Đường ad là gì

Sự di chuyển và dịch chuyển của đường AD• Dịch chuyển: Sự thay đổi vị trí của 1 đường.AD dịch chuyển do sự thay đổi của các yếu tố sau [trong khi Pkhông đổi]:- Thu nhập [Yd]- Kỳ vọng- Tổng giá trị tài sản- Chính sách kinh tế.Tổng cầu tăng => Đường AD dịch chuyển sang phảiTổng cầu giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái Sự di chuyển và dịch chuyển của đường AD• VD: trường hợp Yd tăng làm AD tăng Tổng cung của nền kinh tế• Khái niệm :Tổng cung là toàn bộ mức sản lượng mà các doanh nghiệptrong nước sẵn sàng và có khả năng sản xuất và cung ứngtại mỗi mức giá. Tổng cung của nền kinh tế• Đường tổng cung AS: thể hiện mối quan hệ giữa lượng tổngcung với mức giá chung.• Đường tổng cung ngắn hạn [ASSR]: liên kết mức giá vớimức sản xuất, giả định chỉ có lao động thay đổi còn các nhântố sản xuất khác như máy móc thiết bị... không đổi.• Đường tổng cung dài hạn [ASLR]: liên kết mức giá với mứcsản xuất trong một thời gian dài, lúc này mọi yếu tố đều linhhoạt [giá lao động, tư bản, công nghệ, tài nguyên...].

Tổng cầu [tiếng Anh: Aggregate Demand, viết tắt: AD] là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Hình minh họa. Nguồn: Fotolia

Định nghĩa

Tổng cầu trong tiếng Anh là Aggregate Demand, viết tắt là AD. Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Các nhân tố cấu thành tổng cầu

Tổng cầu gồm các bộ phận cấu thành sau

[1] Tiêu dùng [C]

Tiêu dùng chủ yếu do thu nhập khả dụng [Yd] quyết định, đó là phần thu nhập cá nhân sau khi trừ đi thuế [Yd = Y - T]

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới tiêu dùng như: xu hướng dài hạn của thu nhập, của cải hộ gia đình và mức giá chung

[2] Đầu tư tư nhân [I]

Chi tiêu đầu tư bao gồm các khoản tiền tư nhân bỏ ra mua nhà xưởng, trang thiết bị và tích lũy hàng hóa tồn kho.

Các nhân tố chính quyết định đầu tư là mức sản lượng, chi phí vốn [phụ thuộc vào chính sách thuế, lãi suất và các điều kiện tài chính khác] và kì vọng về tương lai.

[3] Chi tiêu của Chính phủ [G]

Là các khoản chi tiêu của Chính phủ để mua sắm các hàng hóa và dịch vụ. Khác với tiêu dùng và đầu tư, nội dung này của tổng cầu được xác định trực tiếp bởi các quyết định chi tiêu của chính phủ.

[4] Xuất khẩu ròng [NX]

Là chênh lệch giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó:

Nhập khẩu [Imports]: được quyết định bởi thu nhập trong nước, tỉ số giá trong nước so với giá quốc tế và tỉ giá hối đoái.

Xuất khẩu [Exports]: được quyết định bởi thu nhập quốc dân và sản lượng ở nước ngoài, bởi mức giá tương đối và tỉ giá hối đoái. 

Như vậy, xuất khẩu ròng phụ thuộc vào thu nhập trong nước, ngoài nước, giá tương đối và tỉ giá hối đoái.

Các mô hình tổng cầu

A. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn

- Nền kinh tế giản đơn là nên kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là hộ gia đình và hãng kinh doanh [doanh nghiệp].

- Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.

AD = C + I

Trong đó:

C là cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.

I là cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh.

Nghiên cứu về hàm tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được đưa về nghiên cứu hai hàm là hàm tiêu dùng [C] và hàm đầu tư [I].

Thay hàm C và I vào phương trình trên, ta có

AD1 = C̅ + Ī + MPC x Y + MPI x Y

AD1 = C̅ + Ī + [MPC + MPI] x Y

Tổng cầu bao gồm hai bộ phận: Một bộ phận không phụ thuộc vào thu nhập [C̅, Ī ] và một bộ phận phụ thuộc vào thu nhập [MPC x Y và MPI x Y].

Chú ý: Trong nền kinh tế giản đơn Y = Yd do đó hàm C được biểu diễn theo Y.

Kết luận: Hàm tổng cầu AD1 còn gọi là hàm tổng cầu theo sản lượng cho biết mức tổng cầu hay tổng chi tiêu phụ thuộc như thế nào vào sản lượng.

Trong hàm tổng cầu AD1, ta thấy MPC > 0; MPI >= 0 vì vậy [MPC + MPI] > 0. Điều này có nghĩa là hàm tổng cầu đồng biến theo sản lượng. 

Nói cách khác là khi sản lượng tăng làm thu nhập khả dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng tăng. Sản lượng tăng có thể làm cho đầu tư tăng. Vì vậy, sản lượng làm tổng chi tiêu tăng, tức là tổng cầu tăng.

B. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng

- Nền kinh tế đóng là nền kinh tế có ba tác nhân tham gia vào hoạt động kinh tế: hộ gia đình, hãng kinh doanh và Chính phủ.

- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với hai hành vi: chi tiêu và thuế.

AD = C + I + G

Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng ngoài nghiên cứu hàm tiêu dùng [C], hàm đầu tư [I] còn nghiên cứu hàm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ [G] và tác động của thuế đến hàm tiêu dùng.

Ta có:

C. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế mở

Tổng cầu trong nền kinh tế mở được xác định khi kết hợp tổng cầu của nền kinh tế đóng với hoạt động ngoại thương.

AD = C + I + G + NX

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]

Minh Lan

Yếu tố trung tâm của hệ thống kinh tế vĩ mô là hộp đen. Hoạt động của hộp đen sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cầu và tổng cung.

Bạn đang xem: Tổng cầu là gì

I. Mô hình tổng cầu và tổng cung

1. Tổng cầu [Aggregate Demand: AD]

Khái niệm: Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế [hộ gia đình, hãng, chính phủ, người nước ngoài] sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Các thành phần của tổng cầu:

+ Tiêu dùng của hộ gia đình [C]: nondurable và durable goods and services

+ Đầu tư [I]: nonresidential investment[fixed capital và inventory] và residential invesment

+ Chi tiêu chính phủ [G]

+ Xuất khẩu ròng [NX]: giá trị xuất khẩu[X] trừ đi giá trị nhập khẩu [M]

Tổng cầu trong nền kinh tế sẽ được biểu diễn bởi phương trình

AD = C + I + G + NX

Đường tổng cầu [AD curve]

Khái niệm: Đường tổng cầu là tập hợp tất cả những điểm biểu diễn tổng cầu của nền kinh tế tại những mức giá nhất định

Đặc điểm: AD curve là 1 đường dốc xuống [mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá chung và lượng cầu]

Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống: 

Mức giá & tiêu dùng: Hiệu ứng của cải P tăng → C giảm: Mức giá giảm làm tăng giá trị thực của đồng tiền, làm ng tiêu dùng giàu có hơn, khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn.Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất P tăng → I giảm: Mức giá giảm làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa đầu tư, tăng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ.Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái [thương mại quốc tế] P tăng → NX giảm

Sự di chuyển dọc và dịch chuyển đường tổng cầu

Sự di chuyển dọc: mức giá chung thay đổi, các yếu tố khác không đổiSự dịch chuyển của đường AD: mức giá chung không đổi, các yếu tố khác thay đổi [với mức giá như cũ thì lượng cầu nhiều hơn hay ít hơn]

Nguồn gốc của sự dịch chuyển đường tổng cầu

+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong tiêu dùng C

+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong đầu tư I

+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong chi tiêu chính phủ G

+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay dổi trong xuất khẩu ròng NX

2. Tổng cung [AS – aggregate supply]

Khái niệm: Tổng cung của một nền kinh tế là mức sản lượng trong nước mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản xuất, cung ứng tại một mức giá nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Bởi vì ảnh hưởng của mức giá lên đường tổng cung xét trong ngắn hạn và dài hạn là rất khác nhau, nên chúng ta sẽ sử dụng 2 đường tổng cung: đường tổng cung ngắn hạn [SRAS – short run aggregate supply], đường tổng cung dài hạn [LRAS – long run aggreagate supply]

a. Đường tổng cung dài hạn [LRAS]

Đường tổng cung dài hạn là tập hợp tất cả những điểm biểu diễn tổng cung của nền kinh tế tại những mức giá nhất định trong dài hạn

Tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng

Mức GDP tiềm năng là mức GDP đạt được khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công [full employment] – tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên, máy móc được sử dụng ở công suất trung bình

Trong dài hạn mức GDP tiềm năng chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nền kinh tế, mà năng lực này lại không phụ thuộc vào P → LRAS thẳng đứng.

Sự dịch chuyển của LRAS

Sự dịch chuyển xuất phát từ lao động [L]Sự dịch chuyển xuất phát từ tư bản/vốn [K]Sự dịch chuyển xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên [R]Sự dịch chuyển xuất phát từ tri thức công nghệ [T]

Sự dịch chuyển đường tổng cung dài hạn


b. Đường tổng cung ngắn hạn [SRAS]

Đường tổng cung ngắn hạn là tập hợp tất cả những điểm biểu diễn tổng cung của một nền kinh tế tại những mức giá nhất định trong ngắn hạn

Đặc điểm của đường SRAS

SRAS thoải khi sản lượng thực tế thấp hơn mức Y*. Lí do: lúc này nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng vì thế một sự thay đổi nhỏ của P có thể làm cho Y tăng nhiều

SRAS dốc khi sản lượng thực tế cao hơn mức Y*. Lí do: lúc này nền kinh tế còn rất ít nguồn lực chưa sử dụng [giá cả đầu vào cao] nên một sự thay đổi lớn của P chỉ làm cho Y tăng ít

Trong trường hợp nghiên cứu nền kinh tế trong giai đoạn rất ngắn [theo tháng,quý] hoặc các nhà kinh tế học theo thuyết giá cả cứng nhắc tuyệt đối trong ngắn hạn thì đường tổng cung ngắn hạn là đường nằm ngang.

Tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên

Lý thuyết nhận thức sai lầm [misperception theory] → mô hình thông tin không hoàn hảo [imperfect-information model]Lý thuyết tiền lương cứng nhắc [sticky-wage theory]Lý thuyết giá cả cứng nhắc [sticky-price theory]

Sự di chuyển dọc và dịch chuyển của đường SRAS

Sự di chuyển dọc: khi mức giá chung thay đổi, các yếu tố khác không đổi

Sự dịch chuyển của đường SRAS

4 nhân tố gây nên sự dịch chuyển của đường LRAS cũng gây nên sự dịch chuyển của đường SRAS, ngoài ra còn có thêm 3 yếu tố

+ Thay đổi mức giá cả dự kiến trong tương lai

+ Thay đổi giá cả của các nhiên liệu quan trọng

+ Thay đổi mức thuế của chính phủ

II. Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn

1. Xác định sản lượng và mức giá cân bằng

a. Cân bằng trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, nền kinh tế cân bằng tại giao điểm của AD với đường SRAS

Tại mức giá P1 Tại mức giá P2 > P0 thì tổng cung vượt quá tổng cầu, P giảm đến mức P0

b. Cân bằng trong dài hạn: 

Trong dài hạn, nền kinh tế cân bằng tại giao điểm của đường AD với đường SRAS nằm trên đường LRAS.

Thực tế trong ngắn hạn không phải lúc nào giao điểm của đường AD với đường SRAS cũng nằm trên đường LRAS. Khi điều này xảy ra người ta gọi đó là những biến động trong ngắn hạn của nền kinh tế [short run economic fluctuation]

2. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và vai trò của chính sách ổn định [counter-cyclical policy]

Giả định:

+ Nền kinh tế không trải qua lạm phát [tránh sự điều chỉnh của đường tổng cung ngắn hạn]

+ Nền kinh tế đang không trải qua tăng trưởng trong dài hạn [tránh sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn]

a. Cú sốc cầu

Suy thoái

– Ngắn hạn: nền kinh tếdịch chuyển từ điểm A→B [Y thấp hơn, P thấp hơn]

– Dài hạn: nền kinh tế dịch chuyển từ điểm B→C [Y như cũ mức tiềm năng, P thấp hơn]

Suy thoái

Chính sách ổn định: Chính phủ sẽ tăng chi tiêu G để dịch chuyển đường AD sang phải trở về vị trí ban đầu [AD2→AD1]

b. Cú sốc cung

– Ngắn hạn: nền kinh tếdịch chuyển từ điểm A→B [Y thấp hơn, P cao hơn]

– Dài hạn: nền kinh tế dịch chuyển trở lại từ điểm B→A [Y như cũ mức tiềm năng, P như cũ]

Chính sách ổn định:

Chính phủ có 2 lựa chọn

+ tăng chi tiêu G để dịch chuyển đường AD sang phải, duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao [AD1→AD2]

+ giảm chi tiêu G để dịch chuyển đường AD sang trái, duy trì mức giá cả như cũ, chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp cao [AD1→AD3]

Các chính phủ thường quyết định tăng G để duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên, chấp nhận lạm phát

Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và vai trò của chính sách ổn định

Hạn chế của các chính sách ổn định

+ Độ trễ của chính sách: độ trễ trong [thời gian hoạch định chính sách]; độ trễ ngoài [thời gian thực hiện chính sách]

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến biến số vĩ mô khác: khi quyết định tăng sản lượng [giảm tỷ lệ thất nghiệp] thì chính phủ phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn hoặc khi quyết định giảm tỷ lệ lạm phát thì chính phủ phải chấp nhân giảm sản lượng [tăng tỷ lệ thất nghiệp] [sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp – đường Phillips].

Xem thêm: Ethereum Classic Là Gì ? Thông Tin Về Etc Hôm Nay 27/05/2021

Nhận xét

– Cơ chế duy trì mức sản lượng cân bằng tiềm năng trong dài hạn của nền kinh tế [giao điểm của AD và SRAS nằm trên đường LRAS] cũng chính là những cơ chế tự điều tiết mà nền kinh tế thực hiện khi xảy ra các cú sốc cầu, sốc cung làm cho GDP thực tế dao động quanh GDP tiềm năng.

– Sự phân đôi cổ điển [classical dichotomy]: ảnh hưởng dài hạn của các cú sốc cầu làm thay đổi biến danh nghĩa – nominal variables [mức giá] chứ không làm thay đổi các biến thực tế – real variables [sản lượng, việc làm]. Trong dài hạn những thay đổi trong tổng cầu chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa mà không tác động tới các biến thực tế, còn sản lượng được quyết định bởi công nghệ và cung về các nhân tố sản xuất, chứ không phụ thuộc vào tổng cầu. 

c. Mở rộng: Supply Side

Các chính sách ổn định được sử dụng ở trên khi nền kinh tế rơi vào các cú sốc đều tác động đến đường AD [demand side]. Chính phủ cũng có thể tác động đến đường AS [supply side] nếu:

+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ mới [corporate income taxs cut]

+ Đầu tư vào nguồn lực con người [human capital investment], phát triển cơ sở hạ tầng [infrastructure development]

+ Dỡ bỏ những rào cản, quy định bất hợp lý trong việc quản lý kinh doanh, quản lý nguồn lực [deregulation]

+ Tự do hóa thương mại [trade liberalization]

+ Tạo thuận lợi cho di cư lao động [labor immigration]

* Khác với tác động trong ngắn hạn của demand side, supply side thường phát huy hiệu quả trong dài hạn*

3. Mô hình động về đường tổng cầu tổng cung

Trong thực tế thì:

– GDP tiềm năng tăng liên tục, làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải.

– Trong phần lớn các năm, đường tổng cầu cũng sẽ dịch chuyển sang phải.

Xem thêm: Chương 6: Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? Có Ảnh Hưởng Gì Đến Nền Kinh Tế Không?

– Ngoài trừ các năm khi mà công nhân và các hãng dự kiến mức lạm phát cao, thì trong thời gian còn lại đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.

Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung

+] Theo trường phái cổ điển: với giả định tiền lương và giá cả linh hoạt, đường tổng cung là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng Y*

Như vậy, theo quan điểm cổ điển, các chính sách của cp nhằm tác động đến tổng cầu chỉ làm thay đổi mức giá mà không làm thay đổi mức sản lượng – sản lượng do cung quyết định [supply side]

+]Theo trường phái Keynes: với giả định tiền lương và giá cả cứng nhắc, đường tổng cung là một đường nằm ngang, hàm ý nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng

Như vậy, theo quan điểm trường phái Keynes, các chính sách của cp nhằm tác động đến tổng cầu sẽ có tác động lớn đối với sản lượng – sản lượng do cầu quyết định [demand side]

Chu kỳ kinh doanh [business cycle]

Theo thuyết trọng cầu: chu kỳ kinh doanh gây ra bởi ∆AD

Keynesian theory: ∆C, ∆I, ∆G, and/or ∆[X-M] ⇒ ∆AD → ∆real GDP

Monetary theory: ∆money & credit ⇒ ∆borrowing ⇒ ∆I ⇒ ∆AD ⇒ ∆real GDP

Theo thuyết trọng cung: chu kỳ kinh doanh gây ra bởi ∆AS

Sự thay đổi nguồn lực [∆resource availability]

Thuế [∆taxes]

Các chi phí sản xuất khác [∆other costs of production]

Theo quan điểm của trường phái “real business cycle”

Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh [CKKD]:

Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tếCác nhân tố bên trong hệ thống kinh tế Các nhân tố bên ngoài [chính trị, thời tiết, dân số…] gây nên những cú sốc ban đầu. Những cơn sốc này, sau đó được truyền vào nền kinh tế.Các yếu tố bên trong – vốn chứa đựng những cơ chế đẻ ra CKKD [số nhân chi tiêu, số nhân gia tốc đầu tư] – phản ứng lại và khuếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại

+ Đầu tư tăng → sản lượng tăng [theo mô hình số nhân] → đầu tư tăng [theo mô hình gia tốc đầu tư] → sản lượng tăng…. → đạt đỉnh chu kỳ [peak]

+ Yếu tố bên ngoài tác động: thiên tai, chiến tranh, sụp đổ thị trường….

+ Sản lượng ngừng tăng → đầu tư giảm [theo nhân tố gia tốc] → sản lượng giảm [theo mô hình số nhân] → đầu tư giảm [theo nhân tố gia tốc] → sản lượng giảm…. →chạm đáy chu kỳ [trough]

Ngoài ra còn một số lý thuyết khác mang tính bổ sung:

+] Theo thuyết thời tiết [climate theory] CKKD xuất hiện cùng với chu kỳ của vệt đen trên mặt trời [10-45 năm], nguyên nhân sâu xa là do sự thay đổi của thời tiết khi có vết đen dẫn đến mùa màng thất bát, sức mua của người nông dân giảm

+] Theo thuyết sản xuất thừa [theory of underconsumption] CKKD xuất hiện do sản xuất thì nhiều nhưng nhu cầu thì ít, nguyên nhân sâu xa do phân phối thu nhập không công bằng

+] Theo thuyết tâm lý [psychological theory] CKKD xuất hiện do tâm lý hưng phấn trong điều kiện kinh tế tốt dẫn đến sản xuất nhiều, và tâm lý bi quan trong điều kiện kinh tế xấu dẫn đến tiêu dùng ít

+] Theo thuyết chính trị [political theory] CKKD xuất hiện do chính sách của các chính trị gia nhằm tái đắc cử

+] Theo thuyết kỳ vọng hợp lý [rational expectation theory] CKKD phụ thuộc vào khả năng nhận biết của người lao động

Kết hợp các lý thuyết lại chúng ta có thể kết luận như sau:

III. Tóm tắt Các thuật ngữ quan trọng trong phần Tổng Cầu – Tổng Cung

Tổng cầu [aggregate demand] đường tổng cung [AD curve] Tổng cung [aggregate supply] đường tổng cung ngắn hạn [SRAS curve] đường tổng cung dài hạn [LRAS curve]Mô hình tổng cầu tổng cung [AD-AS model] Cú sốc bất lợi [adverse shock]Biến động trong ngắn hạn của nền kinh tế [short run economic fluctuation]Sự phân đôi cổ điển [classical dichotomy]Độ trễ [time lag]Chu kỳ kinh doanh [business cycle]

Video liên quan

Chủ Đề