Hướng dẫn thực hiện báo cáo giám sát môi trường

Đánh giá tác động môi trường ĐTM [ tiếng Anh là EIA] là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó [ Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14].

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

2. Căn cứ pháp lý

– Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022.

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường. – Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II Nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP [quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường].

Tại phụ lục II của Nghị định này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

4. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;

– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;

– Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;

– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;

-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;

-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

5. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm [45] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi [60] ngày làm việc.

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi [30] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm [45] ngày làm việc.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường lần đầu tiên được đề cập đến tại Điều 37, thông tư số 25/2019/TT-BTNMT.

Theo đó, các loại báo cáo định kỳ [bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản] của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được tích hợp thành Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ thông qua các chỉ tiêu về tính chất vật lý và hóa học của thành phần mồi trường. Quá trình đo lường sẽ cung cấp các đánh giá cần thiết về những tác động và chuyển biến của môi trường ở từng khoảng thời gian khác nhau. Mục đích của việc thực hiện quan trắc môi trường nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là [báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43]. Là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục bảo vệ môi trường, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.

2. Quy trình thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

– Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội liên quan.

– Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.

– Thực hiện việc lấy mẫu không khí nhà xưởng, nước thải, không khí xung quanh… sau đó đo đạc, đánh giá tác động của quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lên môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

– Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ [Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện].

Quy định về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

3. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ

Căn cứ Điều 54 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Khoản 27 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:

+ Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 39 Nghị định này;

+ Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này;

+ Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

+ Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ [sau đây gọi chung là Kế hoạch], gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát; trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung sau:

+ Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương hoặc chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác có liên quan;

+ Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải; thành phần môi trường phải quan trắc; tần suất và thông số quan trắc môi trường định kỳ.

- Tổ chức thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả quan trắc môi trường.

- Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Theo dõi, giám sát việc quan trắc môi trường định kỳ của các đối tượng trên địa bàn; tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết;

+ Khi cần thiết, trưng cầu đơn vị giám định độc lập có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để kiểm tra chéo mẫu chất thải do tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện. Kết quả quan trắc môi trường của tổ chức giám định độc lập có giá trị pháp lý để thực hiện; kinh phí quan trắc sẽ do nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp mẫu chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+ Đánh giá kết quả quan trắc môi trường. Trường hợp kết quả quan trắc chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có văn bản nhắc nhở [lần đầu] và yêu cầu đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp [nếu cần thiết], bảo đảm chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải; trường hợp kết quả tự quan trắc tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ

Điều 54 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Khoản 27 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ như sau:

+ Lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong Kế hoạch của mình;

+ Đề xuất đơn vị có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho cơ sở, khu công nghiệp của mình;

+ Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định;

+ Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ quy định tại Điều này.

5. Phân biệt báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo quan trắc môi trường lao động

Bảng so sánh báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo quan trắc môi trường lao động

Tiêu chí so sánh

Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường định kỳ

Về khái niệm

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc. Để từ đó có các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Quan trắc môi trường định kỳ là việc theo dõi, cập nhật thường xuyên về chất lượng môi trường. Cùng với vấn đề trọng tâm, trọng điểm hợp lý để phục vụ các hoạt động về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Về quy định pháp luật

+ Quan trắc môi trường lao động, căn cứ vào:

-Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 số 84/2015/QH13.

-Nghị định 44/2016/NĐ-CPkỹ thuật an toàn lao động huấn luyện an toàn vệ sinh môi trường lao động

- Nghị định 39/216/NĐ-CP

-Thông tư số 19/2016/TT-BYT

+ Quan trắc môi trường định kỳ căn cứ vào:

-Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13[thay thế bởi:Luật bảo vệ môi trường năm 2020]

-Nghị định 18/2015/NĐ-CPtheo chương V.

-Thông tư 27/2015/TT-BTNMT

-Thông tư 24/2017/TT-BTNMT

-Thông tư 31/2016/TT-BTNMT

- Mục tiêu

Quan trắc môi trường lao động là đo lường các yếu tố trong môi trường làm việc. Từ đó so sánh với các mức chỉ tiêu cho phép nhằm phát hiện các yếu tố gây hại để có các giải pháp kịp thời, nâng cao chất lượng môi trường làm việc.

Mục tiêu của quan trắc môi trường định kỳ là cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia. Phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường. Các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xây dựng các dữ liệu vè chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia.

Đối tượng thực hiện

Những đối tượng thực hiện quan trắc môi trường lao động là tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động. Không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.

Đối tượng lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc trên địa bàn tỉnh, chương trình quan trắc môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

Về đơn vị quản lý.

Quan trắc môi trường lao động do Bộ Y tế quản lý.

Quan trắc môi trường định kỳ do các đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường [VIMCERT] theo Nghị định 12/2014/NĐ-CP [kèm theo quyết định các chỉ tiêu quan trắc đơn vị có năng lực thực hiện.

Chủ Đề