Bao lâu thì cần thay lá bố

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

  1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NỒI XE CÔN TAY:

+ CẤU TẠO:

  • Nồi côn là bộ phận trung gian, có nhiệm vụ truyền moment xoắn từ trục khuỷu đến trục chủ động của bộ số. Nồi côn có một tính năng cơ bản là đóng – cắt chuyển động, vì vậy người ta mới gọi nó là bộ ly hợp. Do đặc tính chịu ma sát trong quá trình hoạt động nên để giải nhiệt thì đa số các loại xe côn tay hiện tay đều sử dụng bộ li hợp ướt – ngâm trong dầu. một bộ li hợp của xe côn tay có các bộ phận chính như: lá bố, lá sắt, 2 mặt nhôm ép cố định và di động, lò xo ép nồi, vỏ li hợp [chuồng heo], nhông chuyền động, bộ phận giảm chấn.

2.lò xo nồi; 3.đế nhôm di động; 15.đế nhôm cố định; 17.vỏ li hợp; 7.lá bố; 8.lá sắt

+ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:

  • Moment truyền từ cốt máy [trục khuỷu] qua bộ nhông truyền động. Bộ nhông truyền động này liên kết với vỏ li hợp bằng bộ giảm chấn bằng cao su hoặc bằng lò xo tùy dòng xe. Vỏ li hợp có các rãnh để ăn khớp với các khía trên lá bố. Các lá sắt cũng sẽ có các khía để ăn khớp với các rãnh đế nhôm cố định. Lá bố và lá sắt  nằm giữa 2 mặt đế nhôm sẽ được ép chặt lại nhờ lực ép của lò xo tác dụng lên đế nhôm di động. Các lá bố và lá sắt này sẽ truyền lực từ vỏ li hợp đến đế nhôm cố định. Trục chủ động của bộ số sẽ ăn khớp then hoa với đế nhôm bị động. Khi động cơ hoạt động thì chế độ làm việc của bộ li hợp chia làm 2 trường hợp đó là trạng thái li hợp đóng và trạng thái li hợp mở [cắt côn]
  • TRẠNG THÁI LI HỢP ĐÓNG: Như cậy, khi đóng li hợp thì đường truyền công suất sẽ đi từ: cốt máy > bộ nhông truyền > vỏ li hợp > lá bố  > lá sắt > đế nhôm cố định > trục chủ động bộ số > trục bị động bộ số > nhông sên dĩa > bánh xe.
  • TRẠNG THÁI LI HỢP MỞ [CẮT CÔN]: Khi cắt côn thì ti ép côn sẽ tác dụng một lực ngược hướng với lực tác dụng của lò xo lên mâm ép di động, làm cho lò xo bị nén lại, mâm ép di động bị đẩy ra. Lúc này bộ lá bố và lá sắt sẽ được tách ra do lực ép của lò xo không còn tác dụng lên mâm ép di động. Như vậy, đường truyền công suất lúc này sẽ đi từ: cốt máy > bộ nhông truyền > vỏ li hợp > lá bố. Lá sắt, đế nhôm cố định và trục chủ động của bộ số sẽ quay trơn theo bánh xe.
  1. VAI TRÒ CỦA BỐ LI HỢP TRONG HỆ THỐNG:
  • Như ta đã biết thì bộ li hợp hoạt động dựa trên lực ma sát trượt. Lực ma sát này có các đặc điểm như: tỉ lệ với độ lớn của áp lực, phụ thuộc vào vào vật liệu và tình trạng của 2 bề mặt tiếp xúc.
  •  Khi mất hoặc giảm ma sát thì li hợp sẽ bị tuột. Việc sử dụng tổ hợp các lá bố và lá sắt nhằm mục đích giảm nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hoạt động, đưa hệ số ma sát về một giá trị ổn định phù hợp với chế độ làm việc của động cơ, tăng độ bền cho cơ cấu li hợp.
  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỰC ÉP LÒ XO NỒI:
  • Lò xo nồi là bộ phận tạo nên lực ép lên các lá bố ma sát khiến chúng kết lại với nhau thành một khối.

  • Theo công thức của lực ma sát thì Fms= µ.N. Trong đó µ là hệ số ma sát [const], N là phản lực tác dụng, cũng chính là lực ép của lò xo. Như vậy để tăng lực ma sát thì chúng ta cần phải tăng độ cứng của lò xo. Một cái lò xo nồi bị nhão hoặc bị lún sẽ cho ra một phản lực N nhỏ, khiến cho lực ma sát giảm và kết quả là tuột nồi
  1. ƯU NHƯỢC ĐIỂM SO VỚI NỒI TỰ ĐỘNG:
  • Xét về cấu tạo thì nồi tự động cũng giống như nồi côn tay nhưng khác ở chỗ là nồi tự động có thêm một bộ li hợp tiếp động [nồi trước] ở trục cốt máy.
  • Loại bỏ được một bộ li hợp tiếp động sẽ giúp cho xe tăng hiệu suất truyền động. Nguyên nhân là do nồi tiếp động sẽ gây ra độ trượt ở ga đầu để tăng dần moment truyền động bộ li hợp giúp cho xe từ từ chuyển bánh.
  • Khiến cho cơ cấu truyền động đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn.
  • Người điều khiển chủ động hơn trong việc cắt côn, điều khiển xe linh hoạt hơn.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp, bão dưỡng nhanh và dơn giản
  • NHƯỢC ĐIỂM CỦA NỒI CÔN TAY:
  • Kẹt xe phải bóp côn liên tục.
  • Dễ bị cháy bố nếu không sử dụng đúng cách
  • Khởi hành ngang dốc khá khó khăn
  • Dễ bị dọng nồi nếu như không bảo dưỡng thường xuyên
  1. NGUYÊN NHÂN BỊ TUỘT NỒI, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC TUỘT NỒI:
  • Việc sử dụng xe trong một thời gian dài sẽ dẫn tới việc các chi tiết cơ khí trong xe bị hao mòn. Trong đó, bố li hợp là chi tiết dễ bị hư hại nhất trong động cơ.
  • Có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến bộ côn li hợp bị hư hại như:

+ Lò xo ép nồi do chịu nén trong suốt quá trình hoạt động của xe nên sẽ bị mềm, giảm độ đàn hồi hoặc thậm chí là bị lún. Điều đó sẽ khiến cho đặc tính đàn hồi của lò xo giảm, giảm lực ép lên bố li hợp.

Lò xo nồi bị lún

+ Trong suốt quá trình hoạt động của xe thì lá bố và lá sắt sẽ bị bào mòn do tác dụng của lực ma sát. Khi bị bào mòn thì chúng sẽ mỏng lại, bề dày tổng thể của bộ lá bố lá sắt không còn như ban đầu. chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy các lá bố bị mòn khi độ rơ của tay côn lớn dần trong quá trình sử dụng. Điều đó sẽ làm bộ li hợp của chúng ta sẽ bị giảm khoảng cắt côn. Độ dày của bộ lá bố giảm đến khi vượt giới hạn cho phép theo từng dòng xe thì lực ép của lò xo bị giảm lại khiến cho lực ma sát giảm và kết quả là tuột nồi.

+ Bề mặt bố bị chai hoặc bị cháy sẽ khiến cho hệ số ma sát giữa hai bề mặt bố và sắt giảm đi đáng kể, mặc dù lực ép lò xo lớn nhưng hệ số ma sát nhỏ thì lực ma sát vẫn sẽ nhỏ, gây ra tuột nồi.

Bố li hợp bị cháy

  • Tuột nồi có nhiều cấp độ, có thể nhận biết xe bị tuột nồi bằng một vài cách đơn giản như:

+ Khi sử dụng cần để đạp để khởi động máy thì đạp xuống hơi sâu mới lôi được cốt máy quay, còn từ vị trí ban đầu đến lúc cốt máy bắt đầu quay là bố li hợp bị tuột, độ lớn của lực ma sát chưa đủ lớn để các lá bố liên kết lại với nhau.

+ Khi đề pa thì xe sẽ bị đừ, không còn bốc như lúc đầu sử dụng.

+ Khi sang số thì máy sẽ bị rống, xe bị giảm tốc độ, khoảng vài giây sau sẽ tăng tốc độ lại.

  • TÁC HẠI CỦA VIỆC TUỘT NỒI:
  • Tuột nồi sẽ làm xe xe bị lì, không còn bốc như ban đầu; tốc độ của xe sẽ bị giảm, để tăng tốc độ như mong muốn phải vặn ga nhiều hơn, xe sẽ bị hao xăng. Cảm giác lái khó chịu, không tốt như ban đầu. Càng tải nặng thì sẽ càng bị tuột nồi, máy càng rống lớn hơn.
  1. LÀM NỒI LÀ LÀM GÌ, CẦN THAY NHỮNG PHỤ TÙNG NÀO:
  • Làm nồi là một biện pháp để cải thiện lực ma sát giữa các lá bố để sự liên kết giữa chúng là tốt nhất. Vậy ta cần thay những gì để cải thiện lực ma sát? Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cần phải biết những hư hỏng gì xảy ra trong bộ nồi:

+ BỐ LI HỢP [LÁ BỐ - LÁ SẮT]: sử dụng trong thời gian dài thì bố li hợp sẽ bị mòn, chúng ta có thể nhận biết bằng cách đo kiểm và so sánh thông số với tài liệu của hãng; bố li hợp bị cháy, đổi màu do rà côn khi kẹt xe; lá bố bị chai, độ dày bố li hợp vẫn còn trong khoảng cho phép nhưng bố không bắt, bề mặt bố nhẵn bóng; bố li hợp bị cong vênh do lực ép của các lò xo nồi không đồng đều.

+ LÒ XO LI HỢP: lò xo bị lún, bị giảm độ đàn hồi, độ dài của các lò xo không đồng đều.

+ 2 MẶT ĐẾ NHÔM CỐ ĐỊNH VÀ DI ĐỘNG: bề mặt tiếp xúc của 2 mặt đế nhôm với bố bị mòn do sử dụng một loại bố quá cứng sẽ khiến bề mặt tiếp xúc không được tốt.

  • Sau khi đã xác định được các chi tiết hư hỏng trên thì để cải thiện lực ma sát thì chúng ta phải thay thế các chi tiết hư hỏng.

Lò xo nồi và lá bố nồi

  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẠI PHỤ_TÙNG_HÀNG_HIỆU:
  • Tại đây, khi nhận xe, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra xe của bạn, nếu bộ côn của bạn còn tăng chỉnh được thì chúng tôi sẽ tăng chỉnh miễn phí cho xe của bạn. Trường hợp bộ nồi của bạn không còn tăng chỉnh được nữa, chúng tôi sẽ tiến hành tháo các chi tiết và kiểm tra, đo kiểm, xác định các chi tiết hư hỏng và tiến hành thay thế.
  • Điểm khác biệt tại TẠI PHỤ_TÙNG_HÀNG_HIỆU là khi lắp vào cho xe, chúng tôi sẽ ngâm bố trong nhớt để cho bố thấm đều nhớt. Mục đích của việc đó sẽ giúp cho bố không bị cháy khi mới lắp vô máy, khởi động máy lền đầu tiên.

Ngâm bố trong nhớt để bố thấm đều nhớt trước khi gắn

  • Để đảm bảo độ bền cho các chi tiết thì khi lắp vào, chúng tôi sẽ sử dụng cần siết lực để siết ốc theo tiêu chuẩn của hãng dành cho xe của bạn. Việc siết đúng lực rất qua trọng, khi ốc bị siết quá căng thì sẽ gây mỏi chi tiết và kết quả là gãy ốc, hoặc ốc bị siết quá yếu thì sẽ dễ bị vặn ngược ra trong quá trình sử dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  1. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG XE CÔN TAY:
  • Thay nhớt đúng hạn, loại phù hợp cho xe, đúng chỉ số nhiệt, đủ lượng nhớt cần thiết.
  • Hạn chế ít nhất việc rà côn vì rà côn sẽ làm tăng nhiệt độ của các lá bố kết quả là cháy bố.
  • Sử dụng những phụ tùng thay thế chính hãng, tránh sử dụng phụ tùng nhái, kém chất lượng sẽ gây hư hỏng cho xe.
  • Sửa chữa, bão dưỡng xe định kỳ ở những nơi uy tín
  • Thay lọc nhớt đúng hạn đối với những xe sử dụng lọc tinh.

***

Mục tiêu của shop là cập nhật, đưa thông tin đến quý khách, để quý khách hiểu rõ bộ nồi hoạt động như thế nào, qua đó sẽ chăm sóc tốt hơn cho xế yêu của mình, đưa ra những lựa chọn sáng suốt khi xe gặp trục trặc. Đến đây thì bài viết cũng đã khá dài, shop #PHỤ_TÙNG_HÀNG_HIỆU xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu bạn thấy hay thì hãy like và chia sẻ bài viết để shop có động lực viết tiếp những bài viết tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề