Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng năm bao nhiêu năm

27/01 – Chúa Nhật 3 Thường Niên năm C.
“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”.

Lời Chúa: Lc 1, 1-4; 4, 14-21

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Vì có nhiều người khởi công chép lại những biến cố đã xảy ra giữa chúng ta, theo như các kẻ từ đầu đã chứng kiến và phục vụ lời Chúa, đã truyền lại cho chúng ta, phần tôi, thưa ngài Thêophilê, sau khi tìm hỏi cẩn thận mọi sự từ đầu, tôi quyết định viết cho ngài bài tường thuật sau đây, để ngài hiểu chân lý các giáo huấn ngài đã lãnh nhận.

Bấy giờ Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền lực Thánh Thần, và danh tiếng Người lan tràn khắp cả miền chung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người ca tụng. Người đến Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày nghỉ lễ, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng:

“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”.

Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Lạy Cha trên trời, trong ngày cuối cùng của Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Panama, con xin dâng lên Cha ngày hôm nay cùng với tất cả niềm vui và nỗi buồn của con, để cầu nguyện cho giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ của châu Mỹ La Tinh, xin cho họ biết noi gương Đức Maria, đáp lại lời mời gọi của Chúa nhằm truyền đạt cho thế giới niềm vui Tin Mừng. Lạy Cha chúng con ở trên trời….

WITH JESUS IN THE MORNING

Heavenly Father, on this last day of World Youth Day in Panama, I offer you this day, all my joys and sufferings, that young people, especially in Latin America, follow the example of Mary and respond to the call of the Lord to communicate the joy of the Gospel to the world. [Our Father]

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI CHIỀU

“Lạy Chúa, này chúng con đây cảm thấy ngượng ngùng bởi con người, dù được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng lại dám làm những điều đáng xấu hổ. Xin Chúa nhớ đến chúng con trong lòng thương xót của Ngài.” [ĐGH Phanxicô] Chúa ơi! Xin tha thứ cho chúng con mỗi khi chúng con lạc xa đường lối của Ngài.

WITH JESUS IN THE AFTERNOON

“Here we are, Lord, ashamed of what humanity, made in your image and likeness, is capable of doing. Remember us in your mercy.” [Pope Francis] Forgive us, Lord, when we stray from your path.

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Lắng nghe Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay, con hiểu rằng con còn nghèo nàn lắm, bởi vì con đã không yêu đủ, như một tù nhân trong giới hạn của mình, sợ hãi và mù quáng, vì con đã luôn không nhận ra dấu chỉ Lòng Thương Xót của Chúa. Tuy nhiên con biết rằng, tình yêu Chúa dành cho con không phụ thuộc vào việc con là ai. Bất kể điều gì, Chúa luôn nhìn con và bảo vệ con luôn mãi. Với niềm an ủi ấy, con sẽ đi vào giấc ngủ với niềm hạnh phúc vì được trở nên con cái của Chúa. Kính Mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT

Listening to your Word today, at Mass, I understood that I too am poor, because I do not love enough, a prisoner of my limits and my fears and blind, because I do not always see the signs of Your mercy. Yet I know that your love for me does not depend on what I am and that you look at me and protect me always, no matter what. With this consolation I fall asleep happy to be your child. [Hail Mary]

26/01 – Chúa Nhật 3 Thường Niên năm A. – MỒNG HAI TẾT CANH TÝ.
“Người vào Capharnaum để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã tiên báo”.

Lời Chúa: Mt 4, 12-23

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: “Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết”.

Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: “Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến!”

Nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: “Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta”. Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người.

Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người.

Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG MÙNG 2 TẾT

Lạy Cha, khởi đầu sáng ngày mùng 2 Tết hôm nay, con hướng về Cha và cầu nguyện cách đặc biệt cho ông bà, cha mẹ của con được hồn an xác mạnh, hạnh phúc bên đoàn con cháu. Xin Cha chúc phúc, gìn giữ các ngài, để các ngài luôn sống an vui thánh thiện và truyền lại đức tin cũng như sự khôn ngoan cho con cháu. Lạy Cha chúng con ở trên trời…

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY MÙNG 2 TẾT

“Ông bà chính là kho báu trong gia đình. Xin hãy chăm sóc ông bà của các con: yêu thương họ và để cho họ trò chuyện với con cái của các con.” [ĐGH Phanxicô] Lạy Chúa, xin cho ông bà của chúng con được thể hiện vai trò tích cực của họ trong gia đình. Và xin cho mỗi người con cái trở nên người xây dựng hòa bình, tinh thần yêu thương và đối thoại trong chính gia đình của mình, biết làm cách nào để xóa bỏ những rào cản thế hệ giữa họ và ông bà cha mẹ.

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI MÙNG 2 TẾT

Ngày hôm nay kết thúc, con suy nghĩ về cách mình đã đối xử với ông bà của con. Xin tha thứ cho con nếu con không tôn trọng họ. Xin chữa lành trái tim con và để cho con có thể dạy lại cho người khác biết coi trọng người già trong xã hội. Kính mừng Maria…

CN 5371: XIN CHÚA BAN ÂN SỦNG CHO CON [KL21]

19 Tháng Bảy 20227:24 SA[Xem: 20]

Bài giảng: Tôi nghiệm thấy đúng là phải có ân huệ Chúa ban nên tôi đã được đi hành hương Đất Thánh đến hai lần. Khi đến những nơi đã từng in bước đường mà Chúa Giêsu đã đi, tôi có cảm tưởng là mình được đọc cuốn Thánh Kinh Thứ Năm. Từ đó, tôi xác tín rằng Chúa là một Thiên Chúa thật, một con người thật, không phải là truyền thuyết hay tưởng tượng.

Bài 11

CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU

Lời Chúa     :         “Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn, tật nguyền của dân.” [Mt 4,23].

Ý chính       :         1. Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu. [Mt 4,23-25]

              2. Chúa Giêsu chọn gọi các Tông đồ. [Lc 6,14-16]

Quy chiếu   :         sách GL.HTCG 1992 số 512-570

Tâm tình     :         Chiêm ngắm Chúa Giêsu yêu mến và bắt chước Người.

Chuẩn bị     :         GLV đọc lại giáo án bài 4 cấp I và cấp II.

I. ỔN ĐỊNH.

1. Đón tiếp.

2. Thánh hóa.

3. Giới thiệu bài mới :

Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô mời gọi chúng ta tìm hiểu về công cuộc Nhập thể cứu chuộc của Người mà bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu biết về cuộc đời trần thế của Người.

II. TỪ CUỘC SỐNG.

Đọc lịch sử danh nhân thế giới, chúng ta gặp thấy mỗi người một sắc thái, một tài năng, một sự nghiệp, một nét đẹp, nét hùng...

Đọc Tin Mừng, chúng ta thấy cuộc đời của Chúa Giêsu như thế nào ? Muốn biết, tốt nhất chúng ta hãy lên gặp Chúa để nghe lời Người.

III. LÊN TỚI CHÚA.

A. Công bố Lời Chúa.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu [Mt 4,23-25]

“Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân. Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri-a. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỉ ám, kinh phong, bại  liệt ; và Người đã chữa họ. Từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, đám đông lũ lượt kéo đến đi theo Người.”

- Đó là Lời Chúa.

+ Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.

[thinh lặng giây lát rồi mời ngồi].

B. Dẫn giải nội dung giáo lý.

1. Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu. [Mt 4,23-25] :

Đoạn Tin Mừng vừa tuyên đọc tóm tắt khá đầy đủ về cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Người đã sinh ra tại làng Bêlem, sống ẩn dật tại Nadarét, nước Do thái. Khoảng 30 tuổi, Người đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cuối cùng, Người chịu chết trên thập giá thời Phongxiô Philatô rồi sống lại, và lên trời.

a] Mục đích :

- Mặc khải về Chúa Cha :

Chúa Giêsu dùng cả đời mình để nói cho ta biết về Chúa Cha. Chúa Giêsu quả quyết rằng : Thiên Chúa là Cha và Người yêu thương chúng ta [x. Mt 6,9]. Đặc biệt, chính cuộc sống của Chúa Giêsu bằng lời nói, bằng việc làm, qua cách Chúa đối xử với từng hạng người [người tội lỗi, bệnh nhân, những người nghèo khó, những bậc thông thái, giàu có...] đều biểu lộ cho ta biết về Chúa Cha, đều phản ảnh Thiên Chúa tình yêu “Ai nhìn thấy Thầy là thấy Chúa Cha” [Ga 14,9] ; “Ta và Cha Ta là một” [Ga 10,30].

- Tất cả cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu cũng tương tự như cuộc sống của bất cứ người nào ! Sinh ra - lớn lên - làm việc và chết đi... Nhưng đồng thời lại bộc lộ một sự thật cao cả về tình thương cứu độ của Thiên Chúa mà chúng ta có thể ghi nhận một số nét sau đây :

+ Cứu chuộc loài người : cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu được kết thúc bằng cái chết trên Thập giá và sống lại để cứu chuộc loài người. Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu đều có giá trị cứu chuộc, từ khi sinh ra trong nghèo khó, sống ẩn dật ở Nadarét, rao giảng Nước Trời... Chúa Giêsu vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha, chu toàn sứ mệnh cứu độ. Trong những tháng ngày rao giảng Tin Mừng, Người đã chịu những đau khổ về tinh thần, thể xác, tất cả đều qui hướng về Thiên Chúa, và cứu chuộc loài người.

+ Quy tụ muôn loài để tất cả được hiệp thông với Thiên Chúa : [Ep 1,10]

Trong những tháng ngày rao giảng Tin Mừng, nỗi khát khao của Chúa Giêsu là qui tụ mọi người trong một đoàn chiên duy nhất, mà Người là mục tử : “Ta còn nhiều chiên khác, chưa thuộc đàn này, Ta còn phải đưa chúng về” [Ga 10,16].

Trong một lần cầu nguyện với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho loài người được hiệp nhất : “Lạy Cha, xin cho mọi người hiệp nhất nên một” [Ga 17,21].

Bằng lời rao giảng, bằng hành động, và cuối cùng bằng cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu làm cho con người được trở lại quyền làm con Thiên Chúa, được hiệp thông với Chúa và với nhau, điều mà Ađam đã đánh mất bởi tội. Thánh Phaolô trong thư gởi Êphêxô đã xác quyết : “Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn, là quy tụ muôn loài trong trời đất, dưới quyền một thủ lãnh là Chúa Kitô” [Ep 1,10].

Tóm lại, cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu có mục đích: Mặc khải về Chúa Cha, cứu chuộc loài người, và qui tụ muôn loài để tất cả được hiệp thông với Thiên Chúa.

b] Lời rao giảng của Chúa Giêsu :

- Sau khi ông Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : “Thời kỳ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” [Mc 1,14-15].

- Các thánh ký Tin Mừng đã dành phần lớn tác phẩm để ghi lại lời rao giảng về Nước Trời, nhất là thánh Matthêu, đã có 23 trong 28 chương về Nước Trời :

+ Chương 3-7   :   Công bố Nước Trời.

+ Chương 8-10     :         Rao giảng Nước Trời.

+ Chương 11-13   :         Mầu nhiệm Nước Trời.

+ Chương 14-18   :         Hội Thánh, bước đầu của Nước Trời.

+ Chương 19-25   :         Nước Trời đã gần đến.

- Tất cả mọi người đều được mời gọi vào Nước Trời [x. Mt 8,11 ; 28,19] nhất là những người nghèo khó [x. Lc 4,18], bé mọn [x. Mt 11,25], tội nhân [x. Mc 2,17].

- Điều kiện để gia nhập Nước Trời là sám hối và tin vào Tin Mừng [x. Mc 1,14-15].

- Nước Trời đã gần đến [x. Mt 4,17]

- Kèm theo lời giảng, còn có “những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ” :

+ Tại tiệc cưới Cana, nước lã hóa thành rượu ngon [x. Ga 2,1-12].

+ 5 chiếc bánh và 2 con cá hóa ra nhiều để nuôi hơn 5000 người ăn no nê mà vẫn còn dư [x. Ga 6,5-13].

+ Nhiều lần xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh tật, [x. Mt 8,16], cho kẻ chết sống lại [x Mt 9,14-25], và nhất là chính Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết [x. Cv 2,24]... Tất cả chứng tỏ rằng : Nước Trời hiện diện ở nơi Người, làm chứng Người là Đấng cứu độ đã được báo trước [x. Lc 7,18-23] và cũng chứng tỏ Người được Chúa Cha sai đến [x. Ga 5,36 ; 10,25].

Chúa Giêsu không đến để dẹp bỏ tất cả đau khổ của trần thế, nhưng để giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ nặng nề, nhất là nô lệ tội lỗi [x. Ga 8,34-36].

c] Biến cố Hiển dung [Biến hình] của Chúa Giêsu :

Từ ngày Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Người “bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người sẽ phải lên Giêrusalem, chịu đau khổ ở đó và bị giết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” [Mt 16,21]. Ông Phêrô gạt bỏ lời loan báo này, các ông khác cũng chẳng hiểu gì hơn. Chính trong khung cảnh này đã diễn ra câu chuyện huyền bí về sự Biến hình của Chúa Giêsu : Trên một quả núi cao, trước mặt ba chứng nhân đã được Người chọn : Phêrô, Giacôbê và Gioan, mặt mũi và áo của Chúa Giêsu trở nên trắng phau như ánh sáng, hai ông Môsê và Êlia hiện ra “đàm đạo với Người về cuộc khởi hành lên Giêrusalem mà Người sắp thực hiện” [Lc 9,31]. Một áng mây che phủ các ngài và có tiếng từ trời phán rằng : “Đây là Con của Ta, Người được Ta kén chọn : các ngươi hãy nghe Lời Người” [Lc 9,35].

Trong một lát, Chúa Giêsu đã tỏ bày vinh quang thần linh của Người, đồng thời xác minh lời tuyên xưng của Phêrô. Người cũng cho thấy rằng muốn “vào chốn vinh quang” [Lc 24,26], Người phải trải qua Thập giá tại Giêrusalem. Môsê và Êlia đã nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa trên ngọn núi ; Lề Luật và các tiên tri đã loan báo những đau khổ của Đức Messia. Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đúng là thánh ý của Chúa Cha : Chúa Con đã hành động như người Đầy Tớ của Thiên Chúa. Áng mây chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. “Tất cả Ba Ngôi đã xuất hiện : Chúa Cha trong tiếng nói, Chúa Con trong Con Người, Chúa Thánh Thần trong áng mây sáng chói” [Th.Tôma, Tổng luận thần học 3,45 số 2].

Ta còn nhớ, Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc đời công khai, Người đã chịu phép rửa của Gioan [x. Mt 3,13-17]. Giờ đây, trước khi bước vào cuộc thương khó - sống lại, Người cho các Tông đồ nhìn thấy trước vinh quang. Như vậy, biến cố hiển dung của Chúa Kitô gợi lên những ý nghĩa chính này :

- Một là bày tỏ vinh quang thần linh của Chúa Giê-su để củng cố niềm tin các Tông đồ trước cuộc khổ nạn.

- Hai là cho ta nếm trước hạnh phúc ngày Chúa Ki-tô lại đến trong vinh quang.

- Ba là xác định ai muốn bước vào vinh quang phải qua thập giá.

2. Chúa Giêsu chọn gọi các Tông đồ. [Lc 6,14-16] :

Cùng với việc loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu, ngay từ đầu đời công khai, đã kêu gọi Simon Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan theo Người. Những người này đã mạnh dạn bỏ chài lưới, cha mẹ đi theo Chúa [x. Mt 4,18-22]. Chúa Giêsu đã gọi Philipphê, Nathanael [x. Ga 1,43-51]. Chúa cũng đã gọi ông Matthêu, người thu thuế [x. Mt 9,9] và Chúa “gọi đến với Người những kẻ Người muốn để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng [x. Mc 3,13-14].

Sau một đêm cầu nguyện, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông đồ. Ngoài 7 ông trên đây, Người còn chọn thêm 5 ông nữa là Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simon nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội [x. Lc 6,14-16]. Chúa Giêsu tổ chức các Tông đồ này theo cách thức một cộng đoàn. Người chọn Phêrô, một người đã được ơn mặc khải đặc biệt [x. Mt 16,15-17], và có lòng yêu mến Chúa trổi vượt [x. Ga 21,15-17], làm đầu cộng đoàn ấy. Người sai họ đến với con cái Israel trước tiên, rồi đến với tất cả các dân nước khác [x. Rm 1,16], hầu nhờ tham dự vào quyền bính của Người, các Tông đồ làm cho mọi dân tộc trở nên môn đệ Người, cùng thánh hóa và điều khiển họ [x. Mt 28,16-20].

C. Hướng ý cầu nguyện.

Các em thân mến, suốt cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu luôn hướng về mục đích duy nhất là mặc khải cho ta biết về Chúa Cha và thực hiện sứ mệnh cứu rỗi nhân loại. Chúa luôn sống đẹp lòng Chúa Cha. Chúng ta xin Chúa cho chúng ta biết giá trị mỗi giai đoạn cuộc sống và cố gắng sống tốt theo gương Chúa Giêsu.

IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG.

1. Bài học :

“Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn, tật nguyền của dân.” [Mt 4,23]

52. H. Cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su có mục đích gì ?    [GLCG.67]

   T. Trong cuộc sống trần thế, tất cả những gì Chúa Giê-su đã nói, đã làm và đã chịu đều có mục đích : mặc khải về Chúa Cha, cứu chuộc loài người và qui tụ muôn loài để tất cả được hiệp thông với Thiên Chúa [x. Ep 1,10].

53. H. Khi rao giảng, Chúa Giê-su chủ ý loan báo điều gì ?     @ [GLCG.71]

   T. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo : “Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” [Mc 1,15].

54. H. Có những dấu chỉ nào cho ta thấy Nước Thiên Chúa đang đến ?     

[GLCG.73]

   T. Để chứng tỏ rằng Nước Thiên Chúa đang đến, Chúa Giê-su đã làm nhiều phép lạ và những việc phi thường như : biến nước thành rượu, hóa bánh ra nhiều, xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại và nhất là chính Người sau khi chết đã sống lại.

55. H. Khi đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giê-su có chọn ai cộng tác với Người không?                                                          [GLCG.74]

   T. Chúa Giê-su đã chọn mười hai người gọi là Tông đồ để chia sẻ sứ mệnh của Người và trao cho Phê-rô quyền cai quản Hội thánh.

56. H.                    Các Tông đồ đó là những vị nào ?    [GLCG.75]

   T. Đó là Si-mon mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến An-rê, anh của ông, sau đó là Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-lip-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mat-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-mon nhiệt thành, Giu-đa con ông Gia-cô-bê và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ phản bội [x. Lc 6,14-16].

57. H. Biến cố hiển dung của Chúa Giê-su có ý nghĩa gì ?        [GLCG.76]

   T. Biến cố hiển dung có những ý nghĩa này :

- Một là bày tỏ vinh quang thần linh của Chúa Giê-su để củng cố niềm tin các Tông đồ trước cuộc khổ nạn.

- Hai là cho ta nếm trưóc hạnh phúc ngày Chúa Ki-tô lại đến trong vinh quang.

- Ba là xác định ai muốn bước vào vinh quang phải qua thập giá.

2. Sinh hoạt : tìm trong tập Sinh hoạt giáo lý cấp III.

3. Gợi ý sống đạo :

Các em thân mến, Chúa Kitô đã trao cho Hội Thánh sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Ngày nay, Chúa cũng mời gọi các em loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng con tim khối óc, bàn tay của chúng ta, nghĩa là bằng tất cả cuộc sống. Ở tuổi của các em chưa làm việc gì lớn lao, nhưng chúng ta biết sống đúng vai trò làm con trong gia đình, làm người học sinh ngoan trong nhà trường, làm người tín hữu nhiệt thành, chuyên chăm học giáo lý, tham dự Phụng vụ và sống đạo đức, đó là cách thế ta thực hiện sứ mệnh loan báo Tin Mừng.

Cụ thể : Em làm tròn bổn phận con cái trong gia đình.

4. Bài làm ở nhà :

Em tìm và ghi lại Lời Chúa đòi hỏi lòng yêu mến của Phêrô trước khi trao quyền chăn dắt chiên con, chiên mẹ cho ông.

[Đáp án : Ga 21,15-17].

V. KẾT THÚC.

Video liên quan

Chủ Đề