Chứng thư kiểm dịch là gì

Kiểm dịch thực vật là gì? Tại sao cần giấy kiểm dịch khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tại sao cần giấy kiểm dịch thực vật

Giấy kiểm dịch thực vật [Tham khảo]

Kiểm dịch thực vật [Phytosanitary] là công tác quản lý của Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh; vi sinh vật có hại; cỏ dại nguy hiểm. Có nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhằm chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiểm dịch động – thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng, Nhà nước ta bắt buộc với một số hàng hóa. Nếu lô hàng chưa kiểm dịch sẽ bị “hoãn lại” khi làm thủ tục hải quan.

Những loại hàng hóa phải kiểm dịch thực vật?

Lấy mẫu quế [thử] để làm kiểm dịch.

Thông thường, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, thức ăn chăn nuôi,… có khả năng cao phải làm kiểm dịch.

Bạn nên tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác danh mục phải kiểm dịch. 

Tuy nhiên, Thông tư 40 được nhận xét là khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các cán bộ hải quan.

Với thông tư này, đến đầu năm 2014 chưa có bảng danh mục chi tiết theo HS CODE đích danh những mặt hàng phải kiểm dịch. Chẳng hạn như mục d, Quy định “Gỗ và các sản phẩm của gỗ” trừ khi có giấy miễn kiểm dịch. Vì vậy, những mặt hàng như gỗ MDF nhập khẩu đã qua xử lý vẫn phải đi xin giấy miễn. Nhưng tốn kém thêm thời gian và các chi phí!

Dự thảo này quy định chi tiết hàng hóa theo HS CODE phải kiểm dịch khi nhập khẩu. Xem chi tiết tại website Cục bảo vệ thực vật.

Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.

Nội dung này được hướng dẫn trong Công văn số 89/BTC-TCHQ. Như vậy sẽ giảm bớt khó khăn cho các công ty xuất nhập khẩu.

Quy trình kiểm dịch thực vật

Bạn có thể tra cứu quy trình tại thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.

Tùy theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà quy trình có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 

Sau khi hoàn thành thủ tục, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, thu phí, trong vòng 24 giờ. Cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho hàng hóa của bản.

Nội dung chính của giấy này có thông tin như:

  • Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
  • Số lượng và loại bao bì
  • Nơi sản xuất
  • Tên & khối lượng sản phẩm
  • Tên khoa học của thực vật
  • v.v…

Các chi cục kiểm dịch động – thực vật ở nước ta:

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng [đánh số từ 1 đến 9] trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:

  1. Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
  2. Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
  3. Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
  4. Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình  Định
  5. Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  6. Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
  7. Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
  8. Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
  9. Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ

Một số văn bản pháp luật liên quan đến kiểm dịch thực vật

  • Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư số 01/2012/TT-BTC: Hướng dẫn thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch.

Tags:

Giấy kiểm dịch thực vật

Hoạt động Kiểm dịch thực vật [tiếng Anh là Phytosanitary] là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. 

Nếu bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận vận tải, dịch vụ hải quan thì chắc hẳn sẽ có lúc bắt gặp loại thủ tục giấy tờ này bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Còn đối với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài.

Các hoạt động Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan. Vậy thì…
 

Mặt hàng nào phải kiểm dịch thực vật?

Đó chính là hàng hóa có nguồn gốc thực vật như cây và bộ phận của cây, các sản phẩm từ thực vật [nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi…] sẽ phải làm kiểm dịch trước khi đưa vào sử dụng.

Để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch, bạn search: Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 09 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT áp dụng ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; và Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNT áp dụng ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

 
Quy trình làm kiểm dịch thực vật

Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm dịch thực vật, bạn có thể tra cứu quy trình này trong thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 [thay thế Thông tư 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2012].
Quy trình kiểm dịch sẽ có sự khác nhau ít nhiều tùy theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.


Lưu ý: Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký kiểm dịch tại Trung tâm KDTV vùng 02, bạn phải khai báo thông tin đăng ký kiểm dịch thực vật online và bạn có thể tham khảo một vài hướng dẫn bên dưới:


•    Hàng xuất:

-    Đăng ký tài khoản [theo mẫu_như hình ảnh đính kèm] nộp cho….


 -    Đăng ký hoàn tất bạn sẽ nhận được email bạn click vào open để truy cập vào website KDTV vùng 02.


 
-    Chọn: Khai dự khảo chứng nhận Kiểm Dịch Thực Vật Xuất Khẩu và khai báo thông tin chứng thư.

 

-    Hoàn tất bấm nút “Gửi”, Chứng thư nháp sẽ được gởi qua mail [in ra, kiểm tra và nộp bổ sung vào hồ sơ, đóng lệ phí để lấy chứng thư].

 •    Hàng nhập: Bạn có thể lên trang web //vnsw.gov.vn/ và //www.kdtv2.com/mot-cua-quoc-gia để tham khảo nhé.
 

Sau khi tiến hành các bước theo quy trình, lô hàng của bạn sẽ được cấp: 
Chứng nhận kiểm dịch thực vật [Phytosanitary Certificate]
Sau khi thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:

•    Tên và địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu•    Số lượng và loại bao bì•    Nơi sản xuất•    Tên và khối lượng sản phẩm•    Tên khoa học của thực vật

•    v.v…


 

MẪU CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬTHÀNG NHẬP KHẨU

HÀNG XUẤT KHẨU


 

Trường hợp bạn vẫn chưa biết làm thủ tục kiểm dịch ở đâu, thì cần biết thông tin sau:
Địa chỉ các chi cục kiểm dịch:
Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng [đánh số từ 1 đến 9] trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Một số địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:

1.    Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng2.    Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. HCM3.    Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng4.    Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, Tp. Quy nhơn, tỉnh Bình  Định5.    Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Tp. Hà Nội6.    Vùng 6: 28 Trần Phú, Tp. Vinh, Nghệ An7.    Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn8.    Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lào Cai

9.    Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, Tp. Cần Thơ


 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu những nội dung liên quan đến Kiểm dịch thực vật. Mong rằng bạn sẽ gặp thuận lợi trong việc làm thủ tục kiểm dịch. Nếu bạn đang quan tâm hay cần một dịch vụ để tư vấn hỗ trợ đăng ký kiểm dịch, lấy chứng thư nhanh hãy liên hệ với Shuttle Cargo qua hotline 0931 810 810 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề