Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

(Haiphong.gov.vn) – Bộ Giao thông vận tải vừa có Quyết định số 522/QĐ-BGTVT công bố Danh mục bến cảng thuộc các Cảng biển Việt Nam.

Theo đó, trong tổng số 296 bến cảng thuộc các Cảng biển Việt Nam, thành phố Hải Phòng có 52 bến cảng, gồm các bến cảng: Hải Phòng (khu cảng chính, Hoàng Diệu), Vật Cách, Đình Vũ, Xăng dầu 19-9, Đoạn Xá, Transvina, Hải Đăng, Greenport, Chùa Vẽ, Cửa Cấm, Thủy sản II, Caltex, công nghiệp tàu thủy Nam Triệu….

Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

Năm 2021, khu vực cảng Hải Phòng đóng góp khoảng 92 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2020. Ảnh: Nguyễn Hồng Phong

Năm 2021 vừa qua, Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt. Quy hoạch tập trung phát triển hai khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn (Hải Phòng) và Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) để trở thành các cảng trung chuyển quốc tế. Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ hơn 1,1 - 1,4 tỷ tấn; trong đó, hàng container từ 38 - 47 triệu TEU; hành khách từ 10,1 - 10,3 triệu lượt khách.

Nhận định về cơ hội đối với cảng biển Việt Nam năm 2022, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam - Trần Khánh Hoàng cho biết, từ giữa năm 2020 đến nay, nền kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ, thị trường vận tải đường biển cũng trở nên sôi động. Nếu đầu năm 2020, đơn đặt đóng mới tàu container chỉ chiếm 8,5% sức chở đội tàu hiện có thì hiện con số này chiếm đến 23-24%. Theo dự báo, đội tàu container phát triển và xu thế tăng trọng tải tàu sẽ là cơ hội lớn cho cảng biển Việt Nam mà trọng tâm là các cảng cửa ngõ Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Năm 1858, sự kiện bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đã mở đường cho người Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa của mình. 30 năm sau đó, họ cho khai tạo vùng cửa Ninh Hải của sông Cấm, thiết lập thành cảng biển và thành lập một thành phố thuộc diện lớn nhất Đông Dương thời đó. Thành phố ấy mang tên Hải Phòng. Tính đến nay, Hải Phòng vừa đầy 130 tuổi.

Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

Nhà hát lớn Hải Phòng

Thành phố của những cửa sông

Với vị thế là vùng đất tập trung hầu hết những dòng chảy đổ ra biển thuộc chi lưu của sông Hồng và sông Thái Bình, từ cách đây hàng nghìn năm, Hải Phòng đã giữ vai trò là cầu nối giữa nước Việt và thế giới bên ngoài bằng đường biển.

Chỉ có điều, dấu ấn lịch sử để lại liên quan đến kinh tế, xã hội không đáng kể, nhưng những cuộc đụng độ giữa thủy quân của Mã Phục Ba với quân của nữ tướng Lê Chân, hay đặc biệt là 3 trận chiến trên sông Bạch Đằng vào các năm 938 (Ngô Quyền), 981(Lê Hoàn) và 1288 (Nhà Trần) đã đủ để khẳng định điều đó.

Vào thời vua Tự Đức, trước lúc thực dân Pháp xâm chiếm miền Bắc, một vị quan nhà Nguyễn là Bùi Viện (quê huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định, nay là Trình Trung, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), đã xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải, đồng thời xây dựng ở đây một căn cứ gọi là nha Hải phòng sứ, với lực lượng Tuần dương quân gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến.

Có lẽ vì điều này, nên tên gọi Hải Phòng đến nay vẫn còn nhiều tồn nghi, khi có người cho rằng Hải Phòng là tên rút gọn của “Hải tần phòng thủ” được lập từ thời nữ tướng Lê Chân? Nhưng cũng nhiều quan điểm cho rằng Hải Phòng chính là tên “Hải Phòng sứ” mà tiền nhân Bùi Viện đã lập ra từ năm 1873.

Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

Toàn cảnh thành phố Hải Phòng thời thuộc Pháp (ảnh sưu tầm)

Tên gọi Hải Phòng cũng được nhắc đến trong một dữ liệu khác, đó là khi người Pháp xâm lược miền Bắc lần thứ nhất, buộc nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất 1874. Nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng Ninh Hải, gọi là “Hải Dương thương chính quan phòng”, được gọi tắt là Hải Phòng.

Năm 1887, thực dân Pháp chủ trương tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải, để thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19-7-1888, tỉnh Hải Phòng lại được tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp Sadi Carnot, chính thức thiết lập những địa danh hành chính mới trên bản đồ xứ Đông Dương thuộc Pháp.

Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên việc cai quản, khai thác thuộc quyền thực trị của người Pháp. Họ đã cho xây dựng ở đây một hải cảng lớn, được gọi là bến “6 kho”, đồng thời đầu tư xây dựng Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính… tầm cỡ, chỉ đứng sau Hà Nội và Sài Gòn thời điểm đó.

Nhưng điều quan trọng nhất có lẽ chính là vị thế của hệ thống cảng, với vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế lớn nhất miền Bắc, được thiết lập và giữ vững suốt 130 năm qua.

Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

Cảng Hải Phòng thời thuộc Pháp (ảnh sưu tầm)

Dấu ấn vùng cảng biển

Có lẽ với vị thế cửa ngõ như vậy, nên nhiều người ví von rằng, Hải Phòng là lời tựa cho những trang sử thăng trầm của dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng, Hải Phòng còn được coi là cái nôi, khi đây chính là một trong những vùng đất đầu tiên của cả nước được tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác, dấu ấn quan trọng để định hướng cách mạng Việt Nam sau này.

Đây cũng là nơi ra đời của của tổ chức Công hội đỏ (tiền thân của Liên đoàn lao động ngày nay), gắn liền với tên tuổi lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và nhiều vị lãnh đạo tiền bối của Đảng ta.

Sau Cách mạng tháng Tám, dẫn đến sự ra đời của nước Việt nam dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, Hải Phòng cũng chính là địa phương đầu tiên của miền Bắc vang lên tiếng súng bảo vệ nhà nước non trẻ trước sự xâm lược trở lại của quân viễn chinh Pháp.

Những người con Hải Phòng đã chiến đấu vô cùng quả cảm, gắn với những tên tuổi bất tử như Đặng Kim Nở, Trần Thành Ngọ... Nhắc đến những trận chiến này, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp viết trong hồi ký: “Cuộc chiến anh dũng của những người con Hải Phòng như cuộc tổng diễn tập thực sự của cả nước…”.

Và nếu như không có cảng, đầu mối hậu cần lớn nhất của quân Pháp ở miền Bắc, Hải Phòng rất có thể sẽ không lừng danh với những trận đánh trên đường 5 quật khởi, hòa cùng cả nước trong 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Cảng hải phòng có tên cũ là gì năm 2024

Cảng Hải Phòng giữ vững vị thế cửa ngõ suốt hơn thế kỷ qua

Sáng chói truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng”, quân và dân Hải Phòng giữ vai trò khởi đầu, góp công làm lên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, khi các địa phương khác ở miền Bắc đã hưởng tự do, thì Hải Phòng vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh kiên cường, trong vùng tập kết 300 ngày của quân đội Pháp. Đúng ngày 13-5-1955, những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng cuốn cờ rút khỏi Việt Nam theo đường biển từ Hải Phòng, cũng là lúc dưới ánh hào quang rực rỡ của cờ đỏ sao vàng, các đoàn quân giải phóng tiến vào tiếp quản thành phố. Hải Phòng “đi trước về sau”, ngày giải phóng Hải Phòng cũng đồng nghĩa với ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc, như lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Cảng Hải Phòng tiếp tục giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tiếp nhận nguồn viện trợ của các nước anh em và bè bạn, để tái thiết miền Bắc và tương trợ cho chiến trường miền Nam.

Một lần nữa Hải Phòng lại thành nơi thử lửa với kẻ thù, với những chiến dịch phong tỏa, oanh tạc khét tiếng của hải quân, không quân Mỹ, và đỉnh điểm là cuộc chiến trên không trước cuộc đụng đầu lịch sử 12 ngày đêm vào tháng 12-1972. Trận chiến mà Hải Phòng đã cùng Hà Nội và nhiều địa phương khác của miền Bắc viết lên trang sử hào hùng, được ví là “Điện Biên Phủ trên không”, đã trở thành yếu tố mang tính quyết định, buộc người Mỹ phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Hải Phòng 130 năm là như thế, dù giờ đây địa danh hành chính đã được mở rộng, với việc sáp nhập trở lại với Kiến An (1962), trước đó là Cát Hải (1956) và Bạch Long Vỹ (1957). Nhưng dấu ấn của sự kiện xây dựng Cảng Hải Phòng nói riêng và thành lập thành phố Hải Phòng nói chung năm 1888 vẫn có ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Hàng trăm năm “những cái tên nghe chẳng thơ đâu…” như lời thơ của thi sỹ Hải Như đã gắn quyện thân thương với người Hải Phòng, không chỉ bến Bính, Xi măng, cầu Rào, cầu Đất, Lạc Viên… mà còn Máy Chai, Máy Đá, Máy Tơ, cầu Quay, Nhà hát lớn, Nhà bảo tàng… vẫn từng ngày gợi nhớ một thời.

Đặc biệt bến 6 kho ngày mở đầu giờ đã phát triển thành hệ thống gần 12km cầu cảng, rồi đây thêm Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, gắn với cầu Tân Vũ, với hạ tầng giao thông 5 dạng hình và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng vẫn tựu chung một mục tiêu trở thành “Thành phố cảng xanh” như Nghị quyết 15 Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.

Hải Phòng – Thành phố Cảng, hai cách gọi khác nhau nhưng lại là một, trải suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử vẫn vẹn nguyên một giá trị cốt lõi, giá trị ấy giờ được nâng lên tầm cao mới để Hải Phòng vững chãi trên lộ trình vươn ra biển lớn. Chỉ tiếc rằng, dấu ấn thành lập Hải Phòng rất ít khi được nhắc đến, và dịp kỷ niệm 130 tuổi này, liệu còn ai nhớ ai quên...

Hải Phòng tên cũ là gì?

Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ti sở nha "Hải phòng sứ" hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến ...

Hải Phòng xưa gọi là gì?

Nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng Ninh Hải, gọi là “Hải Dương thương chính quan phòng”, được gọi tắt là Hải Phòng. Năm 1887, thực dân Pháp chủ trương tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải, để thành lập tỉnh Hải Phòng.

Thành phố Hải Phòng có bao nhiêu cảng?

Theo đó, trong tổng số 296 bến cảng thuộc các Cảng biển Việt Nam, thành phố Hải Phòng có 52 bến cảng, gồm các bến cảng: Hải Phòng (khu cảng chính, Hoàng Diệu), Vật Cách, Đình Vũ, Xăng dầu 19-9, Đoạn Xá, Transvina, Hải Đăng, Greenport, Chùa Vẽ, Cửa Cấm, Thủy sản II, Caltex, công nghiệp tàu thủy Nam Triệu….

Tại sao Hải Phòng lại được gọi là thành phố cảng?

Con sông Cấm lớn nhất thành phố không chỉ mang phù sa cho đồng ruộng mà còn là đường thủy huyết mạch, nơi bến cảng lớn nhất được người Pháp xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ 19 để giao thương với nước ngoài. Cũng vì thế mà Hải Phòng mang tên thành phố cảng.