Chích ngừa ở đâu tphcm

Chích ngừa ở đâu tphcm

Người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) - Ảnh: Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Sáng 15-6, Sở Y tế TP.HCM cho biết thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, có 69 bệnh viện đã đồng loạt tổ chức tiêm vắc xin cho người dân TP.

Tất cả người dân khi có nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19, ngoài các điểm tiêm lưu động trên địa bàn TP, những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có bệnh nền hoặc người dân có nhu cầu tiêm vắc xin có thể đến các bệnh viện để được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Trước đó, ngày 14-6 Sở Y tế ban hành công văn yêu cầu các bệnh viện đã công bố đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải triển khai các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn TP được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều và đúng lịch.

Hiện đã có 69 bệnh viện đăng ký tổ chức tiêm phòng vắc xin tại bệnh viện đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau: Bố trí điểm tiêm tại đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 vào tất cả các ngày trong tuần.

Điểm tiêm trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc an toàn tiêm chủng và thuận tiện cho người dân tiếp cận. Bố trí các bảng biểu, cử nhân sự hướng dẫn người dân di chuyển đến điểm tiêm trong bệnh viện.

Đảm bảo sẵn sàng các điều kiện để tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19, phân công nhân sự đã được tập huấn an toàn tiêm chủng thường trực tại điểm tiêm, liên hệ phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để được cấp vắc xin đầy đủ.

Công khai lịch tiêm chủng, loại vắc xin trên các phương tiện truyền thông tại bệnh viện như treo băngrôn theo mẫu đính kèm trước cổng bệnh viện, bố trí các bảng hướng dẫn tại khu vực tiếp nhận người bệnh, khoa khám bệnh, trên trang tin điện tử của bệnh viện… để người dân được biết.

Vận động, thực hiện tiêm chủng cho người bệnh thuộc nhóm nguy cơ, người bệnh mắc bệnh mạn tính ổn định đang điều trị tại bệnh viện nếu chưa đủ liều.

Danh sách các địa điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cố định trong suốt tháng cao điểm tiêm (từ ngày 14-6 đến 30-6) như sau:

Chích ngừa ở đâu tphcm

Danh sách địa điểm tiêm vắc xin cố định người dân có thể đăng ký tiêm ngay - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Người dân tiêm nhắc vắc xin phòng COVID-19 ở đâu?

Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn rõ, người dân tiêm vắc xin COVID-19 nhắc lại tại những địa điểm sau:

- Nếu là phụ huynh của trẻ em 5-18 tuổi, hãy đưa các cháu đến những điểm tiêm tại các trường học và những điểm tiêm trong cộng đồng để tiêm mũi 1 (nếu chưa tiêm) và tiêm mũi 2 (đối với những cháu đã tiêm mũi 1 và đến lúc tiêm mũi 2).

- Nếu là con, em của gia đình có người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường, cao huyết áp, hen phế quản, ung thư…), hãy đưa cha, mẹ, ông, bà… đến các điểm tiêm trong cộng đồng hoặc tại các bệnh viện để tiêm nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoặc tiêm từ đầu nếu chưa tiêm. Trường hợp trong gia đình có người thân vì tình trạng sức khỏe không thể đưa đến các điểm tiêm vắc xin thì liên hệ trạm y tế địa phương để được bố trí đội tiêm tại nhà.

- Nếu là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin ngay tại nơi làm việc.

- Nếu là nhân viên tuyến đầu chống dịch tại các phường, xã, thị trấn và các sở, ban, ngành thì đăng ký tiêm nơi mình làm việc để được tiêm tại chỗ hoặc được hướng dẫn đến các cơ sở y tế gần nhất để tiêm. Ngoài ra, cùng vận động người thân sống cùng nhà có nguy cơ lây nhiễm thứ phát đi tiêm nhắc lại.

Chích ngừa ở đâu tphcm
Tiêm vắc xin COVID-19 bắt buộc hay tự nguyện?

THU HIẾN

Chích ngừa ở đâu tphcm

Người dân tại TP.HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN

Đăng ký tiêm vắc xin ra sao? Phân bổ các nhóm thế nào?

Nhiều điểm đăng ký, không phân biệt thường trú hay tạm trú

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Xuân Hải - phó giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức - cho biết để được tiêm vắc xin phòng COVID-19 người dân có thể đến các điểm tiêm vắc xin cộng đồng đã công bố tại Website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (hcdc.vn) để đăng ký tiêm.

Tuy nhiên để tránh trường hợp dồn ứ tại các điểm tiêm, khuyến khích người dân đến các điểm tiêm tại địa phương để đăng ký tiêm. Khi đi tiêm vắc xin người dân cần mang theo chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tiêm chủng các mũi vắc xin trước đó và khai đúng địa chỉ để nhập liệu.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng cho biết trường hợp người dân không có tạm trú tại TP vẫn có thể tiêm vắc xin mũi 4. Trong các điều kiện tiêm chủng đều ghi rõ không phân biệt thường trú, tạm trú khi tiêm vắc xin mũi 4.

Người dân có thể đến bất cứ địa điểm nào được công bố trên website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tiêm vắc xin mũi 4. Người dân khi đến địa điểm tiêm chủng được công bố cần mang theo giấy tiêm chủng trước đó, chứng minh nhân dân để nhân viên y tế kiểm tra trước khi tiêm.

Trường hợp giấy tiêm chủng trước đó thất lạc, người dân cần giải thích với nhân viên y tế của điểm đăng ký tiêm, tùy từng trường hợp điểm tiêm linh động, tạo điều kiện hỗ trợ để người dân được tiêm.

Từng nhóm cụ thể ra sao?

Sở Y tế TP.HCM đã hướng dẫn rõ, người dân tiêm vắc xin COVID-19 nhắc lại tại những địa điểm sau:

- Nếu là phụ huynh của trẻ em 5 - 18 tuổi: Đưa các cháu đến những điểm tiêm tại các trường học và những điểm tiêm trong cộng đồng để tiêm mũi 1 (nếu chưa tiêm) và tiêm mũi 2 (đối với những cháu đã tiêm mũi 1 và đến lúc tiêm mũi 2). 

- Người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính: Đến các điểm tiêm trong cộng đồng hoặc tại các bệnh viện để tiêm nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoặc tiêm từ đầu nếu chưa tiêm. Trường hợp trong gia đình có người thân vì tình trạng sức khỏe không thể đưa đến các điểm tiêm vắc xin thì liên hệ trạm y tế địa phương để được bố trí đội tiêm tại nhà.

- Đối với công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin ngay tại nơi làm việc.

- Nếu là nhân viên tuyến đầu chống dịch tại các phường, xã, thị trấn và các sở, ban, ngành thì đăng ký tiêm nơi mình làm việc để được tiêm tại chỗ hoặc được hướng dẫn đến các cơ sở y tế gần nhất để tiêm. Ngoài ra, cùng vận động người thân sống cùng nhà có nguy cơ lây nhiễm thứ phát đi tiêm nhắc lại.

"Các điểm tiêm tại cộng đồng, bệnh viện đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết. Đặc biệt đối với người thuộc nhóm nguy cơ thuộc diện khó khăn khi di chuyển đến điểm tiêm thì địa phương sẽ tổ chức tiêm tại nhà. Các điểm tiêm đã được tổ chức liên tục để người dân thuận tiện ra tiêm", Sở Y tế cho biết.

Hơn 615.000 người được tiêm vắc xin

Sở Y tế cho biết sau hơn 2 tuần triển khai đợt cao điểm đã tiêm tổng cộng 615.135 mũi tiêm, trong đó 26.454 mũi 1, 62.651 mũi 2, 614 mũi bổ sung và 98.956 mũi 3, 426.460 mũi 4. Trung bình 1 ngày thực hiện được khoảng 36.000 mũi tiêm.

Bên cạnh đó, trong đợt cao điểm, từ ngày 24-6, TP cũng đã triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, đến nay đã tiêm được cho 50.859 trẻ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại TP vẫn tiếp tục cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. 

Đến ngày 5-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã công bố danh sách các điểm tiêm vắc xin cho người dân tại địa chỉ https://hcdc.vn/.

Tiêm nhắc lại vắc xin hết sức quan trọng

Sở Y tế TP.HCM thông tin Bộ Y tế vừa ra thông báo biến thể phụ BA.5, một biến thể phụ của Omicron, đã xuất hiện tại Việt Nam. Thế giới cũng đang ghi nhận số mắc và tử vong do COVID-19 gia tăng trong những ngày gần đây. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, miễn dịch với COVID-19 giảm dần theo thời gian.

Dự báo nguy cơ lây nhiễm và mắc COVID-19 có thể xảy ra, đặc biệt đối với những người chưa tiêm vắc xin hay tiêm chủng không đầy đủ. Do đó việc tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 là hết sức quan trọng, đặc biệt là ở những người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19.

THU HIẾN

Hỏi

Chào bác sĩ! Em bị chó cắn ở tay, em đã rửa vết thương sạch và sát trùng ngay sau đó rồi. Bác sĩ cho em hỏi, em ở quận 11 thì có thể tiêm ngừa dại ở đâu ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

T.T.B.N

Trả lời

Chào em! Sau khi bị chó cắn em nên dùng bông và nước để rửa vết thương. Sau đó sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc nước oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Ngay sau đó em nên đi tiêm ngừa dại. Em có thể đến các bệnh viện như Trung tâm y tế quận, viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới, các bệnh viện thuộc Hệ thống Y TếVinmec...để tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt. Đồng thời, em cần theo dõi con chó khoảng 15 ngày.

Cám ơn em đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y Tế Vinmec.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Ninh - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

XEM THÊM: