điển xác định đối tượng nghiên cứu trong nền sản xuất. Mặc dù chưa thật toàn diện, song những tìm kiếm nêu trên có giá trị lịch sử, phản ánh trình độ phát triển từ thô sơ đến từng bước mang tính khoa học của lý luận kinh tế chính trị trước C.Mác.

Hộp 1.1. Quan niệm của A.Smith về Kinh tế chính trị

Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hướng tới hai mục tiêu, thứ nhất là tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiộn đề người dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có được nguồn ngân sách đầy đù cho nhả nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có.

Kế thừa những thành tựu khoa học kinh tế chính trị của nhân loại, bằng cách tiếp cận duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen xác định:

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển.

Với quan niệm như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của kinh tế chính trị học, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được xác định một cách khoa học, toàn diện ở mức độ khái quát cao, thống nhất biện chứng giữa sản xuất và lưu thông. Điều này thể hiện sự phát triển của lý luận kinh tế chính trị của C.Mác so với các lý luận kinh tế chính trị trước ông.

Luận giải về khoa học kinh tế chính trị, C.Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra: kinh tế chính trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định. Cách tiếp cận này được C.Mác thể hiện rõ nhất trong bộ Tư bản. Cụ thể, C.Mác cho rằng, đối tượng nghiên cứu của bộ Tư bản là các quan hệ sản xuất và trao đổi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mục đích cuối cùng của tác phẩm Tư bản là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội ấy.

Theo nghĩa rộng, Ph.Ăngghen cho rằng: “Kinh tế chính trị, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học vê những quy luật chi phổi sự sản xuât vật chất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người...Những điều kiện trong đó người ta sản xuất sản phẩm và trao đổi chúng đều thay đồi tuỳ từng nước, và trong mỗi nước lại thay đồi tuỳ từng thế hệ. Bởi vậy, không thể cỏ cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi nước và tất cả mọi thời đại lịch sử...môn kinh tế chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính lịch sử... nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triền của sản xuất và của trao đổi, và chi sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung cho sản xuất và trao đổi”.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị không phải là quan hộ thuộc một lĩnh vực, một khía cạnh của nền sản xuất xã hội mà là chỉnh thể thống nhất của các quan hệ sản xuất và trao đồi. Đó là hệ thống các quan hệ giữa người với người trong sàn xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và các quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tư cách là sự thống nhất biện chứng của sàn xuất và thị trường.

Kinh tế chính trị không nghiên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sàn xuất và trao đồi mà là hệ thống các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi. về khía cạnh này, V.I.Lênin nhấn mạnh thêm: “kinh tế chính trị không nghiên cứu sự sàn xuất mà nghiên cứu những quan hộ xã hội jpữa người với người trong sản xuất, nghiên cứu chế dộ xã hội của sản xuất”. Ở đây thể hiện sự nhất quán trong quan điểm của V.I.Lênin với quan điêm của C.Mác và Ph.Ănghen về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.

Các quan hệ của sản xuất và trao đối chịu sự tác động biện chứng của không chỉ bởi trình độ của lực lượng sản xuất mà còn cả kiến trúc thượng tầng tương ứng. Do vậy, khi xác định đối tượng nghiên cứu, kinh tế chính trị Mác - Lênin tất yếu đặt các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đồi trong mối liên hệ biện chứng với trình độ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất. Kinh té chính trị không nghiên cứu yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất, cũng không nghiên cứu biều hiện cụ thể của kiến trúc thượng tầng mà đặt các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trác thượng tầng tương ứng.

Khái quát: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chỉnh trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đoi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.

Quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi biểu hiện ở những bộ phận như: quan hệ sở hữu; quan hệ quản lý; quan hệ phân phối, phân bồ nguồn lực; quan hệ xã hội trong lưu thông; quan hệ xã hội trong tiêu dùng; quan hệ xã hội trong quản trị phát triển quốc gia; quản trị phát triển địa phương; quan hệ giữa sản xuất và lưu thông; giữa sản xuất và thị trường...

Khi nhấn mạnh việc đặt các quan hệ sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tâng tương ứng, kinh tế chính trị Mác - Lênin không xem nhẹ các quan hệ kinh tế khách quan giữa các quá trình kinh tế trong một khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tư cách là một chỉnh thể biện chứng của sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.

Trước đây, trong các công trình nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin thuộc hộ thống các nước xã hội chủ nghĩa, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ nhân mạnh đôi tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là mặt quan hệ sản xuất, mà quan hộ sản xuất thì lại chỉ quy về quan hệ sở hữu, quan hệ tô chức quản lý, quan hệ phân phối thu nhập. Cách hiểu này phù hợp với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tâp trung, không thực sát với quan diêm của các nhà kinh điển của kinh tế chính trị Mác - Lênin nêu trên và không thực sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Các nhà kinh điên khẳng định, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ xẫ hội của sản xuất và trao đổi nghĩa là mặt xã hội của sự thống nhât biện chứng của cả sản xuât, lưu thông, phân phôi, tiêu dùng. Đây là quan điểm khoa học và phản ánh đúng với thực tiễn vận động của nền sản xuât xã hội có sự vận hành của các quy luật thị trường.

2. Mục đích nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin là nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi. Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy, tạo động lực để không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết các quan hệ lợi ích.

Mục đích xuyên suốt của Kinh tế chính trị Mác - Lênin không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có mà hơn thế, kinh tế chính trị Mác - Lênin còn hướng tới cung cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đấy trình độ văn minh và phát triền toàn diện của xã hội. Kinh tế chính trị Mác - Lênin không phải là khoa học về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

Quy luật kinh tế:

Quy luật kinh té là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với nhũng trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội ấy.

Tương tự như các quy luật xã hội khác sự tác động và phát huy vai trò của quy luật kinh tế đối với sản xuất và trao đồi thông qua các hoạt động của con người trong xã hội với những động cơ lợi ích khác nhau.

Quy luật kinh tế tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích của con người, từ đó mà điều chỉnh hành vi của họ. Khi vận dụng đúng các quy luật kinh tế, sẽ tạo ra các quan hệ lợi ích kinh khách quan, đúng đắn tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong xã hội. Thông qua dó thúc đầy sự giàu có và văn minh của xã hội.

Giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế có sự phân biệt. Chính sách kinh tế cũng tác động vào các quan hệ lợi ích, nhưng sự tác động đó mang tính chủ quan.

Hộp 1.2. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người không thề thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng không phù hợp, con người phải thay đồi hành vi của mình chứ không thay đổi được quy luật.

Chính sách kinh tế là sàn phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thề phù hợp, hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thề ban hành chính sách khác để thay thế.

Giá trị khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện ở chỗ phát hiện ra những nguyên lý và quy luật chi phối các quan hệ lợi ích giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi. Kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin do đó, tạo cơ sở lý luận khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triền kinh tế - xã hội của một quốc gia phù hợp với những giai đoạn phát triển nhất định. Đường lối, chính sách phản ánh đặc trưng chế độ chính trị, định hướng con đường phát triền của quốc gia đó. Sẽ là thiếu khách quan nếu đối lập cực đoan kinh tế chính trị Mác - Lênin với các khoa học kinh tế khác. Tương tự, sẽ rất khó có được tầm nhìn khi phủ định giá trị của kinh tế chính trị Mác - Lênin đối với phát triển.

Vì vậy, từng thành viên trong xã hội cần nắm vững những nguyôn lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin để có cơ sở lý luận khoa học cho việc giải quyết những mối quan hệ lợi ích trong phát triển quốc gia cũng như hoạt động gắn với đời sống của mỗi con người.

3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn khoa học có phương pháp nghiên cứu riêng.

Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin cần vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành thích hợp.

Vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật đế thấy được các hiện tượng và quá trình kinh tế hình thành, phát triển, chuyển hóa không ngừng, giữa chúng có mối liên hệ tác động biện chứng với nhau, các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đồi ứng với từng điều kiện cụ thể nhất định luôn thuộc về một chỉnh thể những mối liên hệ trong nền sản xuất xã hội tương ứng với những trình độ phát triền, trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Đe nhận thức dược các hiện thực kinh tế khách quan và khái quát thành các khái niệm, phạm trù khoa học kinh tế chính trị, cùng với việc vận dụng phép biện chứng duy vật, kinh tế chính trị Mác - Lênin còn yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp như: trừu tượng hóa khoa học, logíc kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ thống hóa, mô hình hóa, khảo sát, tổng kết thực tiễn... Đây là những phương pháp phổ biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội.

Trong đó, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng như một phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác - Lênin bởi vì các nghiên cứu của khoa học này không thề được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, không thể sừ dụng các thiết bị kỹ thuật như trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. Mặt khác, các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, các quá trình kinh tế luôn phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên việc sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học giúp cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng tiếp cận được bản chất đối tượng nghiên cứu.

Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp được tiến hành bằng cách nhận ra và gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng tạm thời, gián tiếp trên cơ sở đó tách ra được những dấu hiệu điền hình, bền vững, ổn định, trực tiếp của đối tượng nghiên cứu. Từ đó nắm được bản chất, khái quát thành các phạm trù, khái niệm và phát hiện được tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu.

Để sử dụng tốt phương pháp trừu tượng hóa khoa học, cần có kỹ năng khoa học xác định đúng giới hạn của sự trừu tượng hóa. Việc loại bỏ những hiện tượng tạm thời, ngẫu nhiên phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch bản chất của đối tượng nghiên cứu. Không được tuỳ tiện loại bỏ yếu tố phản ánh trực tiếp bản chất của đối tượng nghiên cứu; càng không được tuỳ tiện giữ lại những hiện tượng, yếu tố tạm thời cần phải được gạt ra khỏi quá trình nghiên cứu. Giới hạn của sự trừu tượng hóa phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Thí dụ, đe nghiên cứu tìm ra bản chất của quan hệ lợi ích kinh tế ạiữa người lao dộng với người sử dụng sức lao động trong một điều kiện tồ chức sản xuất nhất định, có thể gạt bỏ đi yếu tố mang tính tình cảm cá nhân giữa hai chủ thể này, song không thề gạt bỏ lợi ích kinh tế mà mỗi chủ thể sẽ nhận được trong mối quan hệ đó. Việc gạt bò yếu tố lợi ích ra khỏi quá trình nghiên cứu sẽ làm thay đổi bản chất, quan hệ đó không còn là quan hệ lợi ích kinh tế nữa.

Ngày nay, với sự phát triển hét sức phức tạp của các quan hệ kinh tế, ngoài các phương pháp nghiên cứu đặc thù, kinh tế chính trị Mác - Lênin còn yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành, các phương pháp nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu dựa trên bằng chứng, tổng kết thực tiễn để làm cho các kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin gắn bó mật thiết với thực tiễn.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.