Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách De Mèn phiêu lưu ký

Viết từ 1 - 2 câu văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật "tôi" được nhắc đến trong đoạn văn "Dế Mèn phiêu lưu kí".

Giúp mik với

Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách De Mèn phiêu lưu ký

Đề Bài : Viết về cuốn Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Là một tín đồ của truyện tranh, thời tiểu học ngoài giờ học tôi chỉ thích sưu tầm truyện tranh để đọc, lúc có tiền thì mua và bổ xung vào kho tàng truyện tranh của mình, lúc ít tiền thì ra các quán truyện để thuê, không ít lần bị bố mẹ mắng bởi sở thích " ham quá". Rất ít khi tôi tự đọc những truyện không có tranh phụ họa. Thế rồi năm tôi học lớp 6, trong chương trình ngữ văn tôi được tìm hiểu văn bản: " Bài học đường đời đầu tiên" trích trong tác phẩm: Dế mèn phưu lưu kí của nhà văn Tô Hoài khiến tôi vô cùng yêu thích. Về nhà ngay lập tức tôi tìm ngay cả tác phẩm để đọc. rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà tôi thấy được qua tác phẩm, bởi ở đó đôi lúc tôi thấy có cả chính hình bong mình qua nhân vật Dế mèn. Đây cũng chính là một truyện ngắn đầu tiên tôi yêu thích, sau này giống như cảnh cửa mở đưa tôi tìm đến và đọc truyện ngắn nhiều hơn cùng với sở thích đọc truyện tranh của tôi. Với mong muốn chia sẻ cái hay, cái đẹp mà tôi thấy được từ tác phẩm: Dế mèn phưu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, tôi muốn giới thiệu với mọi người đôi chút về tác phẩm cũng như nhà văn Tô Hoài.

Dế mèn phưu lưu kí được coi là trang văn sinh động, đây triết lí dành cho lứa tuổi thiếu nhi, hóa mình trong nhân vật dế mèn là bao nhiêu tính cách, bao mâu thuẫn mà mỗi người đã từng trải qua

Vào năm 1941 tác giả Tô Hoài đã viết Con Dế Mèn đã gây được sự chú ý, hấp dẫn đối với người đọc. Sau đó ông viết tiếp Dế Mèn phiêu lưu ký trong sự cổ vũ của bạn bè. Đến năm 1954 hai cuốn sách nhập lại thành Dế mèn phiêu lưu ký. Đây là tác phẩm được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2003, với số lượng 175tr, khổ 15cm trang trí bìa minh hoạ và hình vẽ bên trong rất đẹp mắt hấp dẫn.Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

Cậy mình là chàng dế cường tráng, Mèn dương dương tự đắc, cho mình là tay ghê ghớm. Trải qua hai bài học đắt giá là cái chết của của dế Choắt và bị bác Xiến Tóc cắt đứt mất hai sợi râu mượt óng mà Mèn mới tỉnh ngộ, hiểu ra thế nào là lòng nhân ái và cái giá phải trả cho sự ngông nghênh của mình. Từ đó Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, chí hướng của Mèn càng được củng cố sau khi chú làm được việc có ích đầu tiên trong đời đó là cứu giúp chị Nhà Trò yếu đuối thoát nạn lũ nhện hung ác, không những thế chú còn được sự ủng hộ hết lòng của mẹ kính yêu và kết giao được với người bạn tri kỉ là Dế Trũi. Từ đây cuộc đời Mèn rẽ lối sang một trang hoàn toàn mới mẻ. Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất.
Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn

Với con mắt tinh tế, nhạy bén tác giả Tô Hoài đưa người đọc như lạc vào thế giới nhỏ bé của côn trùng, lấy những trải nghiệm, từng trải cùng với sự hiểu biết về thới giới côn trùng để miêu tả chứ không phải sự hão huyền , phi lí. Khiến người đọc vừa tò mò, thích thú mà không thể dời khỏi trang văn của ông.
Hành trình phiêu lưu của Mèn đầy ắp những kỉ niệm. Những cuộc phiêu lưu lí thú đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp, sai lầm. Thậm chí có lúc thật bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình" đi một ngày đàng học một sàng khôn". Qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn Được mở rộng, đồng thời Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.

Để thể hiện thành công những nội dung đó tác giả đã sử dụng,vận dụng khéo léo, công phu các thủ pháp nghệ thuật.Về kết cấu; tác phẩm theo chương gồm 10 chương, kể theo trình tự thời gian, không gian kết hợp trình tự hồi tưởng. Nhà văn đã sử dụng đối thoại của nhân vật thật sắc nét góp phần bộc lộ tính của Dế Mèn. Không ngờ chỉ vì sướng miệng mình mà Dế Mèn đã gây ra tai hoạ cho hàng xóm. Cái chết của Dế Choắt chính là cú sốc làm cho Dế Mèn phải ân hận, thay đổi. Để thay đổi tâm tính của con vật này phải trả giá bằng sinh mạng của một con vật khác.

Thương thay! đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy tìm đọc tác phẩm văn họcDế Mèn phiêu lưukícủaTô Hoài tại thư viện trường nhé !

@Trung161

@Hoidap247

Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài

Triệu Vi thân mến!

Kể từ hôm chúng ta trao đổi với nhau về chương văn học dân gian, trong đó câu chuyện ngụ ngôn Kiến giết voi đã để lại cho chúng mình nhiều điều bổ ich và lý thú, bạn nhỉ? Từ đó đến nay cũng đã hơn một tháng rồi, chắc bạn cũng như mình bận học lắm phải không? Hôm nay, điều gì đã thôi thúc bạn viết thư cho mình đấy? Phải chăng là anh Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài? Chúng mình cùng tranh luận nhé!

Trước khi vào phần việc chính, mình không thể không bày tỏ niềm vui của mình với bạn. Càng nghĩ mình càng thấy vui bạn ạ. Bởi chúng mình tuy xa cách nhau nhưng lại rất gần. Tình bạn của chúng ta sẽ không bao giờ phai nhạt vì mình đều giống nhau ở chỗ là rất thích học văn và hay tranh luận về các tác phẩm mình đã học. Nếu bạn mà không biên thư cho mình thì mình cũng biên thư cho bạn mỗi khi đọc hoặc học xong tác phẩm hay.

Cả tác phẩm là một bức tranh Hành động về tổ chức của các loài côn trùng nhỏ bé và rất quen thuộc của tuổi thơ chúng ta, nhất là trò chơi đá dế nữa ai mà không thích? Bạn có thế tưởng tượng những lúc thức khuya đọc Dế Mén" là khi mình ngủ chiêm bao đấy, mình thấy mình cùng vơi dế Mèn phiêu lưu khắp nơi, gặp cào cào, châu chấu, chuồn chuồn nữa chứ. Bạn có thấy ngộ nghĩnh khi “Dế ta” vỗ canh hay một hoạn động trong cảnh náo nức đi hội của họ hàng nhà chuồn chuồn không? Còn mình đến đây tuy có một mình nhưng hạt rươi vơ thốt lên: “văn chương giúp mình cảm nhận được thế giới loài vật sinh động quá!”. Mỗi khi ra gặp ố kiến, hay những lúc trời mưa nghe nhái kêu la mình lại liên tưởng đến họ hàng nhà kiến, bọ ngựa, ếch nhái trong tác phẩm. Càng nghĩ mình càng phục Tô Hoài, một nhà văn tuyệt vời. Có lẽ nhà văn phải quan sát, nghiên cứu kỹ lắm thì mới miêu tả được những cảnh sinh hoạt của các con vật vô cùng tinh tế và hấp dẫn người đọc đến như vậy! Phải nói là các nhân vật trong truyện đều thu hút mình Vi ạ. Lúc nào hình ảnh Dế Mèn, Dế Trũi, võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Choắt cùng các cuộc phiêu lưu, các cuộc đánh nhau cũng ở trong tâm trí của mình.

  •  Ẩn dụ
  •  Luyện nói về văn miêu tả

Bạn có cảm giác như mình không? Trong thư bạn có nói với mình rằng chỉ có đọc truyện thôi chứ chưa được nhìn con Dế Mèn ở Việt Nam bao giờ, thế mà các bạn nhỏ ơ một trường học ở Mát-xcơ-va đã yêu thích chú Dế Mèn của bác Tô Hoài. Các bạn đã say sưa đắp một con Dế Mèn bằng thạch cao gửi cho bác Tô Hoài và hỏi xem có giống với con Dế Mèn ở ngoài đời hay không? Thật khó có thể tin được rằng trong niềm vui bất ngờ và sung sướng, bác Tô Hoài đã viết thư trả lời các bạn ở Mát-xcơ-va: con dế các bạn đắp rất giống với con dế thật ở Việt Nam. Phải chăng ngoài tài quan sát và hiểu biết về thế giới loài vật, nhà văn phải yêu thiên nhiên lắm! Đặc biệt là đối với trẻ thơ, tác giả đã dồn hết tâm trí và lòng yêu quí trẻ để viết lên thiên truyện này, đế cho mình, thiếu nhi Việt Nam, thế giới đều hâm mộ có phải không Vi?

Triệu Vi thân mến!

Theo mình, Tô Hoài không chỉ có ý miêu tả cuộc sống của loài vật mả qua sinh hoạt của chúng, tác giả ngụ ý muốn nói về cuộc sống của con người. Mỗi con vật trong truyện là đại diện cho một lớp người khác nhau trong xã hội. Nói đến đây mình mới nhớ, lúc nghe cô giáo giảng phần này mình chưa thấm lắm đâu. Đến khi về nhà, đọc đi đọc lại, càng suy nghĩ càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Mình thầm nghĩ, cứ gì cứ phải truyện ngụ ngôn mới rút ra được bài học triết lý nhân sinh mà truyện “đồng thoại” cũng chả kém gì, hơn thế nữa còn thú vị nữa phải không Vi? Vi đã đọc truyện Cái tết của Mèo Con của nhà văn Nguyễn Đình Thi chưa? Cũng vui và thấm thía lắm đấy!

Vi à! Chắc bạn cũng đồng ý với tôi nhân vật chính Dế Mèn là nhân vật mình yêu thích nhất phải không? Dế Mèn thích cuộc sống.tự lập và đã thực hiện ý định đó một cách sinh động qua cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn. Dế Mèn tuy nghịch ngợm dại dột, nhưng biết ăn năn hối lỗi, biết tôn trọng lẽ phải, công bằng, có lòng vị tha, hết lòng hết sức vì muôn loài và luôn phấn đấu thực hiện lí tưởng đoàn kết các loài vật vì một thế giới hoà bình và hữu nghị, thuỷ chung với anh em kết nghĩa. Suy nghĩ ấy, lí tưởng ấy lãng mạn thật và tuy không có cơ sở thực hiện được nhưng ta thấy nó đáng yêu vô cùng. Mặc dầu nó có màu sắc không tưởng nhưng qua đó ta cũng thấy được ý nghĩ tốt đẹp của Dế Mèn. Bạn nghĩ có phải như thế không?

Văn học thật muôn màu muôn vẻ, nó thu hút chúng ta, nó thôi thúc ta cứ phải suy nghĩ, tìm tòi, nó gợi cho ta bao cảm xúc kì diệu. Mình mong rằng hai chúng mình cùng giữ mãi sở thích đọc truyện, đọc thơ và bàn luận văn học. Tuy ước mơ trở thành nhà văn thì thật khó, nhưng say mê văn học là điều mình và Vi đã có, không nên bỏ sở thích này vì mỗi tác phẩm văn học đều mung lại những điều tốt đẹp cho đời sống tâm hồn con người đúng không Vi.

Cuối thư, mình mong muôn bạn luôn dồi dào sức khoẻ và học tốt. Đừng quên viết thư trao đổi văn học với mình nhé! Qua đây cho mình gửi lời chúc sức khoẻ hai bác và gia đình. Hẹn gặp bạn trong thư sau.

Chắc hẳn không ai còn lạ lẫm với nhà văn Tô Hoài và tác phẩm nổi tiếng “Dế Mèn phiêu lưu ký” của ông.

Những nhân sinh quan, những nội tâm, những tâm tư của con người được tác giả khéo léo thổi vào từng nhân vật, thổi vào tác phẩm khiến “Dế Mèn phiêu lưu ký” trở nên đặc sắc, hấp dẫn lạ kỳ, càng đọc càng say, đọc đi đọc lại vẫn thấy mê hồn. Câu chuyện yêu thích của tuổi thơ tôi, giờ đây lại có dịp được đọc lại, thật thú vị làm sao! Chỉ khác trước kia đọc truyện toàn chữ, sách nhỏ xíu bằng bàn tay, nay vẫn nội dung ấy nhưng sách đẹp, giấy đẹp, hình ảnh màu sinh động khiến tôi cứ mân mê từng trang giấy, trong lòng không khỏi hân hoan.

Thế giới của những loài vật nhỏ bé, của dế, của nhện, của kiến… bỗng chốc trở nên sinh động dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài, phô ra cái sự quan sát tinh tế, sự am hiểu của ông về thiên nhiên hoang dã. Trò chơi đá dế được miêu tả đầy kịch tính và hấp dẫn, với những mánh chiêu ra đòn đẹp mắt, làm cho một đứa không chơi đá dế bao giờ như tôi cũng thấy thích thú vô cùng.

Với giọng kể từ từ, lôi cuốn, bạn đọc như bị cuốn vào cuộc phiêu lưu cùng Dế Mèn và anh bạn đồng hành Dế Trũi. Tô Hoài thật tài tình khi khiến bạn đọc khóc cùng nhân vật, cười cùng nhân vật. Đọc đến đoạn Trũi bảo Mèn ăn càng của mình để chống đói nhưng Mèn quyết không đồng ý, hai anh em nó ôm nhau khóc làm mắt tôi cũng mờ đi, cay cay. Lại đến đoạn hai chú dế gặp “thầy đồ” Cóc thì cười không ngậm được miệng. “Con cóc là cậu ông trời. Bấy lâu thằng cháu bận quá, bận đến nỗi quên cả cho cậu nó uống nước”]. Chỉ là nói việc hạn hán thôi mà sao cũng đáng yêu đến thế! Lời văn dí dỏm, hài hước, miêu tả chi tiết, giàu hình ảnh, sống động.

Mỗi nhân vật lại mang những tính cách đặc trưng riêng, hay chính là những tính cách muôn màu của con người trong xã hội. Từ ngoại hình, tính tình đến mỗi động thái của nhân vật đều được miêu tả từng từ, từng từ chuẩn sát, chắc nịch. Đọc đến đâu những hình ảnh ấy cứ như hiện ra trước mắt, rực rỡ, hừng hực sức sống. Những suy nghĩ của tuổi mới lớn, những bài học kinh nghiệm quý báu được nhà văn Tô Hoài khéo léo thể hiện qua từng lời thoại của nhân vật với lời văn chân thực, lúc ngọt ngào, lúc mạnh mẽ.

Xuyên suốt truyện là những phong cảnh làng quê, sông núi hữu tình, cùng với đó là sự trưởng thành dần lên của Dế Mèn, sự trải nghiệm của chàng thanh niên mới lớn, tư cách và bản lĩnh dần hình thành qua mỗi chặng đường đi. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn mang một ý nghĩa to lớn, muốn muôn loài cùng nhau kết nghĩa anh em. Tác giả thông qua “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã gửi gắm mong ước truyền tải tinh thần hoà bình, nhân ái tới các em nhỏ cũng như cả thế giới loài người.

Đọc xong cuốn sách, gấp sách lại, một cảm giác vui vẻ, yêu đời lan toả trong từng thớ thịt, theo mạch máu chạy khắp người. Trong tôi, một ước muốn được đi ngao du khắp nơi, lúc này đây, lại sục sôi hơn bao giờ hết.

Hoa Tuyết

Viết từ 1 - 2 câu văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật "tôi" được nhắc đến trong đoạn văn "Dế Mèn phiêu lưu kí".

Giúp mik với

Đại thi hào Nguyễn Du đã viết vậy đó, sách không bao nhiêu là vừa. Đọc sách làm cho con người ta thông thái sáng suốt hơn. Sách sẽ dạy cho ta biết bao thứ, làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng hơn. Cũng như mọi người tôi cũng yêu sách và may mắn cho tôi khi lại là một cô thủ thư trông giữ rất nhiều sách, báo.Vì thế, tôi cũng đọc rất nhiều sách và cuốn sách đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi phải kể đến “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.​



Dế Mèn phưu lưu kí, tôi đã đọc nó từ lâu nhưng mãi sau này khi đọc lại nó tôi vẫn thấy rất thích. Tác phẩm đã được viết hơn 70 năm qua, không chỉ các bạn nhỏ mà ngay cả người lớn cũng háo hức, say mê, cũng bị lôi cuốn bởi từng trang sách. Đã từ lâu hình ảnh chú Dế Mèn đã trở nên vô cùng thân thuộc với thế hệ trẻ. Và tác phẩm được viết bởi nhà văn tài ba Tô Hoài. Nhà văn Tô Hoài là một cây bút văn xuôi, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách. Trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” viết cho thiếu nhi từ những năm trước cách mạng. Ban đầu truyện có tên là “Con Dế Mèn” phát hành năm 1941. Sau đó năm 1955, Tô Hoài viết thêm 7 chương cuối của truyện và gộp 2 chuyện vào với nhau để thành truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” như ngày nay.

Bạn đang xem: Cảm nhận về tác phẩm dế mèn phiêu lưu ký

Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

Chương 1: Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Chương 2 – 9: Kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, với người bạn đường là Dế Trũi.

Chương 10: Kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

Theo bước chân của Dế Mèn, chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn…Tô Hoài đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàn những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.

Chú Dế Mèn mà tôi biết vốn là một chú dế cường tráng nhưng bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí gầy lêu nghêu như một “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ ra thái độ ngang ngược hỗn láo với chị Cốc dù trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt và hang nhưng thái độ vẫn rất kiêu ngạo: “ …mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Xem thêm: Cách Ly Toàn Xã Hội Từ 0H Ngày 1 4, Thực Hiện Cách Ly Toàn Xã Hội Từ 0H Ngày 1/4

Thậm chí Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp phải ra đi mãi mãi. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Bài học đắt giá của Dế Mèn đã nhắc nhở chúng tôi sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối cải về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Mang theo mình bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, làm những việc có ý nghĩa. Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hỡm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Dế Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Tôi rất thích nhân vật Dế Mèn trong chương truyện này, bởi tôi hiểu được tình cảm được cho đi là rất đáng quý. Bởi : “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Trên chuyến hành trình của mình, Dế Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi – một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Họ cũng nhau chu du khắp thế gian. Lúc Trũi bị mất tích, Mèn buồn bã, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Khi đọc chương truyện này, tôi đã rất xúc động. Tôi rất thương Dế Mèn và Dế Trũi, cảm phục tình cảm mà các bạn dành cho nhau. Đúng là phải qua khó khăn, thử thách mới hiểu hết được nhau, thêm yêu quý và tôn trọng nhau. Nếu cuộc sống này không có tình bạn, thì thật sự rất lẻ loi, cô độc.

Bên cạnh người bạn đường tri kỉ, Dế Mèn chu du đến vương quốc đầm lầy của đại vương Ếch Cốm và thầy đồ Cóc. Cư dân ở đây bằng lòng với cuộc sống trong bùn lầy nước đọng, họ tự thỏa mãn với cuộc sống đói nghèo tăm tối và khép kín. Ấy thế mà chỉ vì sự nghịch ác và coi thường xung quanh, Mèn và Trũi suýt bỏ mạng ở cái xứ ảm đạm ấy.

Rời vương quốc Đầm Lầy, họ đến với làng Cỏ May – vương quốc của côn trùng có cánh – cao ráo, đầy ánh sáng. Cư dân ở đây cởi mở, hiếu khách, giàu tinh thần thượng võ, luôn mơ ước về một cuộc sống hòa bình. Tới đây, Mèn và Trũi không chỉ được tiếp đón nồng nhiệt mà còn gặp đươc những người bạn vô cùng tốt bụng và cùng chung chí hướng.

Rồi những người anh em bắt đầu hành trình tới vương quốc Kiến. Họ hàng nhà kiến tuy bé nhỏ nhưng vô cùng chăm chỉ, đoàn kết. Họ xây đắp thành lũy kiên cố nhằm chống lại mọi kẻ thù xâm phạm nhưng lại rất hiếu khách, sẵn sàng mở rộng của đón những người bạn tốt.

Nhờ họ hàng nhà Kiến mà Dế Mèn đã làm được một việc hết sức ý nghĩa. Đó là kêu gọi các loài vật kết tình anh em. Việc làm này đã khiến cho các loài vật trở nên đoàn kết, đồng sức đồng lòng. Thế giới bỗng trở nên tươi đẹp hơn, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn với đầy tình yêu thương, chia sẻ

Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc tuổi nhỏ mà ai cũng từng trải qua. Khi đọc tác phẩm Dế Mèn làm tôi rất thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện . Tuy vậy, chú cũng là người hay gây gỗ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ bằng mạng sống của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Tính cách của chú chỉ bồng bột khi còn trẻ dại. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như tôi, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà tha thứ. Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiêc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt. Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, gió rét căm căm để đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tân công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mĩ mãn. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu. 

Video liên quan