Chi phí đăng kiểm hạch toán như thế nào

Kế toán có nghĩa vụ hạch toán các khoản lệ phí trước bạ vào sổ sách khi nộp lệ phí trước bạ để đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, ô tô, nhà đất,… Vậy quy tắc hạch toán lệ phí trước bạ thực hiện như thế nào? Hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau.

Hướng dẫn hạch toán lệ phí trước bạ nhà, đất

Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định nhà, đất là 1 trong những đối tượng chịu lệ phí trước bạ. Và phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ hạch toán lệ phí trước bạ nhà đất

Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ nhà, đất sẽ bao gồm:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất mẫu 01/LPTB;
  • Giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp;
  • Giấy tờ hợp pháp về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản;
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản [hoặc chủ tài sản] thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ [nếu có].

Hạch toán lệ phí trước bạ nhà đất

Theo quy định, hạch toán lệ phí trước bạ nhà, đất được thực hiện như sau:

  • Tổ chức, cá nhân [đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ] nộp lệ phí trước bạ được hạch toán tăng giá trị tài sản cố định tương ứng với số tiền lệ phí trước bạ thực nộp ngân sách nhà nước [trừ tiền nộp phạt].
  • Lệ phí trước bạ [kể cả tiền phạt nếu có] là khoản thu của ngân sách nhà nước, cơ quan Thuế thu lệ phí trước bạ phải mở sổ kế toán cập nhật thường xuyên tình hình thu, nộp lệ phí trước bạ [kể cả tiền phạt nếu có] vào ngân sách nhà nước đối với toàn bộ các thông báo nộp tiền đã gửi đến chủ tài sản [hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu là thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất] về: số, ngày ra thông báo nộp tiền; tên chủ tài sản; loại tài sản; số tiền phải nộp [theo thông báo]; số, ngày chứng từ nộp tiền [giấy báo có của Kho bạc nhà nước, hoặc giấy nộp tiền, hoặc biên lai thu tiền]; số tiền đã nộp [theo chứng từ nộp tiền]; số tiền chưa nộp [nếu có].
    Cách hạch toán lệ phí trước bạ nhà đất và ô tô

Hướng dẫn hạch toán lệ phí trước bạ ô tô

Hồ sơ hạch toán lệ phí trước bạ ô tô

Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ ô tô sẽ bao gồm:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ phương tiện mẫu số 02/LPTB;
  • Hóa đơn mua tài sản hợp pháp [đối với trường hợp mua bán, chuyển nhượng, trao đổi tài sản mà bên giao tài sản là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh];
  • Hoặc hóa đơn bán hàng tịch thu [đối với trường hợp mua hàng tịch thu];
  • Hoặc quyết định chuyển giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản [đối với trường hợp cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, cơ quan tư pháp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp không hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện chuyển giao tài sản cho tổ chức, cá nhân khác];
  • Hoặc giấy tờ chuyển giao tài sản được ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản có xác nhận của Công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền [đối với trường hợp chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, thể nhân không hoạt động sản xuất, kinh doanh];
  • Giấy đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ cũ [đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi];
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ [nếu có].

Hạch toán lệ phí trước bạ ô tô

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm [kể cả mua mới và cũ]: là giá mua thực tế phải trả cộng [+] các khoản thuế [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại], các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”

Tức là các khoản lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, kiểm định sẽ được hạch toán vào nguyên giá của ô tô.

Các bút toán hạch toán khi mua ô tô gồm:

1. Hạch toán mua ô tô:

Nợ TK 211

Nợ TK 1331

Có TK 331/112

Trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng để mua xe và Ngân hàng sẽ giải ngân trực tiếp cho bên bán, hạch toán:

Nợ TK 331

Có TK 341

2. Hạch toán nộp lệ phí trước bạ ô tô

Nợ TK 211

Có TK 3339

Khi nộp lệ phí vào ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3339

Có TK 1111

3. Hạch toán phí đăng ký xe

Nợ TK 211

Có TK 3339

Khi nộp phí đăng ký xe cho cơ quan, hạch toán:

Nợ TK 3339

Có TK 111

4. Hạch toán phí kiểm định xe

Nợ TK 211

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112

5. Hạch toán bảo hiểm xe [loại 1 năm kể từ ngày làm hợp đồng bảo hiểm]:

Nợ TK 242

Có TK 111

Vì là tài sản cố định có thời gian khấu hao nên hàng tháng, kế toán doanh nghiệp thực hiện thêm bút toán trích khấu hao, cách tính khấu hao tài sản cố định dựa trên các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng:

Nợ TK 642, 641…

Có TK 214

6. Hạch toán các khoản thuế:

Trường hợp doanh nghiệp mua ô tô nhập khẩu thì khi hạch toán mua xe ô tô, kế toán phải hạch toán thêm các khoản thuế:

Nợ TK 211

Có TK 3332, 3333

Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332, 3333

Có TK 111/121

Hạch toán lệ phí trước bạ trong trường hợp ô tô trên 1,6 tỷ đồng

Việc hạch toán mua xe ô tô dưới 1.6 tỷ là điều dễ dàng với kế toán. Nhưng đối với trường hợp mua ô tô trên 1.6 tỷ sẽ khác rắc rối.

Về cách hạch toán lệ phí trước bạ trong trường hợp ô tô trên 1,6 tỷ đồng không có sự thay đổi, đó là:

Nợ TK 211

Có TK 3339

Khi nộp lệ phí vào ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3339

Có TK 1111

Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC thì:

  • Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống [trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn] có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng [giá chưa có thuế giá trị gia tăng] thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ;
  • Phần trích khấu hao tài sản cố định tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống [trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn] là khoản chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Đối với các doanh nghiệp sử dụng ô tô vào việc kinh doanh để vận chuyển hành khách, hàng hóa, kinh doanh dịch vụ du lịch, làm mẫu và lái thử [doanh nghiệp kinh doanh ô tô] thì thuế sẽ được khấu trừ toàn bộ.
  • Cần nắm chắc điều kiện xác định là tài sản cố định hữu hình và cách xác định nguyên giá tài sản cố định để tính chính xác giá trị của ô tô trước khi tiến hành hạch toán lên sổ.

Do trường hợp khó xử lý nên kế toán cần tham khảo thêm về cách trích và ghi nhận khấu hao xe ô tô trên 1.6 tỷ. Về cơ bản thì xe có giá mua lớn hơn 1,6 tỷ vẫn là tài sản cố định và vẫn thực hiện hạch toán tương tự xe có trị giá dưới 1,6 tỷ.

Tuy nhiên, như các quy định được trình bày phía trên, phần thuế giá trị gia tăng tính trên vượt mức 1,6 tỷ sẽ không được khấu trừ mà tính trực tiếp vào nguyên giá của tài sản cố định.

Ví dụ: Công ty B mua một chiếc xe ô tô sử dụng cho phòng quản lý doanh nghiệp, với mức lệ phí trước bạ là 500.000.000 đồng. Vậy:

Hạch toán lệ phí trước bạ:

Nợ TK 211 500.000.000 đồng

Có TK 3339 500.000.000 đồng

Trên đây là hướng dẫn của dịch vụ kế toán TinLaw về hạch toán lệ phí trước bạ ô tô và nhà, đất. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Chủ Đề