Anh chỉ hãy trình bày các phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học lấy ví dụ mình họa

Lên đại học, chúng ta bắt đầu làm quen với mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với đặc điểm cơ bản là trao quyền chủ động cho SV tự đăng kí môn học, tự quyết định, tự hoạch định kế hoạch học tập cho riêng bản thân, sinh viên được tự quyết trong việc đăng kí môn học, có thể linh động hóa chương trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng. Đào tạo theo học chế tín chỉ cũng mang lại cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức mình đang tiếp thu. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ vừa giúp SV rèn luyện tính chủ động trong học tập, lao động nhưng cũng đòi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập của mình.

Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Học tập không phải là công việc dễ dàng, đơn giản, một sớm một chiều. Đó là một quá trình tiếp nhận tri thức lâu dài mà liên tục. Danh ngôn có câu "Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Con đường đến với học vấn là cả một chặng đường dài đầy gian lao và thử thách. Muốn có được thành công trong học hành, thi cử, người học phải luôn kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết mình. Nếu người học không cố gắng, không phấn đấu thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, chậm tiến. Chính vì vậy bí quyết đầu tiên của học tập là sự kiên trì, chăm chỉ. Kiên trì là chìa khóa của thành công và trên con đường thành công không có dấu chân của những kể lười biếng. Kiên trì là đạt ra mục tiêu cho bản thân, theo đuổi đến cùng để có được kết quả tốt nhất.. Hãy tiến những bước thật nhỏ để đi tới đích. Hãy tạo nên những bước đi vững chắc để tiến tới đỉnh vinh quang. Kiên trì và chăm chỉ là hai đức tính cần thiết cho học tập, đòi hỏi người học phải có quyết tâm, ý chí. Nếu bạn kiên trì, chăm chỉ, bạn sẽ có những kết quả đầy bất ngờ.
Sau 3 năm học tập tôi đã rút ra một số kinh nghiệm học tập cho bản thân để có thể có kết quả tốt trong học tập. Tại Đại hội ngày hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học tập của bản thân, bên cạnh đó, cùng trao đổi và thảo luận với tất cả các bạn, để chúng ta có thể có được thành tích tốt trong học tập. Trước hết là tốt cho bản thân chúng ta, sau đó là góp phần vào thành tích chung của Khoa.

1. Đối với các bạn sinh viên năm nhất, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình [có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên ] để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học.

Trước khi đăng kí môn học ở mỗi học kỳ, SV cần xác định rõ sẽ học gì và khả năng tài chính của bản thân trong học kỳ đó để đăng kí môn học cho phù hợp. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.

2. Chúng ta nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc làm này rất hữu ích đối với sinh viên:

  • Điểm chuyên cần [điểm danh] được đánh giá cao.
  • Giúp SV rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
  • Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
  • Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.
  • Đi học chăm chỉ sẽ tạo thành một thói quen tốt, giúp chúng ta tự tin và hứng thú khi đi học.

Song khi nghe thầy cô giáo giảng bài, SV phải lưu ý:

  • Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
  • Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
  • Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
  • Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
  • Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
  • Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
  • Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
  • Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. [Lưu ý: Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài].

Một điều quan trọng không kém khi đi học chính là kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, và để có thể làm điều đó, chúng ta có thể dùng nhiều ký tự viết tắt hơn miễn là bản thân mình dịch được . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói.

Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Khi học, ta nên tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. Các bạn nên đi học đều, trên lớp nên chăm chú nghe giảng, chú ý theo dõi các bạn khác trả lời hoặc làm bài trên bảng, xem đúng sai thế nào và các thầy cô giáo đã sửa ra sao. Đây có thể coi là tài liệu quan trọng giúp cho việc xem lại bài của các bạn dễ dàng hơn. Nên học cách ghi tốc ký để ghi lại những điều quan trọng. Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học nhưng cần suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.

3. Chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp.

Công việc này bao gồm: học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới. Khi bạn đọc trước bài mới,bạn đã nắm được 30% - 40% bài học. 30% còn lại dành cho việc chăm chú nghe giảng của thầy cô giáo trên lớp. 20% nằm ở việc làm bài tập, tham khảo tài liệu. Công việc vận dụng vào thực tiễn chiếm 10% cuối cùng. Chuẩn bị bài là công việc cần thiết và quan trọng, vừa giúp người đọc chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, vừa tiết kiệm thời gian. Để việc chuẩn bị bài đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên học trong không gian thật yên tĩnh để tập trung cao độ, tránh phân tâm.

  • Tăng cường giờ học ở nhà và thư viện. phải học cách tự đọc tài liệu. SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu hơn từng chương và tiến tới cả học phần. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi ở lớp về nên xem lại các bài vừa học để nhớ ngay được bài học và phát hiện những chỗ chưa hiểu, chưa ghi kịp.
  • Lập kế hoạch và thời gian biểu [tháng, tuần] cụ thể và chi tiết . Dành thời gian hợp lý cho mỗi buổi học và kiên trì thực hiện.
  • Nên có nhóm học tập để cùng nhau đào sâu nghiên cứu và hỗ trợ nhau trong học tập. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề.

4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học.

Hãy luôn mang theo bên mình một chiếc bút chì hoặc bút màu trong khi học. Bạn có thể sử dụng nó để đánh dấu các công thức, kiến thức trọng tâm trong bài được thầy cô nhấn mạnh hoặc những phần khó hiểu. sau đó ghi chép lại vào một cuốn vở hay trong trí nhớ của chính bạn. Đối với những chỗ còn thắc mắc, bạn hãy mạnh dạn trao đỏi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô bộ môn.

Hãy lắng nghe góp ý của mọi người về khiếm khuyết của cá nhân mình. Chắc chắn bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Mạnh dạn, tích cực học hỏi bằng cách học thầy học bạn, học qua mạng, qua sách tham khảo... khiến kiến thức được hoàn thiện hơn. Biết chọn lọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp lại là cách thu nhận kiến thức thông minh và khoa học, thuận tiện cho việc ôn tập sau này.

5. Tạo sự hứng khởi thoải mái trong học tập.

Tương lai nằm trong tay bạn và bạn là người quyết định tương lai. Đừng gò bó, ép buộc bản thân trong khuôn khổ chật hẹp, tạo áp lực cho chính mình. Hãy thật thoải mái trong học tập. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể- một mục tiêu mà bạn thực sự khao khát,ham thích. Đó là động lực lớn để bạn phấn đấu. Kết hợp giữa học và thư giãn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mạng xã hội hay chơi game quá nhiều vì dễ dẫn tới "nghiện game", lơ là học tập. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm, ăn uống hợp lí. Trong thời gian tự học nên tập trung cao độ khoảng 30 phút, sau đó ngồi thư giãn 5 phút và học tiếp.

Bùi Khánh Hằng, SV K56A1T-2

Tags:

MỤC LỤCCHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬNI. Một số định nghĩa về phương pháp 3II. Những phương pháp hiệu quả đã từng được biết đến 31. Phương pháp quản lí thời gian 32. Phương pháp học nhóm 33. Phương pháp ghi chú Cornell 44. Phương pháp quản lí áp lực 45. Phương pháp tập trung 46. Phương pháp ghi nhớ 47. Phương pháp vẽ bản đồ tư duy 58. Phương pháp M.U.R.D.E.R 59. Phương pháp đọc SQ3R 610. Phương pháp chuyên gia 7III. 7 phương pháp học tập [xác định theo tính cách cá nhân] 71. Phương pháp học bằng thị giác 82. Phương pháp học bằng thính giác 93. Phương pháp học bằng ngôn ngữ 94. Phương pháp học bằng vận động 105. Phương pháp học tư duy logic 116. Phương pháp học theo nhóm 127. Phương pháp học một mình 13IV. Sự cần thiết của việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả 15CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CỦA NHÓMI. Tình hình trước khi áp dụng phương pháp học đại học hiệu quả 17II. Đánh giá thực trạng 22CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐH HIỆU QUẢI. Xác định mục tiêu 251. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu2. Các yêu cầu của việc xác định mục tiêu3. Các bước xác định mục tiêu4. Mục tiêu của nhómII. Giải pháp nâng cao 28 III.Chứng minh bằng kết quả học tập 32CHƯƠNG IV – NHỮNG ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ CHO TƯƠNG LAII. Thực trạng 35II. Những đề xuất tạm thời của nhóm 361. Đối với sinh viên2. Những đề xuất kiến nghị đối với giảng viên nhà trường và các tổ chức liên quanIII. Những dự định trong tương lai của nhóm 37DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNHHình 1. Cách ghi chú theo phương pháp CornellHình 2. Cách ghi chú theo phương pháp CornellHình 3. Bản đồ tư duy [Mindmap]Hình 4. FlashcardHình 5. Sơ đồ cách học phối hợp chuẩn bị cho kì thi1Hình 6. Mô hình tư duy logicHình 7. Một số khó khăn trong học tập của sinh viênHình 8. Những vấn đề tư vấn cần thiết cho sinh viênHình 9. Một số công cụ hỗ trợ quản lí thời gianHình 10. Bảng thời gian biểuBảng điểm cụ thể của từng thành viên nhóm Double E.Bảng thành tích hoạt động và tham gia phong trào của nhóm Double E.Chương I - CƠ SỞ LÍ LUẬNI. Một số định nghĩa về phương pháp:1. Phương pháp Phương pháp được hiểu một cách tổng quát là cách thức tiến hành một công việc,một hành động theo một trình tự được sắp xếp, chuẩn bị từ trước.2. Phương pháp họcPhương pháp học là những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đầutư vào học tập với những khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao đồngthời giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được nội dung của bài học thì được gọi làphương pháp học tập.3. Phương pháp học đại học2Phương pháp học đại học chính là sự kết hợp của phương pháp học tập cùng cáckĩ năng cần thiết và phù hợp để tiếp thu và đào sâu tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề ởbậc đại học. Điểm khác biệt là phương pháp học tập ở bậc đại học cần được thiếtkế phù hợp với chương trình học, môi trường học và yêu cầu đối với từng ngườihọc.4. Phương pháp học đại học hiệu quảPhương pháp học đại học hiệu quả là phương pháp giúp các sinh viên nắm bắtđược kiến thức được truyền thụ tại giảng đường, đồng thời tìm kiếm thêm thông tintừ những nguồn bên ngoài. Phương pháp học đại học hiệu quả còn là sự kết hợpvới các kĩ năng mềm khác theo khả năng của bản thân để phân chia thời gian, đảmbảo kết quả học tập tốt song song với phát triển con người phù hợp với yêu cầu củathời đại mới.II. Những phương pháp hiệu quả đã từng được biết đến1.Phương pháp quản lí thời gianQuản lý thời gian là sắp xếp, phân bổ thời gian cho công việc cũng như giải trí mộtcách hợp lý. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của cuộc sống hiện đại. Mộtngười không có khả năng quản lý thời gian thì có thể làm ảnh hưởng tới công việckhông chỉ của riêng cá nhân người đó mà còn của nhiều người khác khi làm việc theonhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực. Quản lý thời gian tốt không chỉtiết kiệm thời gian và công sức của bạn, đồng thời còn giảm thiểu tình trạng căngthẳng, giúp đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc cũng như học tập.2. Phương pháp học nhóm:Học nhóm là một hình thức học hợp tác, nâng cao chất lượng của học viên – các họcviên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Theocách này, học viên được tạo cơ hội để đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, vàthực hiện học hợp tác nhằm đạt kết quả cao hơn.33. Phương pháp ghi chú Cornell iHình 1 và 2 phần phụ lục bảng biểu hình ảnh iiPhương pháp ghi chú này có tên là Cornell vì nó được phổ biến lần đầu tiên tại đại họcCornell. Kể từ đó, phương pháp này đã được vô số các trường đại học và cao đẳngkhông chỉ ở Mĩ mà cả những quốc gia khác chọn để áp dụng. Phương pháp này rấtđơn giản: một lề rộng phía bên trái và phía dưới mỗi trang giấy cung cấp những yếu tốchủ yếu. Sử dụng phương pháp Cornell sẽ giúp bạn sắp xếp các ý một cách rõ ràng ,đầy đủ, có trật tự, giúp ích cho việc học sau này. 4. Phương pháp quản lý áp lực:Trong cuộc sống nói chung cũng như việc học tập nói riêng, chúng ta có rất nhiều điềuphải lo lắng và đối phó với những vấn đề không như mong đợi. Kết quả là chúng gây ranhiều áp lực làm tăng những căng thẳng khiến làm việc và học tập không hiệu quả.Quản lý áp lực là giữ một lượng áp lực vừa phải để giúp chúng ta phản ứng một cáchcó hiệu quả đối với những tình huống khó khăn.5 Phương pháp tập trung:Tập trung là suy nghĩ có trọng tâm. Những người có khả năng tập trung vào một nhiệmvụ sẽ có nhiều khả năng hoàn thành nhiệm vụ đó nhanh hơn và chính xác hơn nhữngngười bị phân tán tập trung. Vì vậy đây là một phương pháp đóng vai trò không nhỏtrong việc đạt được hiệu quả công việc.6. Phương pháp ghi nhớChúng ta thường quên đi những gì mình đã học rất nhanh chóng nếu như không có sựôn tập thường xuyên. Phần lớn những gì chúng ta nghe hay đọc được sẽ biến mấttrong chưa đầy một ngày. Thời gian càng lâu chúng ta sẽ quên càng nhiều vì bộ nãocon người chỉ có giới hạn. Phương pháp ghi nhớ là việc sử dụng những biện phápkhác nhau để giúp cho chúng ta nhớ lâu những gì mình đã học được, từ đó áp dụngnhững điều đã học một cách thuận tiện.7. Phương pháp vẽ bản đồ tư duy . iiiHình 3. Bản đồ tư duy – phụ lục Vẽ bản đồ tư duy [mindmap] là phương pháp do Tony Buzan phát minh ra. Phươngpháp này tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não để nâng cao cách ghi chépvà ghi nhớ. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, bản đồ tư duy biểu thị toàn bộcấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều và tạo điều kiện cho việc ghinhớ. Với bản đồ tư duy ta có thể nhìn thấy được dạng thức của đối tượng, mối quan hệgiữa các khái niệm, các ý; tìm ra vô số các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ýđó trong một hệ thống có mối liên hệ.8.Phương pháp MURDER iv4Phương pháp M.U.R.D.E.R là phương pháp học chú trọng vào các yếu tố sau:Mood [Tâm trạng]: Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học. Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.Understanding [Sự hiểu biết]:Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết đượcRecall [nhắc lại]:Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngônngữ của chính bạn.Digest [hấp thụ]:Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.Nếu bạn vẫn không hiểu được, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác [ mộtquyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn]. Expand [mở rộng]:Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học - Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bìnhcái gì? - Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị? - Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối vớicác học sinh, sinh viên khác? Review [ôn lại]: Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành. Xem xem phương thức nào đã giúp bạnhiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.9.Phương pháp đọc SQ3R: vỞ bậc đại học, khối lượng kiến thức rộng lớn và quỹ thời gian eo hẹp đòi hỏi sinh viênphải có kĩ thuật đọc [đọc tài liệu, đọc sách…] nhằm tiếp thu, tiêu thụ được lượng kiếnthức cần thiết một cách hiệu quả nhất. Phương pháp đọc SQ3R sẽ giúp cho chúng tađạt được điều đó. Phương pháp này gồm các yếu tố:S=Survey: Trước khi đọc, khảo sát bài đọc:+ Tiêu đề, đề mục chính và phụ + Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị +Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên. 5+Xem đoạn đầu và cuối +Xem phần tóm tắt.Q=Question: Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau:+Biến tiêu đề thành câu hỏi +Đọc các câu hỏi ở cuối bài +Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn +Mình đã biết gì về vấn đề này rồi? Read=đọc: Khi bắt đầu đọc+ Tìm câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu + Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương + Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ… + Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiêng+ Học các hướng dẫn về biểu đồ + Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó + Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu + Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.Review=đọc lại: Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần + Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình . + Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình. + Gạch dưới ý quan trọng + Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. [Mẹo: bạn càng dùng nhiềugiác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu.]Recite=ghi nhớ: Dò lại bài: Một quá trình lâu dài.+Ngày1: Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú +Ngày2: Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi6và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm nhữngthẻ nhớ. [flashcard], hoặc các công cụ học bài tương tự. +Ngày3,4,5: Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú +Cuối tuần:Dùng sách học, làm một bảng biểu nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Lập một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin. + Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ không cần nhồi nhét khi kỳ thiđến.10.Phương pháp chuyên gia:Phương pháp chuyên gia là phương pháp học hỏi từ những người có kiến thức hay tưliệu liên quan đến lĩnh vực mình đang quan tâm. Nó cung cấp cho chúng ta những kiếnthức, thông tin cũng như những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Đó sẽ là kho tư liệu rấthữu ích cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên cứu.III. Bảy phương pháp học tập [xác định theo tính cách cá nhân]: viNgoài những phương pháp đã nêu ở trên, trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôicòn tìm ra 7 phương pháp học tập được xác định theo tính cách của bản thân ngườihọc. Đây là phương pháp do các nhà khoa học nghiên cứu và giới thiệu với công chúngtrên trang www.memletics.com. Người học sẽ làm một bài trắc nghiệm để xác định cánhân mình phù hợp với phương pháp nào trong 7 phương pháp học sau đây: học bằngthị giác, học bằng thính giác, học bằng ngôn ngữ, học bằng cách vận động, học bằngtư duy logic, học theo nhóm, và học một mình.1/Phương pháp học bằng thị giácNếu bạn sử dụng phương pháp học bằng thị giác, bạn sẽ thích sử dụng những hìnhảnh, bức tranh, màu sắc và bản đồ để thiết lập thông tin và giao tiếp với người khác.Bạn có thể dễ dàng hình dung ra các vật thể, kế hoạch, và các kết quả trong đầu. Bạnđồng thời cũng có cảm giác không gian và định hướng tốt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấyđường đi bằng cách dùng bản đồ mà không bao giờ bị lạc.7Chiếc bảng và bút lông luôn là những người bạn thân thiết của bạn. Bạn thích vẽ, viếtlinh tinh, vẽ nguệch ngoạc, đặc biệt là sử dụng màu sắc sặc sỡ. Bạn là một người biếtcách ăn mặc điển hình và phối hợp màu sắc [mặc dù không phải trong mọi trườnghợp!]Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc liên quan đến nghệ thuật thịgiác, kiến trúc, nhiếp ảnh, làm film hoặc video, thiết kế, lên kế hoạch hoặc hàng hải.Cách học phù hợp với bạnNếu bạn là một người có thiên hướng học hiệu quả bằng thị giác, hãy sử dụng thậtnhiều hình ảnh, hình vẽ, các phương tiện thị giác và các từ ngữ liên quan đến thị giáctrong quá trình bạn học. Hãy kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau trong quá trình tưởngtượng, hình dung của bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng, việc sử dụng trí tưởng tượng khádễ dàng với bạn trong việc ghi nhớ và điều đó có nghĩa bạn hãy vận dụng trí tưởngtượng của mình càng nhiều càng tốt. Hãy chắc chắn rằng nếu bạn không sử dụng máytính thì trong hộp bút của bạn phải luôn có ít nhất 4 loại bút màu khác nhau, luôn sửdụng bản đồ tư duy và viết chữ bằng màu sắc sặc sỡ.Những biểu đồ hệ thống sẽ giúp bạn hình dung ra các mối liên hệ giữa các phần củamột hệ thống. Những cuộc hành trình bằng thị giác hoặc những câu chuyện do bạn tựnghĩ ra sẽ giúp bạn nhớ những nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong. Những từ khóa vàcác sự kiện luôn dễ dàng đối với trí nhớ của bạn, tuy nhiên bạn cần phải dành thời gianđể học ít nhất 10 từ khóa, sau đó khả năng hình dung, tưởng tượng sẽ giúp bạn nhớphần nội dung một cách nhanh chóng.2/ Phương pháp học bằng thính giác [âm thanh- nhạc điệu- giai điệu]Nếu bạn sử dụng phương pháp học bằng thính giác, bạn thích làm việc cùng âm nhạcvà âm thanh. Bạn có cảm giác về nhịp điệu và âm điệu rất tốt. Bạn thường có thể hát,chơi nhạc cụ hoặc phân biệt được những âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau.Bạn rất hay để ý đến phần nhạc nền trong những bộ phim hoặc các chương trìnhtruyền hình. Bạn thường dậm chân hoặc ngâm nga theo nhịp hay phần phối khí củamột bài hát.Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc đòi hỏi sử dụng thính giác rấtnhiều như: sáng tác, chơi, sản xuất nhạc hay phối khí.Cách học phù hợp với bạn:8Nếu bạn là một người học theo thính giác, hãy sử dụng âm thanh, nhịp điệu và âmnhạc trong quá trình bạn học. Tập trung vào việc sử dụng những nội dung chứa đựngcác yếu tố âm thanh trong các liên kết và quá trình hình dung của bạn. Hãy sử dụngcác phần ghi âm để có nền tảng và chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng thực hiện nhữngliên tưởng, tưởng tượng.Khi bạn sáng tạo ra những quy tắc dễ nhớ, hãy lồng vào chúng những nhịp điệu hoặcbiến chúng trở thành một phần của một bài hát.Nếu bạn yêu thích những bài hát cụ thể mà bạn không thể dứt ra khỏi chúng được thìhãy nghe chúng nhiều lần và cố gắng giữ lại những cảm xúc và tâm trạng mà bạn có.Khi bạn cần có một sự khích lệ, bạn có thể dễ dàng nhớ lại những cảm xúc mà khôngcần đến âm nhạc.3/ Phương pháp học bằng ngôn ngữPhương pháp học bằng ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nếu bạnsử dụng loại phương pháp học này, bạn sẽ dễ dàng bộc lộ bản thân thông qua cả nóivà viết. Bạn yêu thích việc đọc sách và viết lách. Bạn thích chơi chữ, nói những cụm từkhó phát âm, thơ ca, văn vần, Bạn rất am hiểu về ngôn ngữ và thường cố gắng hiểunghĩa của những từ mới. Bạn thường sử dụng những từ hoặc cụm từ bạn mới họctrong khi giao tiếp với người khác.Nghề nghiệp phù hợp với bạn: đó là những việc bao gồm: nói, tranh luận, những việcliên quan đến chính trị, viết lách và viết báo.Cách học phù hợp với bạnNếu bạn là con người của ngôn ngữ, hãy luôn thử những phương pháp học bao gồmcả nói và viết, hãy cố tìm cách kết hợp nhiều phần nói và viết vào trong phương phápcủa bạn. Bạn nên sử dụng văn vần và nhịp điệu trong những lời nói của mình khi nàobạn có thể và hãy đọc to những câu khẳng định quan trọng. Việc ghi chép thực sự làmột phương pháp rất phù hợp với bạn. Bạn không cần thiết phải chép bằng tay, bạn cóthể ghi âm lại chúng. Đó thực sự là cách tuyệt vời để bạn có thể dễ dàng xem và sửdụng lại.9Chơi ô chữ - một ví dụ cho phương pháp học bằng ngôn ngữKhi bạn đọc to một nội dung nào đó, hãy cố làm cho phần đọc của bạn thật sinh độngnhư một vở kịch nói. Thay vì chỉ đọc to bằng một kiểu giọng nói, hãy biến nó thành mộtbài diễn văn sinh động và đầy nhiệt huyết như ở trong rạp hát! Việc làm này khôngnhững giúp bạn nhớ lại nhanh mà còn giúp bạn rèn được điệu bộ gây xúc động mạnhmẽ của kịch nói!4/ Phương pháp học bằng cách vận độngNếu phương pháp học này phù hợp với bạn thì có vẻ như bạn sẽ học tốt nhất khi vậnđộng và sử dụng xúc giác để khám phá và học từ thế giới xung quanh bạn. Bạn thíchnhững bài tập thể dục và các môn thể thao cũng như những hoạt động thể chất khácnhư làm vườn hay làm mộc. Bạn thích nghĩ về những vấn đề, ý tưởng và các khúc mắctrong lúc tập thể dục. Bạn thích đi bộ hoặc chạy mỗi khi bận tâm về một vấn đề gì đóhơn là ngồi thu lu ở nhà.Bạn thường có thiên hướng sử dụng những cử chỉ tay mạnh mẽ, rõ ràng và nhữngngôn ngữ cơ thể khác trong giao tiếp. Bạn có thể sẵn sàng đứng dậy hoặc nhảy theonhạc. Hoặc bạn cũng thích những trò chơi cảm giác mạnh trong công viên. Cái ý nghĩngồi một chỗ nghe giảng hoặc nghe người khác nói thực sự rất nhạt nhẽo đối với bạn.Trong những trường hợp như vậy, bạn thường bồn chồn hoặc không thể ngồi lâu được,bạn sẽ muốn đứng dậy và di chuyển xung quanh.Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc liên quan nhiều đến việc hoạtđộng cơ thể như những công việc sửa chữa, thể thao, máy móc, diễn kịch, khiêu vũhoặc những hoạt động thể chất.Cách học phù hợp với bạnNếu bạn là một người ưa vận động, hãy đưa những hoạt động, sự di chuyển vào trongviệc học hành của bạn. Trong quá trình hình dung, tưởng tượng, hãy tập trung vàonhững cảm xúc mà bạn muốn trong mỗi trường hợp. Hãy sử dụng những vật dụng thểchất càng nhiều càng tốt. Hãy trực tiếp cầm nắm hoặc sờ vào những vật thể khi bạnhọc về chúng. Thẻ nhớ [flashcard] có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin rất tốt vì bạn cóthể cầm chúng và di chuyển khắp nơi một cách thuận tiện.Hình 4. Flashcard [xem phụ lục] Hãy nhớ rằng việc viết lách và vẽ vời những biểu đồ cũng là những hoạt động thể chấtvì vậy đừng bỏ qua những phương pháp này. Có lẽ việc sử dụng một bảng to được vẽtrên giấy hoặc những thứ màu sắc trong lúc xây dựng các biểu đồ cũng giúp bạn khánhiều trong việc ghi nhớ. Vì vậy mà bạn có thể hoạt động nhiều hơn bằng các hoạtđộng liên quan đến vẽ.Hãy chú ý đến cách thở và thư giãn để tập trung vào trạng thái của bạn khi bạn đanghọc hoặc biểu diễn. Tập trung vào việc giữ bình tĩnh, thư giãn và sự tự ý thức. Nếu bạnmuốn điều khiển được những trạng thái thể chất của mình, hãy tìm hiểu rõ hơn vềchính những trạng thái đó.105/ Phương pháp học tư duy logicHình 5 .Một dạng tư duy logic [xem phụ lục]Nếu bạn sử dụng phương pháp học tư duy, bạn thích sử dụng bộ não của mình trongviệc suy luận, tư duy, logic. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các kiểu mẫu, cũng như lànhững mối liên hệ giữa những nội dung tưởng như không liên quan đến nhau. Điều nàycũng đồng thời giúp bạn phân loại và xếp nhóm các thông tin để giúp bạn hiểu chúnghơn.Bạn làm việc rất tốt với những phép toán phức tạp và những con số. Bạn có thể nhớnhư in những công thức lượng giác và đại số, thậm chí bạn còn có thể thực hiện trựctiếp những con toán khó vừa phải ngay trong đầu bạn. Bạn cũng thường thích nhữngtrò chơi điện tử như: đế chế, Dune II, Starcraft, Sid Meier,… Bạn thích lập nhữngchương trình làm việc, hành trình đường đi và danh sách những việc cần làm và bạnthường đánh số, xếp loại chúng trước khi thực hiện.Những người có thiên hướng về tư duy như bạn thường có xu hướng đi theo nhữngnghề nghiệp về khoa học, toán học, kế toán, kiểm toán, những công việc điều tra, luậtvà lập trình máy tính.Cách học phù hợp với bạn:Nếu bạn là một người ưa tư duy logic, hãy hướng mục đích của bạn vào việc hiểunhững nguyên nhân đằng sau những kỹ năng và dung lượng kiến thức bạn tiếp nhận.Đừng học vẹt! Hiểu những chi tiết ẩn chứa dưới những kiến thức bắt buộc sẽ giúp bạnnhớ và học những thứ bạn cần biết. Hãy khám phá mối liên kết giữa những hệ thống vàviết lại chúng. Trong lúc bạn học, hãy tạo và sử dụng những danh sách bằng việc viếtxuống những từ khóa chính trong tài liệu của bạn. Bạn sẽ muốn sử dụng những thốngkê và phân tích để xác định rõ những thứ bạn muốn tập trung vào.Hãy suy nghĩ có hệ thống để hiểu được mối liên hệ giữa các phần khác nhau của mộthệ thống. Một điểm mấu chốt đó là việc suy nghĩ có hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ vềmột bức tranh lớn hơn. Thường thì cái nhìn tổng thể bao giờ cũng tốt hơn là tổng hợplại cái nhìn tập trung vào từng phần nhỏ.Bạn sẽ cảm thấy khó để có thể thay đổi những thái độ và thói quen hiện tại. Bạn có thểtìm những lí do hợp lí cho việc tại sao cần thay đổi nhưng bạn thường thấy chúng cóphần áp đặt. Hãy cố thay đổi phương pháp để hiểu rõ về những thái độ hiện tại của bạnvà những thái độ bạn muốn có. Khi đã thực sự hiểu chúng, hãy sử dụng phương phápnào đó để chuyển hóa những thái độ cũ thành thái độ mới.Bạn có thể thường dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về từng phần của việc học vàđào tạo của bản thân. Bạn có thể sẽ khá bận rộn nhưng sẽ giậm chân tại chỗ và khôngđi tới được cái đích cuối cùng. Nếu bạn phát hiện thấy mình đang dành quá nhiều thờigian cho những bản đồ khóa học, hãy dừng lại và tập trung ngay vào những hoạt độnggiúp bạn tiến lên phía trước. Hãy nghĩ đến những cơ hội bạn bỏ qua khi dành quánhiều thời gian vào việc không cần thiết. Vì vậy, việc lên kế hoạch chính xác số lượngthời gian giành cho từng chương lý thuyết sẽ chẳng giúp ích bằng việc bạn bắt tay ngayvào học những chương sách đó!116/ Phương pháp học theo nhómNếu bạn là một người có tính xã hội cao, bạn sẽ rất giỏi giao tiếp với mọi người. Mọingười thường đến xin lời khuyên của bạn và bạn cũng rất nhạy cảm với những độnglực, cảm xúc và tâm trạng của họ. Bạn biết cách lắng nghe và hiểu những điều ngườikhác nói. Bạn thường thích làm gia sư hoặc khuyên bảo người khác.Bạn thích hợp với việc học nhóm hoặc học trong lớp thậm chí bạn còn thích dành thờigian học một mình cùng với một giáo viên hoặc một người hướng dẫn. Bạn thườngchia sẻ những ý kiến của mình và lắng nghe sự phản hồi từ người khác.Bạn thường thích ở lại để nói chuyện với những người khác sau khi giờ học đã kếtthúc. Bạn cũng ưa thích những công việc xã hội hơn là làm những công việc của mình,bạn khá “kết” những trò chơi theo nhóm như chơi bài, bóng chuyền, bóng rổ,…Những công việc liên quan đến việc khuyên bảo, dạy học, huấn luyện, bán hàng, chínhtrị, quản lí nhân lực thường là những thế mạnh trong nghề nghiệp của bạn.Cách học phù hợp với bạnNếu bạn là một người học tốt theo nhóm thì hãy làm việc hoặc học tập cùng với nhữngngười khác càng nhiều càng tốt, hoặc tham gia học theo lớp. Hãy cải thiện và củng cốnhững liên kết và tưởng tượng của bạn với những người khác, đồng thời chắc chắnrằng họ hiểu những điều cơ bản nhất về hoạt động của bạn và nhiều lúc bạn còn thuđược những phản hồi thú vị vì mỗi người lại có cách nhìn nhận vấn đề và sáng tạokhác nhau.Hãy chia sẻ những quan điểm với những người trong nhóm, bằng việc lắng nghe cáchngười khác giải quyết các vấn đề của họ, bạn sẽ tiến xa hơn trong việc hoàn thiện cáchgiải quyết vấn đề cuả bạn. Bản đồ tư duy và các biểu đồ hệ thống là những phương pháp hiệu quả nhất khi làmviệc nhóm cùng nhau. Hãy để cho một người vẽ biểu đồ còn những người khác trongnhóm thì đóng góp ý kiến và hướng giải quyết cho vấn đề. Nếu bạn không đồng ý vớinhóm thì hãy lấy một bản sao của bản đồ tư duy hoặc biểu đồ mà bạn đã làm cùng vớinhóm, và thêm vào ý kiến của bạn. Thường thì sẽ không có câu trả lời đúng hoặc saimà chỉ có đồng ý hay phản đối mà thôi.Làm việc theo nhóm sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng làm việc với sự đa dạng, quan sátnhững điểm tốt và chưa tốt, nhận ra những lỗi sai của người khác nhằm rút kinhnghiệm để không mắc phải và ngược lại, người khác cũng rút được kinh nghiệm từnhững lỗi sai của bạn.Cuối cùng, nếu bạn ưa làm việc theo nhóm thì phương pháp đặt câu hỏi thực sự rấtphù hợp với bạn. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người trong nhóm hiểu được tại saonhững người khác nhau lại có những quan điểm khác nhau, vì vậy nó sẽ giúp ích rấtnhiều trong việc phân công công việc cho mọi người. 7/ Phương pháp học một mình12Nếu bạn có thiên hướng học một mình, bạn thường khá kín đáo, hay tự xem xét và suynghĩ độc lập. Bạn có thể tập trung cao độ, hướng toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc vàocông việc đang làm. Bạn thích dành thời gian cho bản thân một mình. Bạn có hay cónhững sở thích cá nhân. Bạn thích đi du lịch hoặc đi nghỉ ở những vùng hẻo lánh, tránhxa đám đông.Bạn luôn có cảm giác bạn biết rõ bản thân mình. Thỉnh thoảng, bạn có thể dành quánhiều thời gian để giải quyết một vấn đề mà bạn có thể giải quyết nhanh gọn và dễdàng hơn bằng cách trao đổi với người khác.Bạn thích lập kế hoạch và đặt mục tiêu cho bản thân. Bạn biết cụ thể những giải phápnào thích hợp cho bạn trong cuộc sống và công việc. Bạn thích làm việc cho bản thânmình và nghĩ về điều đó rất nhiều. Nếu bạn không tìm ra hướng đi cho cuộc sống hiệntại của mình, bạn sẽ cảm thấy bất mãn khủng khiếp.Nghề nghiệp phù hợp với bạn là những công việc như: tác gia, nghiên cứu, bảo vệ hayngười bảo vệ rừng. Cách học phù hợp với bạn:Nếu bạn phù hợp với phương pháp tự học, bạn thường không thích học nhóm vớingười khác. Hãy chú ý đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn trong nhiều chủ đề đadạng bởi vì những suy nghĩ cá nhân trong phương pháp học này thường có ảnh hưởnglớn đến động lực và khả năng học của bạn hơn những phương pháp học khác, vì vậy,bạn hãy sử dụng một vài lời khuyên sau:1. Hãy dành nhiều thời gian hơn để xác định rõ ràng mục tiêu, kết quả và kếhoạch làm việc trước khi bạn bắt tay vào học bài nhằm chắn chắn rằng bạn cảm thấythoải mái và vui vẻ với mục tiêu học hành bạn đề ra.2. Trong mỗi đề tài bạn gặp phải, hãy tự tìm cho mình một vài điều để giúp bạncảm thấy hứng thú với đề tài đó. 3. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép và ghi lại bất kì thứ gì xuất hiện trongđầu bạn nếu chúng không liên quan đến bài học. Chúng có thể là những ý tưởng,những kế hoạch, những phương pháp làm việc hay những vấn đề bạn chưa giải quyếtđược nhưng tốt hơn hết là nên dẹp chúng sang một bên và quay lại với chúng sau chotới khi bạn hoàn thành phần việc mình đang làm.Sự kiên định rất quan trọng đối với bạn. Việc bắt chước thực sự là một phương pháprất phù hợp với bạn. Bạn không nhất thiết phải tìm một kiểu mẫu hoàn hảo để bắtchước, hãy tự tạo cho mình một kiểu mẫu và tự làm phong phú vốn suy nghĩ, ý kiếncủa mình thông qua việc nói chuyện với những người xung quanh. Bắt chước không cónghĩa là bắt chước cách ăn mặc hay hành vi, mà hãy cố tìm hiểu những suy nghĩ củangười khác và tự đúc kết được những triết lí hay cách phù hợp với mình.Hãy tự sáng tạo cho mình những hoàn cảnh làm việc cùng người khác. Ví dụ bạn cóthể tưởng tượng ra những người đồng nghiệp hoặc bạn học cùng với mình và hãy bộclộ những suy nghĩ của mình như thể họ đang tồn tại để nghe bạn nói. Như vậy, bạn sẽđược thực hành nhiều hơn mà không nhất thiết phải học hay làm việc nhóm.13Khi bạn muốn thay đổi thái độ hoặc các thói quen, bạn cần phải tạo ra được cho mìnhnhững mong muốn mạnh mẽ để có thể thay đổi được như bạn mong muốn. Hãy khámphá những điều tốt mà sự thay đổi mang lại, cũng như tưởng tượng ra những viễncảnh khi sự thay đổi đã xảy ra để tự tạo ra động lực mạnh mẽ cho mình.Sau quá trình áp dụng, nhóm chúng tôi quyết định chọn 7 phương pháp này là phươngpháp học đại học hiệu quả đã được ứng dụng thành công cho nhóm, và hiện nay chúngtôi vẫn đang áp dụng trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình.Trước đây chúng tôi đã được biết đến rất nhiều phương pháp ứng dụng trong tư duy,học tập, làm việc như bản đồ tư duy, SQ3R v.v. nhưng đến khi phát hiện ra 7 phươngpháp nêu trên, chúng tôi thấy vô cùng thú vị - thú vị từ lúc bắt đầu làm bài trắc nghiệmcho đến khi tìm hiểu về phương pháp phù hợp với mình. Một số lời mô tả trong câu trắcnghiệm cũng như trong kết quả trắc nghiệm phản ánh thật sự chính xác về cá nhânchúng tôi, chẳng hạn “Âm nhạc làm bạn thức tỉnh cảm nhận và hình ảnh. Bạn hay nhớvề quá khứ khi nghe nhạc”, “Bạn ít khi lạc đường và có giác quan định vị tốt, bạn chỉngay được hướng Bắc ở đâu” hay “Cái ý nghĩ ngồi một chỗ nghe người khác nói thậtsự rất nhạt nhẽo đối với bạn” khiến chúng tôi cảm thấy như mình được thấu hiểu, vàhào hứng bắt tay vào áp dụng phương pháp phù hợp với mình.Việc khám phá ra xu hướng của bản thân và tìm thấy phương pháp học thích hợp giúpchúng tôi hiểu rõ hơn về năng lực của mình và biết cách khai thác hiệu quả năng lựcđó. Áp dụng phương pháp được xác định cho cá nhân mình, kết hợp với các phươngpháp và kĩ năng thông dụng khác, trung hòa giữa cái chung và cái riêng là cách giúpchúng tôi đạt được những thành công, đạt được kết quả học tập như ý và đang tiếp tụcvững bước trên con đường học tập và làm việc của mình.Hình 6. Một cách xác định các bước học cho kì thi [xem phụ lục]III. Sự cần thiết phải nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả1, Tính cấp thiết của việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quảĐối với các bạn sinh viên bước vào năm nhất của đại học, với một môi trường hoàntoàn mới, cùng với những môn học mới và cách dạy mới, đòi hỏi sinh viên phải thay đổihoàn toàn cách tư duy, cách học theo một phương pháp mới phù hợp với bậc đại học.Điều đó đã gây không ít khó khăn và bỡ ngỡ cho các bạn sinh viên năm nhất. Hơn nữanăm nhất lại là năm học rất quan trọng bởi những kiến thức đại cương sẽ cung cấp chosinh viên cái nhìn bao quát và những nền tảng chung nhất, là cơ sở để tiếp thu nhữngkiến thức chuyên ngành ở các năm tiếp theo của đại học, nếu không học tốt những kiếnthức chung, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc học sau này. Thế nhưng,nhiều bạn không thích nghi được với môi trường mới, cùng với suy nghĩ luôn học tậpđạt kết quả tốt ở cấp 3, dễ nảy sinh ra tâm lí chán nản, học hành sa sút, bế tắc trongcách học, kết quả học tấp thấp kém. Nhiều bạn phải thi lại để chọn cho mình trường đạihọc khác thích hợp hơn thậm chí bỏ học. Mà nhiều sinh viên lại chưa hiểu nguyên nhânsâu xa là do cách học chưa đúng đắn chứ chưa chắc đã là do trường đại học mìnhchọn không phù hợp với mình.Thậm chí đối với các bạn sinh viên năm hai, năm ba hay năm bốn, nếu không xác địnhcho mình một cách học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả thì kết quả học của các bạn14cũng không mấy khả quan, nhiều người học chỉ mong có được tấm bằng tốt nghiệp đểra khỏi trường. Nếu không có phương pháp học đúng đắn, bạn sẽ không đủ khả năngđể tự mình làm luận văn tốt nghiệp và ngay cả những kiến thức thu lượm được từ quátrình học đại học cũng sẽ không chất lượng.Năm 2005, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kết quả cho cuộc khảo sátnhững vấn đề khó khăn trong học tập của sinh viên bao gồm: Thiếu môi trường rènluyện, thiếu công cụ - dụng cụ, không hiểu bài giảng, những khó khăn khác và quantrọng nhất là việc thiếu phương pháp học tập chiếm 22,4%. viiHình 7. Những khó khăn lớn trong học tập [xem phụ lục]Kết quả khảo sát nhu cầu sinh viên năm 2009 của Trung tâm hỗ trợ sinh viên – trườngđại học Đà Lạt cho thấy, phương pháp học tập ở đại học là vấn đề đóng vai trò rất quantrọng đối với sinh viên, sinh viên chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu cũng như chưa xácđịnh được phương pháp học phù hợp cho mình.Hình 8. Những chủ đề tư vấn cần thiết cho sinh viên [xem phụ lục]Riêng đối với nhóm chúng tôi, trong nhóm đều bao gồm những sinh viên năm hai.Chúng tôi vừa trải qua năm nhất đại học với nhiều bỡ ngỡ về môi trường học vềphương pháp học. Và hiện nay, năm hai là năm học hết sức quan trọng, bắt đầu vớinhững môn cơ sở ngành, là nền tảng để chúng tôi tiếp thu những kiến thức sâu hơnsau này. Nếu không có một phương pháp học thật hiệu quả, chúng tôi không thể họctập tốt cũng như không biết cách đọc, nghiên cứu để tự mình tích lũy những kiến thứcvà kĩ năng hết sức quan trọng cho công việc của chúng tôi sau này.Chính vì nhận thấy tính cấp thiết của việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quảcho các bạn sinh viên nói chung và nhóm chúng tôi nói riêng nên chúng tôi đã quyếtđịnh tham dự cuộc thi Phương pháp học đại học hiệu quả. Đây không đơn thuần chỉ làmột sân chơi để giao lưu học hỏi mà còn là cơ hội để chúng tôi tự mình nghiên cứu tìmhiểu để tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho cá nhân chúng tôi và phần nào chia sẻđược với các bạn sinh viên khác với mong muốn tất cả các bạn sinh viên đều có cáchhọc đại học hiệu quả và đều đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.2. Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở để đạt thành tích học tập tốtKhi nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả, mỗi bạn sinh viên sẽ tìm ra cho mìnhcách học phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với bản thân mình, từ đó có thể tiếp thukiến thức một cách tốt nhất, không phải học tràn lan, không định hướng, không phảinảy sinh tâm lí chán nản vì không nắm được cách học. Hơn nữa có được phương pháphọc đúng đắn, các bạn sinh viên có thể học tập đạt kết quả tốt mà không phải lãng phíquá nhiều thời gian và công sức vô ích, từ đó sinh viên sẽ có thêm thời gian để giải trí,vui chơi, thư giãn, vừa kết hợp được việc học và nghỉ ngơi, biết làm việc học tập mộtcách khoa học. Sinh viên có thêm thời gian để làm các việc mình yêu thích, tận hưởngcuộc sống thì các bạn lại càng có thêm động lực để học tập, từ đó sẽ đạt kết quả tốttrong học tập.3. Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở để có chất lượng đầu ra tốt15Việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả sẽ giúp các bạn sinh viên học tập tốt.Đây là cơ sở nền tảng cho sinh viên tích cực học tập rèn luyện tích cực nghiên cứukhoa học. Với những động lực này, sinh viên sẽ tích lũy được nhiều kiến thức chứkhông đờn thuần là học gạo, học vẹt, học cho qua môn. Chính vì vậy chất lượng sinhviên sẽ được cải thiện đáng kể, sẽ tăng số lượng sinh viên nghiên cứu làm luận văn,mà cho dù có thi tốt nghiệp thì với cách học đúng đắn, các bạn cũng sẽ đạt kết quả tốt.Từ đó chất lượng sinh viên đầu ra của các trường đại học sẽ thật sự đạt chất lượng tốt.4. Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở cho năng lực làm việc tốt saunàyKhi sinh viên có được phương pháp học đại học hiệu quả, sinh viên sẽ không chỉ họctập đơn thuần trên giảng đường mà sẽ có thêm thời gian và động lực để tìm tòi học hỏinhiều kiến thức mới, có thêm thời gian để hoạt động, làm thêm tích lũy những kĩ năngmềm cần thiết. Từ chất lượng sinh viên đầu ra tốt, các nhà tuyển dụng sẽ không gặpnhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp cũng như đảm bảo đượcviệc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Với những kiến thức kĩ năng tiếp thu và tíchlũy được, sinh viên sẽ có nghiệp vụ vững vàng, có nền tảng tốt để thích nghi với môitrường mới và các kĩ năng làm việc mới. Từ đó chất lượng làm việc khi đi làm của sinhviên cũng được cải thiện và phát huy.5. Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở nâng cao nền giáo dục nướcnhà, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.Việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng học tậpcủa sinh viên, cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên các trường đại học từ đó sẽgiúp nâng cao chất lượng và uy tín của nền giáo dục nước nhà. Sinh viên có việc làmtốt ổn định lương cao sẽ góp phần phát triển kinh tế đất nước, hạn chế thất nghiệp, tệnạn xã hội từ đó góp phần phát triển văn hóa xã hội của đất nước.CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CỦA NHÓMI. Tình hình trước khi áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả.Đối với nhóm Double E, các thành viên của nhóm đều gặp rất nhiều khó khăn khivào năm nhất đại học. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập củamọi người trong nhóm. Hầu hết các bạn trong nhóm đều là sinh viên ngoại tỉnh, vì vậyphải ở trọ xa nhà và tiếp xúc với môi trường sống mới. Các bạn đều phải tự lo cho bảnthân và lo cho việc học tập mà không có gia đình bên cạnh. Trong khi đó, môi trườnghọc, phương pháp giảng dạy và cách học ở bậc đại học lại có rất nhiều khác biệt sovới bậc trung học chỉ quen với cách học thụ động “thầy đọc trò chép”. Vì vậy lúc đầu,phần lớn mọi người trong nhóm thường học một cách bị động, lười tư duy, động nãonên không vận dụng được hết khả năng và sự sáng tạo của bản thân. Thêm vào đó,bản thân mỗi bạn đều rất thiếu những kĩ năng mềm cần thiết như kĩ năng quản lí thờigian, kĩ năng học nhóm, kĩ năng tìm tài liệu và thu thập thông tin, kỹ năng phân tíchthông tin hiện có, kĩ năng thuyết trình…và đặc biệt là một phương pháp học thật hiệuquả. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập nghiên cứu của mỗi người trongnhóm.Đầu tiên, nhóm phải tiếp thu một phương pháp học tập mới ở đại học. Tại giảngđường, giáo viên chỉ hướng dẫn những điểm quan trọng và khơi mở các ý cần thiết đểmỗi bạn tự tìm hiểu tự học là chủ yếu. Do đó, mỗi thành viên trong nhóm đều phải tíchcực thu thập tài liệu và thông tin cần thiết cho bài học. Song đối với mọi người trong16nhóm, việc này không phải là dễ vì lượng thông tin tư liệu rất lớn mà các bạn đều làsinh viên năm nhất nên còn rất thiếu kĩ năng chọn lọc thông tin. Kết quả là các bạnthường không nắm được vấn đề trọng tâm, còn lan man nhiều nên việc học tập cũngchưa đạt như mong muốn.Thứ hai, mọi người trong nhóm đều phải thích nghi với kĩ năng làm việc nhóm tạimôi trường đại học. Những bài tập ở đại học không phải lúc nào cũng có thể thực hiệnmột mình mà đòi hỏi phải làm nhóm, phải có sự hỗ trợ giữa mọi người trong nhóm mớiđảm bảo hoàn thành tốt được. Đây là một phương pháp học mới mẻ đối với các thànhviên trong nhóm, nên dù cách học này đem lại hiệu quả tốt hơn nhưng nhóm vẫn cầnthời gian để thích nghi. Hơn nữa, việc lập nhóm vốn không phải là dễ và để nhóm hoạtđộng có hiệu quả và tồn tại được lâu dài thì lại càng khó hơn. Bản thân mỗi thành viêntrong nhóm trước kia cũng đã từng tham gia làm việc ở nhiều nhóm khác nhau nhưngchưa có được sự ổn định và đạt kết quả tốt. Lúc mới thành lập nhóm Double E, mỗibạn đều gặp khó khăn trong các buổi làm việc thảo luận cũng như trong những vấn đềtranh luận của nhóm. Một số bạn thì bảo thủ, thích áp đặt quan điểm cá nhân chongười khác. Một số bạn khác lại rụt rè nhút nhát, còn chưa dám nêu ra những thắc mắccũng như ý kiến của riêng bản thân mình. Vì vậy dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các thànhviên gây mất đoàn kết. Nhiều bạn còn thiếu ý thức trách nhiệm, còn đi trễ, vắng mặt cácbuổi họp nhóm hay trễ deadline. Việc phân công công việc cũng chưa được phù hợp vìlúc đầu các thành viên còn chưa hiểu rõ nhau. Do đó, hiệu quả học tập khi làm việcnhóm chưa cao.Thứ ba, nhóm chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết trình. Hầu hếtcác môn học ở đại học đều yêu cầu thuyết trình. Việc này đòi hỏi sự kết hợp tốt giữa kĩnăng làm nhóm và kĩ năng thuyết trình. Một bài thuyết trình hiệu quả cần có sự kết hợpcủa rất nhiều kĩ năng như kĩ năng nói trước đám đông, kỹ năng trình bày powerpoint, kỹnăng thu hút người nghe…Mà hầu hết các thành viên trong nhóm còn rất thiếu nhữngkinh nghiệm kĩ năng này. Việc làm nhóm chưa đạt được hiệu quả tốt nên trong lúcthuyết trình, mọi người cũng chưa thật sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy,những bài thuyết trình của nhóm còn sơ sài nhiều thiếu sót và hiệu quả chưa cao.Thứ tư, các thành viên trong nhóm đều chưa quản lí thời gian hiệu quả. Việc họctập ở đại học chiếm phần lớn thời gian của các bạn trong nhóm. Nhưng ngoài ra, mọingười trong nhóm không những phải học tập cho tốt mà còn phải tích cực tham gia cáchoạt động cũng như phong trào Đoàn Hội tổ chức. Nhiều bạn trong nhóm là thành viêncủa các ban các Câu lạc bộ đội nhóm trong trường. Do đó việc hoạt động đã chiếm mộtthời gian không nhỏ của tất cả các thành viên. Ngoài ra, bản thân mỗi bạn còn cónhững vấn đề riêng của các nhân các mối quan hệ trong cuộc sống thậm chí có một sốthành viên còn đi làm thêm, tham gia các hoạt động yêu thích ngoài xã hội. Do đó, cầnphải dung hòa giữa công việc, học tập và cuộc sống thì mới đảm bảo hiệu quả học tậptốt. Nhưng hầu hết các bạn trong nhóm đều chưa ứng dụng tốt kĩ năng này, nên côngviệc thường chồng chéo lên nhau, có lúc rất nhiều việc: vừa phải họp nhóm thuyếttrình, vừa ôn thi vừa tham gia các hoạt động trong trường, lại vừa phải chuẩn bị chocác cuộc thi bên ngoài mà nhóm đã đăng kí tham gia. Song lại có lúc rất ít việc, để thờigian rảnh rỗi rất nhiều. Chính việc quản lí thời gian chưa hiệu quả ấy khiến các thànhviên vừa chịu nhiều áp lực vừa mệt mỏi mà việc học tập làm việc lại chưa đạt chấtlượng như mong muốn.17Tuy nhiên, bên cạnh những thực trạng khó khăn, nhóm Double E cũng có đượcnhững mặt thuận lợi cũng như những ưu điểm, mặt mạnh của riêng nhóm. Các thànhviên trong nhóm đều hòa đồng với nhau, luôn quan tâm chia sẻ những khó khăn thuậnlợi không chỉ trong học tập hoạt động mà cả trong cuộc sống. Bản thân mỗi bạn lại cónhững thế mạnh riêng nên có thể giúp đỡ chia sẻ được với các bạn khác trong nhóm.Tuy nhóm chúng tôi còn yếu và thiếu nhiều kĩ năng cần thiết và quan trọng cho việc họcnhưng hầu hết tất cả các bạn sinh viên đều gặp những khó khăn như vậy nên chúng tôicũng có môi trường để cạnh tranh và học hỏi. Hơn nữa các thành viên đều có nhiềusách vở tư liệu cộng thêm các anh chị khóa trên cũng nhiệt tình chia sẻ qua các kênhthông tin tại trường lớp, trên forum, các buổi hội thảo nên Double E cũng có điều kiệnhọc tập và trau dồi các kĩ năng này. Thêm vào đó môi trường đại học lại tạo ra nhiều cơhội cho chúng tôi tham gia rèn luyện và nâng cao các kiến thức kinh nghiệm làm việc,học tập. Các thành viên trong nhóm luôn cố gắng hết mình vì hiệu quả chung nên nhómcũng có những động lực riêng để vượt qua những khó khăn này.Với việc nhận ra những thực trạng riêng của nhóm bao gồm cả thuận lợi khókhăn, cả mặt mạnh và mặt yếu, nhóm chúng tôi cùng cố gắng tìm ra một phương pháphọc tập hiệu quả hơn, nhằm nâng cao các kỹ năng và hiệu quả học tập. Việc xác địnhphương pháp học phù hợp với bản thân thông qua làm trắc nghiệm tính cách đã đemlại những kết quả khả quan cho nhóm. Double E muốn giới thiệu đến mọi người thựctrạng của nhóm khi áp dụng phương pháp thú vị này.Thực trạng của nhóm khi áp dụng 7 phương pháp học hiệu quả dựa trên làm trắcnghiệm tính cách.1.Học bằng thị giác.Người học bằng thị giác đòi hỏi phải có khả năng quan sát, ghi nhớ các hình ảnhvà liên kết các hình ảnh lại với nhau theo một trình tự thích hợp. Các thành viên trongnhóm thường cố gắng ghi nhớ các biểu đồ hơn là học thuộc những dòng chữ diễn giảitrên biểu đồ đó.Mọi người sẽ ghi lại những ý mà thầy cô nói và xem xét vấn đề nàochưa rõ để đặt câu hỏi và giải quyết. Sau đó, dùng bút highlight có màu sắc nổi bậc đểtô đậm những ý chính. Đối với việc học từ mới của tiếng anh thì chúng tôi ghi lại trêncác tờ giấy và dán vào những nơi thường xuyên nhìn vào nhất như máy tính, tủ gương,cửa ra vào… việc đó sẽ giúp chúng tôi mau thuộc từ hơn.Nhờ vậy cách học này giúp các thành viên rèn luyện trí nhớ và khả năng quan sát mộtcách tốt hơn. Các bạn cũng hiểu bài một cách sâu sắc hơn vì những vấn đề thắc mắcluôn được nhóm quan tâm nghiên cứu tìm hiểu, trao đổi với giáo viên, nhờ đó hiệu quảtiếp thu bài được cải thiện hơn hẳn. Việc dùng highlight làm việc ôn tập bài vở củanhóm được thường xuyên và thuận tiện hơn. Các tờ giấy dán tường giúp khắc sâunhững điều cần ghi nhớ hơn.2. Học bằng thính giác.Người học bằng thính giác đòi hỏi phải có khả năng cảm nhận về âm điệu vànhịp điệu rất tốt. Chúng tôi áp dụng bằng cách ghi âm lại những gì thầy cô giảng trênlớp, về nhà mở lên và nghe lại. Nghe thầy cô nói giúp ta tiếp thu dễ hơn là tự mình đọc.Để tạo cảm giác thoải mái khi học bài, chúng tôi thường nghe nhạc giao hưởng, hoặc18nhạc không lời có tiết tấu vừa phải, thường nhịp chân và nhịp ngón tay theo nhạc. Khilàm như vậy chúng tôi không cảm thấy bất kỳ áp lực nào và tiếp thu bài thật dễ dàng.Những lúc nghỉ ngơi hay giải lao giữa giờ học chúng tôi cũng thường hay nghe nhạc đểđầu óc thanh thản và bớt căng thẳng.Nhờ kết hợp giữa học tập với thư giãn bằng âm nhạc cũng như đưa nhịp điệu vào bàihọc nên việc ghi nhớ và hiểu bài cũng thuận lợi hơn, không tạo quá nhiều căng thẳngvà áp lực cho các thành viên trong nhóm khi phải giải quyết quá nhiều công việc. Việcghi âm lại các bài giảng của thầy cô khi cần thiết tạo điều kiện để các bạn tham khảo lạinhững chỗ còn thắc mắc, chưa rõ hay còn khó hiểu, vì vậy tiết kiệm được nhiều thờigian công sức mà lại đạt hiệu quả hơn hẳn.3. Học bằng ngôn ngữ.Khi học phải kết hợp với nói và viết. Ví dụ như khi học tiếng anh chúng tôithường viết và đọc lại nhiều lần từ, vừa viết để nhớ mặt chữ và âm thanh. Khi đọc mộttài liệu nào có những thông tin, chi tiết quan trọng thường đọc lớn chi tiết đó lên nhưthế rất dễ ghi nhớ và ít bị phân tán hơn. Khi làm thuyết trình các bạn trong nhómthường đứng trước gương và tập nói một mình vừa quan sát được cách mình nói vànghe được âm thanh mình phát ra. Ngoài ra, mọi người còn tập ghi lại những vấn đềmình quan tâm hay thắc mắc mà chợt nảy sinh trong đầu ra một cuốn sổ nhỏ để saunày dễ giải quyết. Khi có một chuỗi từ theo một thứ tự thì ta chuyển các từ đó thànhcác câu vui nhộn dễ nhớ. Ví dụ như trong tiếng anh có trình tự của tính từ là Opinion,Size, Age, Shape, Colour, Origin , Material, Kind. Và được chuyển thể thành “ Ông Sáuăn súp cầm ống mút kem”.Nhờ áp dụng phương pháp học bằng ngôn ngữ mà các thành viên trong nhóm đềudiễn đạt khi nói và viết lưu loát hơn, nhờ đó việc thuyết trình cũng thuyết phục và hiệuquả hơn. Việc ghi chép thường xuyên tạo ra những thói quen và ý tưởng tốt phục vụcho học tập rất nhiều. Hơn nữa, cách chuyển tải những nội dung khó nhớ thành nhữngcâu văn dí dỏm vui nhộn làm việc ghi nhớ, vận dụng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơnlúc chưa ứng dụng cách học này.4. Học bằng cách cách vận động.Các thành viên trong nhóm thường kết hợp giữa việc đọc và vẽ sơ đồ tư duy. Khi diễnđạt một vấn đề gì đó thường sử dụng kết hợp với ngôn ngữ hình thể. Khi đọc một cuốnsách, các bạn tập cho mình thói quen đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm, suy nghĩkết hợp với các diễn tả bằng cơ thể có thể là bằng tay, từ đó giúp việc đọc sách trở nênsinh động hơn. Khi tìm hiểu về vật gì chúng tôi cũng cố gắng quan sát và trực tiếpcầm, nắm hay sờ vào các bề mặt để có cảm giác thật về sự vật hiện tượng. Những lúchọc mệt, hay bị căng thẳng chúng tôi thường hay đi bộ để giải tỏa áp lực hoặc, nếukhông có điều kiện đi bộ được thì cố gắng thư giãn hít thở thật sâu và không nghĩ đếncông việc hay bất kỳ áp lực nào. Ngoài ra các thành viên trong nhóm đều áp dụngFlashcard để ghi nhớ bài học hoặc từ mới của anh văn. Flashcard rất thích hợp choviệc vận động vì lúc nào các bạn trong nhóm cũng có thể đem theo bên mình, thuậntiện cho việc học bài. 19Nhờ phương pháp vận động này nên cách học của mỗi thành viên trong nhóm cũng trởnên năng động hơn, làm chủ được thời gian và cơ thể hơn. Học theo cách này khiếncác bạn trong nhóm vừa học tập dễ dàng hơn vừa rèn luyện được sức khỏe, kết hợpvới vận động thư giãn, nâng cao sự sáng suốt, khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, thấuđáo hơn.5. Học bằng tư duy logic.Các bạn trong nhóm luôn cố gắng rèn luyện thói quen không học thuộc các bài họctheo kiểu “học vẹt” mà phải hiểu bản chất thật sự của vấn đề. Nhóm chúng tôi khôngtập trung học thuộc tất cả các công thức mà chỉ cần thuộc môt công thức chủ yếu nhấtcòn những công thức liên quan thì ta có thể suy luận ra bằng cách nắm vững chi tiếtcủa vấn đề đó. Cách học đó không những giúp nhóm Double E nhớ rõ thông tin cầnnhớ mà còn phát triển khả năng suy luận rất nhiều. Khi đọc một tài liệu nhóm chúng tôiluôn sắp xếp nó theo một mối liên hệ nhất định. Đối với kế hoạch cá nhân cũng vậy,nhóm Double E luôn phải kiểm tra kế hoạch thường xuyên vào cuối tuần và sắp xếpchúng theo mức độ ưu tiên. Việc nào cần thì phải hoàn thành trước việc khác thì làmsau. Nhưng phải có thời gian hoàn thành cụ thể. Chính vì vậy, không chỉ việc học tập mà cả hoạt động cũng như trong cuộc sống, mọiviệc cần thiết đều được các thành viên trong nhóm cố gắng sắp xếp một cách khoa họclogic, thuận tiện cho việc làm việc đạt kết quả tốt. Phương pháp này giúp các thànhviên rèn luyện khả năng tư duy, làm việc khoa học cho nên tăng hiệu quả học tập làmviệc và những lúc gặp khó khăn hay vấn đề hóc búa, thói quen tư duy khoa học nàycũng giúp mọi người trong nhóm giải quyết dễ dàng hơn so với việc lười động não, họcmột cách thụ động phản khoa học.6. Học theo nhóm.Học nhóm đòi hỏi tinh thần tự giác cao của mỗi người, cho nên nhóm luôn đặt ra nhữngquy định cụ thể nhằm thống nhất cách làm việc chung giữa các thành viên trong nhómvới nhau. Yêu cầu nhóm Double E đặt ra là mỗi thành viên phải có ý thức về thời gian,đi họp nhóm đúng giờ, phải hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng thời gian quy định[ trừ những trường hợp có lý do chính đáng], phải tìm hiểu và xem trước tài liệu trướckhi họp nhóm, các thành viên phải tích cực giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm tronghọc tập. Khi bàn luận một vấn đề thì nếu ai có ý kiến phải trình bày thuyết phục và chọný kiến đúng nhất theo số đông. Các thành viên trong nhóm luôn cố gắng nâng cao tinhthần đồng đội, xây dựng mối quan hệ trong nhóm ngày càng bền chặt.Nhờ vậy, kĩ năng làm việc nhóm của Double E được cải thiện đáng kể. Phương pháphọc này giúp mỗi người trong nhóm tích lũy thêm được nhiều kiến thức kĩ năng từ quátrình học hỏi làm việc cùng nhau. Ngoài ra, cách học này còn giúp các bạn trong nhómxây dựng được các mối quan hệ, bổ sung nhiều nguồn kiến thức hỗ trợ cho học tập.7. Học một mình.Đây chính là thời gian mỗi thành viên trong nhóm tự học và nghiên cứu tại nhà. Mỗingười chúng tôi luôn vạch ra những kế hoạch cụ thể và mục tiêu cho việc học. Đồngthời các bạn trong nhóm tự sắp xếp thời gian một cách hợp lý, đảm bảo vừa hoànthành bài tập trên lớp, vừa hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, vừa tham gia các công tácxã hội và cũng còn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Thời gian tự học là thời gian20đòi hỏi tinh thần độc lập tự giác và có trách nhiệm với bản thân mình rất cao nên cũngđòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực thật sự của mỗi thành viên. Những vấn đề bản thân mỗibạn gặp phải khi tự nghiên cứu đều được ghi lại cẩn thận, đến khi họp nhóm mọi ngườicùng nhau giải quyết chính là một cách nâng cao hiệu quả công việc và thể hiện tinhthần đoàn kết luôn giúp đỡ chia sẻ với nhau của nhóm.Bên cạnh việc làm nhóm, phương pháp học một mình đã giúp các bạn trong nhómhoàn thiện được những kiến thức của riêng bản thân mình sau khi đã làm việc chia sẻvới các thành viên trong nhóm. Không những thế, cách học này còn nâng cao khả năngsáng tạo của mọi người trong nhóm khi các bạn có thời gian đào sâu tìm tòi suy nghĩ.Vì vậy hiệu quả học tập cũng được cải thiện rõ rệt.Việc áp dụng 7 phương pháp học dựa trên cơ sở làm trắc nghiệm tính cách đã tìm ranhững cách học phù hợp nhất cho bản thân mỗi thành viên trong nhóm nói riêng và chocả nhóm nói chung. Việc áp dụng 7 phương pháp này đã cải thiện nhiều mặt trong họctập của nhóm, giúp nhóm hoàn thiện các kĩ năng trau dồi thêm kiến thức để làm việchọc tập một cách hiệu quả hơn. Nhưng thực trạng áp dụng 7 phương pháp này đối vớinhóm cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Double E muốn chia sẻ nhữngkhó khăn thuận lợi ấy xem như một kinh nghiệm áp dụng của riêng nhóm cũng là chiasẻ kinh nghiệm đối với các bạn sinh viên khác về cách học đại học hiệu quả.II. Đánh giá thực trạng: Những thuận lợi khó khăn khi áp dụng 7 phươngpháp vào học tập và nguyên nhân của những thuận lợi khó khăn ấy.1. Thuận lợia. Thuận lợi chung khi áp dụng 7 phương pháp:- Nhận thấy các phương pháp đều đem lại hiệu quả nhất định.- Có cơ hội được thử nghiệm và tìm hiểu bản thân thích hợp nhất với cáchhọc nào để áp dụng cho hợp lí.b. Thuận lợi đối với từng phương pháp:- Phương pháp thị giác: Phần lớn các thành viên trong nhóm đều ngồi dãytrên của lớp học nên rất thuận tiện trong việc tiếp xúc với giảng viên cũngnhư dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Vì lớp học khá yên tĩnh nên các thànhviên đều tập trung nghe giảng nên cũng tạo thuận lợi để áp dụng phươngpháp này. Các thành viên trong nhóm đều trang bị cho mình nhiều bút màuđể thuận tiện cho việc học tập và áp dụng phương pháp thị giác. Phươngpháp này giúp kích thích việc mở sách vở để học bài và gây được hứng thúhọc tập cũng như ghi nhớ tốt hơn. Hơn nữa mọi người trong nhóm đều có trínhớ khá tốt nên thuận tiện cho việc hình dung và đưa phương pháp thị giácvào học tập.- Phương pháp thính giác: Các thành viên trong nhóm đều thích âm nhạc vàcó khả năng tìm kiếm âm nhạc và hiểu được loại nhạc nào cần cho mục đíchgì. - Phương pháp ngôn ngữ: Các bạn đều có khả năng ăn nói và sử dụng ngônngữ lưu loát nên khá thuận lợi khi diễn đạt. Ngoài ra mọi người trong nhómđều thích đọc sách và viết lách.- Phương pháp vận động: Cảm thấy thú vị khi học tập, tinh thần thư thái khiđược vận động các cơ quan sau khi hoạt động trí óc căng thẳng - Phương pháp tư duy logic: Các bạn đều có khả năng tư duy logic khá tốtngoài ra một số bạn còn có thói quen sắp xếp mọi việc cũng như các đồ dùng21ngăn nắp gọn gàng cũng như cố gắng sắp xếp mọi việc rõ ràng có hệ thốnglà điều kiện tốt để áp dụng phương pháp tư duy logic.- Phương pháp học nhóm: Trong môi trường đại học có nhiều hoạt độngnhư thuyết trình, gameshow và các cuộc thi bổ ích như “Phương pháp họcđại học hiệu quả”, “Sinh viên nghiên cứu khoa học” tạo điều kiện để làm việcnhóm, giúp nhóm phát huy tinh thần đồng đội cũng như cùng nhau trau dồicác kĩ năng. Hơn nữa các thành viên trong nhóm đã làm việc với nhau từ lâunên đã khã hiểu tính cách, khả năng, thói quen làm việc của mỗi thành viêndo đó mọi người dễ dàng làm việc với nhau hơn, thoải mái hơn và có hiệuquả hơn. Khi làm việc nhóm thì mọi người luôn cố gắng có tinh thần tráchnhiệm, đi học đúng giờ và hoàn thành phần việc đúng thời hạn. Khi cùng làmviệc các thành viên luôn lắng nghe ý kiến của người khác và tích cực suynghĩ đóng góp ý kiến của bản thân mình, và luôn tạo không khí thoải mái vàgắn bó khi học cùng. Do đó, có nhiều thuận lợi để ứng dụng phương pháplàm việc nhóm.- Phương pháp học một mình: Mỗi thành viên trong nhóm đều có không gianyên tĩnh để tự học tại nhà, ngoài thời gian học trên lớp và học nhóm. Ngoàira các bạn đều đã áp dụng phương pháp này từ lâu và có kết quả tốt cho nênchỉ cần cố gắng kết hợp phương pháp này một cách nhuần nhuyễn vớinhững phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, các bạnđều có khả năng tập trung tốt và không đi làm thêm nên có nhiều thời gian tựhọc và nghiên cứu tại nhà. 2. Khó khăna. Khó khăn chung khi áp dụng 7 phương pháp:Hầu hết các thành viên trong nhóm đều cảm thấy có nhiều khó khăn khi áp dụngcác phương pháp học này vì các phương pháp này vốn không phải là thói quennên phải tập luyện lại từ đầu và một số phương pháp làm tốn khá nhiều thờigian. Hơn nữa, nhiều khi có quá nhiều việc phải làm, mọi người không biết phânchia thế nào cho hợp lí, không hoàn thành được các deadline. Thậm chí khốilượng công việc lại phân bố không đồng đều vì trong những giai đoạn khác nhauthì khối lượng công việc cũng khác nhau và kết quả là có những ngày phải làmrất nhiều còn những ngày khác lại rất ít việc để làm thậm chí là không làm gì.Ngoài ra, nhà trọ khá nóng và đôi lúc không yên tĩnh để học tập, ứng dụng cácphương pháp. Một số thành viên dễ mất tập trung khi làm việc, và chưa quản lítốt thời gian dẫn đến học tập nghỉ ngơi không hợp lí làm ảnh hưởng đến sứckhỏe học tập và chất lượng áp dụng các phương pháp.b. Khó khăn đối với việc áp dụng từng phương pháp:- Phương pháp thị giác: Phần lớn các thành viên đều chưa thật sự áp dụngphương pháp này hiệu quả vì chưa sử dụng nó thường xuyên và không quenvới cách dùng biểu đồ hệ thống. Thậm chí có lúc ngồi vẽ vời linh tinh mất thờigian, nhất là khi vẽ sơ đồ tư duy các bạn đều cảm thấy rắc rối vì phải hiểuđược sự kết hợp màu sắc và trình bày thế nào để không gây rối mắt.- Phương pháp thính giác: Chưa thật sự áp dụng phương pháp này một cáchhiệu quả vì việc ghi âm bài giảng cũng lẫn nhiều âm thanh khác nên khi nghelại cũng gặp nhiều khó khăn. Việc đưa giai điệu vào việc học cũng không phảilà dễ dàng nếu bạn nào không có khiếu âm nhạc. Cho nên Double E mới chỉ22ứng dụng được âm nhạc để thư giãn và nâng cao hiệu quả học tập chứ chưavận dụng được hết cái hay của phương pháp này.- Phương pháp ngôn ngữ : Phương pháp này đôi lúc không hiệu quả vớinhững vấn đề dài dòng, khó hiểu hay những công thức rắc rối. Và việc đọc tokhông phải lúc nào cũng thuận lợi, vì gây phiền toái cho người khác. Ngoàira, đôi khi cơ thể mệt mỏi thì rất lười đọc to, còn nếu đọc thầm thì rất dễ phântán. Đôi lúc việc ghi chép và viết lách trong khi đọc sách đọc tài liệu rất mấtthời gian và làm cho các thành viên dễ cảm thấy lười nhác, kéo theo lười cảđọc sách.- Phương pháp vận động: Phần lớn các thành viên đều không thích vận độngkhi học, rất dễ phân tán tư tưởng. Hơn nữa, nhà trọ cũng rất chật hẹp khôngthích hợp cho việc vận động- Phương pháp tư duy logic: Hầu hết các bạn đều cảm thấy khó khăn vì tưliệu có rất nhiều, mà khả năng chọn lọc còn hạn chế nên các thành viênkhông biết phải giải quyết thế nào với quá nhiều nguồn, dấn đến phân tíchlộn xộn. Thậm chí nhiều bạn khi đọc sách, tham khảo tài liệu: đọc xong kobiết đặt câu hỏi gì, không biết rút ra các ý gì cần thiết, không tóm tắt lại đượcnhững nội dung chủ yếu. Đôi lúc lại có những vấn đề rất khó hệ thống. Nhiềubạn quá tập trung vào việc lên kế hoạch, khi kế hoạch chưa hoàn chỉnh thìchưa có động lực bắt tay vào làm, mà lẽ ra nên bắt đầu công việc thì tốt hơnlà cứ vạch ra kế hoạch mà không bắt đầu thực hiện.- Phương pháp học nhóm: Nhiều thành viên trong nhóm gặp những khókhăn vì những lí do khách quan như sự khác nhau về lịch học nhà xa haykhông có phương tiện di chuyển gây khó khăn cho việc làm nhóm. Mà phầnlớn mọi người lại quen với cách học một mình, làm việc độc lập, thích khônggian yên tĩnh và cố định hơn là sự ồn ào và phải di chuyển. Đôi lúc, một sốthành viên vẫn đi trễ không hoàn thành phần việc trước deadline gây ảnhhưởng đến công việc chung của nhóm. Nhiều bạn chưa diễn đạt tốt vấn đềmình muốn nói khiễn các thành viên khác hiểu nhầm. Đặc biệt là có nhữngbất đồng ý kiến quan điểm giữa các thành viên và một số bạn không mạnhdạn nêu ý kiễn riêng vì những ý kiến đó đối lập với quan điểm của các thànhviên khác.- Phương pháp học một mình: Ngoài thời gian học nhóm và áp dụng cácphương pháp khác thì thời gian tự học cũng rất quan trọng để hoàn thiệnhiệu quả khi áp dụng các phương pháp này. Nhưng khi học một mình thìnhóm lại gặp một số khó khăn như đối với những vấn đề khó giải quyết, nếuhọc một mình thì không có bạn bè bên cạnh để tiện trao đổi. Ngoài ra cónhiều vấn đề nếu để tự bản thân giải quyết sẽ rất mất thời gian hơn là traođổi với người khác.3. Nguyên nhân của những khó khăn :Nguyên nhân chung và chủ yếu của những khó khăn này là các phương pháphọc tập trên đều là những phương pháp còn rất mới với các bạn sinh viên nóichung và nhóm chúng tôi nói riêng. Đa phần các sinh viên Việt Nam đã quen vớicách học một mình và thụ động. Ngay cả những kĩ năng học nhóm, thuyết trìnhhay quản lí thời gian, các bạn sinh viên vẫn chưa làm quen và ứng dụng hiệuquả. Mà 7 phương pháp này lại đòi hỏi ứng dụng những kĩ năng ấy nhuầnnhuyễn trong từng phương pháp mới có thể có kết quả tốt. Cho nên nhómDouble E cũng khó có thể áp dụng các phương pháp mới ngay lập tức và có23hiệu quả được. Và khối lượng công việc cũng như học tập ở đại học lại rấtnhiều, cùng một lúc phải áp dụng những phương pháp mới, nhóm chúng tôichưa thích nghi ngay được mà lại phải đảm bảo chất lượng học tập một cách tốtnhất, trong khi bản thân mỗi thành viên trong nhóm lại làm việc tốt nhất với cáchlàm việc cũ. Hơn nữa, thời gian các thành viên trong nhóm có thể họp lại giúp đỡnhau lại không thường xuyên. Do đó rất khó khăn trong việc áp dụng cácphương pháp mới. Mặt khác, bản thân mỗi thành viên lại có những khó khănriêng và những vấn đề cá nhân của mỗi người, đôi khi những việc này ảnhhưởng rất lớn đến công việc chung của nhóm. Cho nên, dù biết những phươngpháp mới này nếu áp dụng được một cách hiệu quả thì sẽ đem lại cách học tậpkhoa học hơn cũng như kết quả tốt hơn nhưng trong quá trình áp dụng lại gặpkhông ít khó khăn đòi hỏi các thành viên nhóm Double E phải cố gắng nhiều hơnnữa để phát huy thuận lợi và cải thiện những khó khăn trở ngại nhằm đạt hiệuquả học tập cao hơn nữa.Chương III- GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢI. Xác định mục tiêu1. Ý nghĩ a của việc xác định mục tiêu:Đối với mỗi người, ai muốn đạt được thành công trong cuộc sống đều cần phải có mộtmục tiêu để theo đuổi. Nếu không bạn sẽ làm việc một cách rất mơ hồ, không địnhhướng. Và mỗi khi gặp khó khăn hay trở ngại mà bạn lại không có mục tiêu thì rất dễchán nản, dễ bỏ cuộc và mọi công sức của bạn là phí hoài. Đối với mỗi sinh viên cũngvậy, để học tập có kết quả tốt, mỗi người cũng cần xác định cho mình một mục tiêu đểcố gắng. Có mục tiêu bạn sẽ có động lực mạnh mẽ và không bị lạc hướng trong quátrình thực hiện những mục tiêu ấy.2. Các yêu cầu đối với việc xác định mục tiêu:Trước hết, bạn phải biết rõ điều quan trọng mà bạn cần đạt được là gì. Sau đó, bạn cóthể đề ra những mục tiêu cụ thể hơn để biến điều đó thành hiện thực. Nếu bạn khôngcó những mục tiêu cụ thể, những nỗ lực hay cố gắng của bạn sẽ không có phươnghướng và thiếu trọng tâm. Mỗi mục tiêu mà bạn đề ra cần nêu rõ những điều bạn sẽ làm và khi nào bạn thực hiện.Bên cạnh đó, mục tiêu học tập phù hợp là những mục tiêu đáp ứng được những yêucầu dưới đây:• Trong tầm tay của bạn: Mục tiêu phù hợp là mục tiêu bạn có thể thực hiện vớicác kỹ năng và khả năng hiện có của bản thân. Muốn có những mục tiêu nhưvậy, việc hiểu rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân là hết sức quantrọng. • Thực tế: ví dụ như việc đề ra mục tiêu học 3 từ mới một ngày là khả thi và thựctế. Cố gắng học 50 từ một ngày là một mục tiêu không thực tế chút nào. 24• Linh hoạt: Đôi khi mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách mà bạn dự liệu và bạn cóthể cần phải thay đổi mục tiêu mình đã đề ra trước đó. Hãy linh hoạt để có thểsẵn sàng thay đổi khi bạn nhận thấy việc thay đổi là cần thiết.• Có thể kiểm tra được mức độ tiến bộ: Việc kiểm tra được tiến độ thực hiệnmục tiêu thì rất quan trọng. Nhưng việc bạn nhận ra thời điểm mà mình đã đạtđược mục tiêu và đã đến lúc dừng lại thì còn quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy,việc không thể kiểm tra được tiến độ thực hiện một mục tiêu nào đó hay khôngnhận ra những thành quả mà mình đã đạt được sẽ khiến bạn mất thời gian vàonhững việc vô ích. • Trong tầm kiểm soát của bạn: Khác với khi làm việc theo nhóm, những thànhquả bạn đạt được khi thực hiện mục tiêu không nên lệ thuộc vào người khác bởibạn có thể kiểm soát được những gì bạn làm, nhưng bạn không thể kiểm soátnổi những gì người khác làm. Bạn có thể hoàn thành những việc bạn phải làmnhưng người khác có thể không làm được như vậy và bạn sẽ không hoàn thànhđược mục tiêu của mình nếu mục tiêu của bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bảnthân. Đôi lúc cha mẹ, thầy cô hay người bảo hộ sẽ đặt ra những mục tiêu học tập cho bạn.Hãy lắng nghe và chấp nhận những mục tiêu đó vì đây là những người biết rõ điều gì làquan trọng và họ cũng rất quan tâm đến sự thành công của bạn. Họ cũng là nhữngngười có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu đó. 3. Các bước để xác định mục tiêu:Để đặt cho mình những mục tiêu thích hợp, bạn có thể theo những bước như sau:- Trước tiên, hãy ngồi ngẫm nghĩ, tự nhận ra những điểm yếu và điểmmạnh của bản thân mình. Cái gì bạn cảm thấy mình thật sự có năng lực,hay là bạn cảm thấy yêu thích, ngược lại những mặt nào bạn còn yếu haylà cảm thấy không có hứng thú với nó, hãy viết ra thật tỉ mỉ chi tiết. Một khihiểu rõ những mặt mạnh mặt yếu của bản thân thì bạn mới có thể đặtmục tiêu cho phù hợp với mình được.- Tiếp theo, hãy viết ra tất cả những gì bạn mong muốn đạt được, dù nhỏdù lớn dù là dài hạn hay ngắn hạn.- Sau đó sắp xếp phân loại chúng ra. Những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn và dễđạt được thì hãy tập trung vào đó trước nhưng hãy cố gắng để mọi thứcùng hướng đến một mục tiêu chung, mục tiêu lớn nhất. Tất cả các việcbạn thực hiện đều cố gắng nhắm đến mục tiêu chung ấy.4. Mục tiêu của nhóm:4.1. Mục tiêu ngắn hạn:- Trước tiên nhóm đặt ra mục tiêu thực hiện 7 phương pháp học nêu trên một cách hiệuquả hơn nữa, cụ thể đối với từng phương pháp:Mục tiêu đối với phương pháp thị giác+ Ghi nhớ các ý trong bài học dễ dàng.25

Video liên quan

Chủ Đề