Cây nữ lang là gì

Cây nữ lang là một trong những cây thuốc quý được người dân Việt Nam phát hiện, sử dụng là thần dược cho sức khỏe. Vậy cây nữ lang mọc ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có những thông tin thật hữu ích về loài cây đó.

Cây nữ lang - thần dược cho sức khỏe

Nữ lang là cây gì?

Cây nữ lang hay còn có tên gọi khác là Sì to. Một tên gọi địa phương của người dân tộc Mèo.

Cây nữ lang có tên khoa học là Valeriana officinalis thuộc họ nhà Valerianaceae, là một loại cây bản địa sống lâu đời tại châu Âu, Bắc Mỹ. Ngoài ra, cây nữ lang còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như:  Amantilla, Valeria, Garden Heliotrope, Kediotu...

Thân cây nữ lang cao khoảng từ 1m đến 1.6m, thân cây thường nhẵn, hoặc nếu có lông thì sẽ mọc ở các mắt hoặc gốc cây. Lá cây dài tới 5cm, rộng 0.4cm chỉ có vài lá trên thân cây. Lá cây không có cuống, ở viền lá có răng cưa, thuôn dần về đuôi. Hoa có rất nhiều màu sắc, thường nở rộ vào mùa hè, có mùi nhẹ nhàng nên rất nhiều người thích mùi hoa này. Khi lá dần biết mất thì sẽ mọc quả. Quả có chiều dài từ 1.7m đến 2m, rộng 0.7mm có nhiều góc cạnh.

Tác dụng dược lý của cây nữ lang

Cây nữ lang có thành phần hóa học là: rễ và thân cây đều có tinh dầu, có tên gọi là tinh dầu  Valeriana officinalis L. Chế phẩm của chúng có mùi hương gọi là Calerian.  Chất vô cơ có trong cây nữ lang vào khoảng 5 – 10%. Loại cây này còn có nhiều tinh bột, các axit hữu cơ quen thuộc: ben – zoi, cafeic, chlorogenic, lipit và tanin. Chúng đem lại một số tác dụng dược lý như:

  • Cây nữ lang có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não nhờ vào tinh dầu và muối sinh vật. Chúng ngăn lại cảm giác hưng phấn tột độ của phản xạ thần kinh, từ đó giúp giảm căng thẳng, giãn cơ
  • Cây nữ lang có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng lượng oxy ở tim, điều hòa huyết áp.
  • Cây nữ lang có tác dụng bảo vệ tế bào gan khi tetrachoromethane tấn công.
  • Cây nữ lang có tác dụng ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn, kháng viêm, chữa viêm ruột do Rotavirus gây ra.

Tác dụng dược lý đem lại từ rễ và thân cây nữ lang

Các công dụng của cây nữ lang

Từ xa xưa, người Mèo ở vùng cao Tây Bắc đã biết đến loài cây nữ lang này. Họ đã biết sử dụng chúng làm thuốc an thần và chữa bệnh mất ngủ. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được các công dụng của cây nữ lang như:

  • Giúp an thần, chữa trị mất ngủ
  • Chống co giật
  • Giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, mạch vành, tim mạch
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B
  • Chữa cảm lạnh, cảm vặt
  • Chữa đau bụng, nôn mửa
  • Chữa hen suyễn

Các bài thuốc từ cây nữ lang

Cây nữ lang được sử dụng làm thuốc từ rễ cây và thân cây.

Chữa mất ngủ:

Lấy khoảng từ 10 đến 15g rễ và thân cây, sắc lấy nước sử dụng hàng ngày sẽ giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ sâu hơn

Trà cây nữ lang giúp ngủ ngon hơn

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày:

Lấy 1 ít rễ cây đem rửa sạch, phơi khô sau đó nghiền thành bột mịn. Nấu lấy nước uống 2 lần /ngày, mỗi lần khoảng 4g

Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, mạch vành, tim mạch:

Lấy khoảng từ 10 đến 15g cây nữ lang và 20g cây dong riềng đỏ khô. Trộn lẫn 2 loại cây đó sắc lấy nước dùng để uống hàng ngày.

Giúp giảm căng thẳng, ổn định thần kinh:

Lấy rễ và thân cây nữ lang ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 1 tuần. Sau đó, chắt rượu đó ra uống từ 1-2 lần /ngày, mỗi lần khoảng 2 thìa cafe. Ngoài ra có thể dùng cách khác đơn giản hơn là lấy 12g cây nữ lang sắc lấy nước uống hàng ngày.

Chữa cảm lạnh, cảm vặt:

Lấy khoảng 15g rễ cây với 3g gừng tươi cho vào 1 lit nước rồi đun sôi. Dùng để uống chữa cảm lạnh, tăng cường đề kháng.

Chữa đau bụng, nôn mửa:

Lấy khoảng 12g rễ cây nữ lang với 12g rễ cây xương bồ cho vào 1 lít nước rồi đun sôi. Sau đó pha thêm 1 ít rượu uống 3 lần /ngày

Chữa hen suyễn:

Lấy khoảng 200mg cây nữ lang khô sắc lấy nước uống từ 3-4 lần /ngày

Cây nữ lang mọc ở đâu?

Cây nữ lang là một loài cây bản địa sống lâu đời tại các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Tại Pháp, hàng năm tiêu thụ từ 100 – 150 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc thay thế thuốc an thần.

Hiện nay, ở nước ta cây nữ lang được mọc ở các dãy núi cao chót vót, cao trên 1000m, tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Ngoài ra, cây nữ lang còn được thấy ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

Cây nữ lang trên các dãy núi cao

Qua bài viết này, mong rằng mọi người đã hiểu rõ về loài cây nữ lang này. Và câu hỏi cây nữ lang mọc ở đâu cũng đã được giải đáp. Một loài cây đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của bạn.

Cây nữ lang[cần dẫn nguồn] [danh pháp khoa học: Valeriana officinalis] là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1]

Valeriana officinalisPhân loại khoa họcGiới [regnum]Plantae[không phân hạng]Angiospermae[không phân hạng]Eudicots[không phân hạng]AsteridsBộ [ordo]DipsacalesHọ [familia]ValerianaceaeChi [genus]ValerianaLoài [species]V. officinalisDanh pháp hai phầnValeriana officinalis
L., 1753

Nữ lang là loài thực vật có bông nhỏ, màu hồng lợt hay trắng trên những cuống cao và mạnh. Hoa có mùi thơm dịu dễ chịu.

Trong mùa xuân cây nữ lang trổ nhiều lá và che kín mặt đất. Cuối tháng tư cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá um tùm và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè. Vào tháng bảy cây bắt đầu trổ những bông màu hồng có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này cho nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.

Có chứa chất: axít valerian và các chất khác.

Tác dụng chữa bệnh: Chống hồi hộp, mất ngủ. Cây nữ lang có thể dùng làm trà, cồn thuốc hoặc làm thuốc viên để uống. Khi mất ngủ có thể dùng cây nữ lang làm trà uống trước khi đi ngủ. Vì cây nữ lang không làm mệt mỏi, có thể uống khi đi thi cử để bớt hồi hộp.

Thời gian hái: Hoa được thu hoạch vào tháng 7/8; rễ cây vào tháng 10

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

  1. ^ The Plant List [2010]. “Valeriana officinalis”. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.

  •   Phương tiện liên quan tới Valeriana_officinalis tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Valeriana officinalis tại Wikispecies
  • “Valeriana officinalis”. International Plant Names Index [IPNI]. Royal Botanic Gardens, Kew. ngày 18 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.

  Bài viết liên quan đến Bộ Tục đoạn này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nữ_lang&oldid=67993819”

Video liên quan

Chủ Đề