Cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Thường các loại thuốc không kê đơn (OTC) sẽ không chữa khỏi cảm lạnh triệt để, nhưng chúng có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy bạn có thể nghỉ ngơi khi hết liệu trình. Dưới đây là một số triệu chứng cảm lạnh và gợi ý thuốc sổ mũi cảm cúm kết hợp với công dụng để bạn tham khảo.

Thuốc thông mũi hạn chế sưng tấy bên trong khoang mũi (viêm mũi, tắc nghẽn mũi, xoang), từ đó giúp không khí dễ dàng lưu thông để người bệnh có thể thở dễ dàng hơn. Có 2 loại thuốc thông mũi:

  • Thuốc viên hoặc dạng siro: Nếu bạn nhìn thấy chữ "D" ở cuối tên thuốc, điều đó có nghĩa là thuốc đó bao gồm thuốc chống nghẹt mũi. Tìm sản phẩm có Phenylephrine (thành phần giúp co mạch) hoặc Pseudoephedrine (thuốc thông mũi).
  • Thuốc thông mũi dạng xịt: Các thuốc sổ mũi cảm cúm có thành phần Oxymetazoline và Phenylephrine có thể có tác dụng nhanh hơn thuốc viên hoặc siro. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong hơn 2-3 ngày, tình trạng tắc nghẽn mũi có thể trầm trọng hơn.

Không nên dùng cả 2 loại thuốc trên cùng một thời điểm. Bạn có thể dùng thuốc xịt mũi trong vài ngày đầu tiên và chuyển sang thuốc dạng viên hoặc siro những ngày sau (nếu tình trạng chưa thuyên giảm).

XEM THÊM: Cảm lạnh: Khi nào dùng thuốc kháng sinh?

Khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể của bạn tạo ra các chất hóa học gọi là Histamine, dẫn đến phản ứng hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt.

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Thuốc kháng Histamine

Các loại thuốc kháng Histamine không kê đơn như thuốc dị ứng ChlorpheniramineDiphenhydramine giúp ngăn chặn quá trình sản sinh ra Histamine và làm giảm các triệu chứng đó. Ngoài ra, loại thuốc sổ mũi cảm cúm này cũng có thể khiến bạn buồn ngủ và làm khô mắt, mũi và miệng.

Nếu bạn không thể ngừng ho, bạn có thể cân nhắc 2 hướng dùng thuốc như sau:

  • Thuốc trị ho như Dextromethorphan có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Chúng hoạt động trên phần não kiểm soát quá trình của bạn.
  • Thuốc long đờm như Guaifenesin có thể phá vỡ tắc nghẽn trong ngực bằng cách làm loãng chất nhầy trong đường thở. Bằng cách này, khi bị ho bạn có thể dễ dàng loại bỏ đờm hơn. Lời khuyên là hãy uống nhiều nước nếu dùng thuốc này.

Đối với cảm lạnh, những triệu chứng này thường nhẹ hơn nếu so với cúm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu và không thể nghỉ ngơi, hầu hết chuyên gia y tế đều đồng tình rằng bạn có thể sử dụng loại thuốc nào đó để giảm đau và hạ sốt, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Hãy luôn đọc kỹ nhãn thuốc để biết các tác dụng phụ và tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc. Hãy chắc chắn rằng nó sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác bạn đang dùng hoặc các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải - hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.

XEM THÊM: Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏe?

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Vitamin C và kẽm có thể rút ngắn thời gian bệnh

Nhiều người cho rằng vitamin C, thành phần hoa cúc dại Echinacea và kẽm rất tốt cho bệnh cảm lạnh. Mặc dù, chúng không chữa khỏi bệnh cảm lạnh hoàn toàn nhưng vitamin C và kẽm có thể rút ngắn thời gian bệnh. Tuy nhiên, trước khi dùng thử những loại thuốc có thành phần này, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo chúng sẽ hoạt động tốt với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Miếng dán mũi cũng có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn, vì chúng có thể mở rộng đường mũi khi bạn đeo chúng. Một số biện pháp tự nhiên khác cũng có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị cảm lạnh, ví dụ như:

  • Uống nhiều chất lỏng, kể cả súp gà, vì nó có thể làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Để giảm đau họng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm, dùng thuốc xịt họng và ngậm đá hoặc viên ngậm.
  • Hãy thử rửa mũi bằng nước muối vì chúng có thể giúp giảm nghẹt mũi hoặc sổ mũi.
  • Dùng một chút kem dưỡng ẩm bôi lên mũi nếu mũi bị kích ứng do xì mũi liên tục. Các mô mặt khi được bổ sung thêm độ ẩm từ kem dưỡng da có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết mẩn đỏ và đau nhức.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm tan đờm.

Cuối cùng, ngoài việc sử dụng các loại thuốc cảm lạnh cho người lớn, hãy làm những gì khiến bản thân thoải mái, thư giãn nhất có thể, và tăng cường nghỉ ngơi trong khi cơ thể chống lại virus cảm lạnh. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với rèn luyện thể thao để gia tăng sức đề kháng. Đây chính là chìa khóa tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh và chiến thắng được nhiều căn bệnh.

Trường hợp bị cảm lạnh kéo dài không khỏi, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, tuyệt trùng tối đa, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Các dấu hiệu hắt hơi sổ mũi kéo dài không chỉ còn là cảm cúm thông thường, mà còn cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. 

Nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi kéo dài

Mũi xoang giống hệ thống “siêu lọc” để bảo vệ đường hô hấp. Mũi xoang khỏe có chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí kể cả vi khuẩn, virus trước khi vào phổi. Khi có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi kéo dài bạn sẽ nghĩ ngay đến bệnh cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng do đều thuộc nhóm đường hô hấp trên. Để phân biệt các bệnh này, bạn dựa vào một số triệu chứng sau:

Cảm cúm

Viêm xoang

Viêm mũi dị ứng

– Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi

– Đau đầu, nhức mình…

– Sốt cao

– Ho, có đờm, mệt mỏi

– Kéo dài 1-2 tuần 

– Cúm kéo dài trên trên 10 ngày.

– Căng và đau vùng mặt

– Đau đầu.

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi/phù nề.

– Mũi chảy dịch xuống họng.

– Xì mũi đặc, vàng xanh.

– Sốt nhẹ.

– Hơi thở hôi.

– Đau răng hàm trên.

– Cơ địa mẫn cảm với các yếu tố: virus, vi khuẩn, thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, bụi vải, bụi nhà….

Hắt hơi nhiều, sổ mũi, ngạt mũi.

Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, nếu như bạn bị cảm cúm từ 7-10 với triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài, thì bệnh đã chuyển sang chớm viêm mũi xoang. 

Trong khi đó, viêm mũi dị ứng và viêm xoang cũng đều gây ra những cơn hắt hơi sổ mũi kéo dài rất khó chịu. Bệnh thường tái phát nhiều lần khi gặp thời tiết lạnh, nắng nóng, ẩm thấp hoặc hanh khô…

Viêm mũi dị ứng là khu vực mũi bị kích thích, với triệu chứng điển hình dị ứng là hắt hơi, sổ mũi, nhưng lại không gây đau nhức ở vùng xoang. Bệnh thường mắc ở người có cơ địa dị ứng hoặc do các tác nhân tấn công cơ thể như vi khuẩn, virus, khói, bụi, phấn hoa, độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao hay quá thấp.

Viêm xoang thường có triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài, niêm mạc xoang phù nề làm bít tắc lỗ thông mũi xoang, kèm nhức đầu, vùng xoang và sốt. Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn: Chớm viêm xoang – nếu không được chữa trị sớm sẽ chuyển viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính khó chịu, dai dẳng hơn. 

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Các biện pháp khắc phục hắt hơi sổ mũi kéo dài

Uống trà ấm nóng

Khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, khiến bạn dễ bị hắt hơi sổ mũi. Lúc này, nhâm nhi một tách trà gừng, trà hoa cúc, trà chanh đào mật ong sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại đồ uống ấm nóng có thể có thể kích thích các dây thần kinh liên quan tới khoang miệng và mũi, giúp giảm các triệu chứng hắt hơi sổ mũi .

Xông hơi bằng tinh dầu

Xông mũi cũng là cách đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm hắt hơi, sổ mũi kéo dài. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu hoặc bát nước nóng, rồi nhỏ vài giọt tinh dầu xả, chanh, tràm, gừng… Bạn chùm một chiếc khăn lên đầu và hít thở đều theo làn hơi nước bốc lên. Phương pháp này sẽ làm loãng dịch tiết xoang, mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, thông lỗ dẫn lưu xoang được, giảm nhanh triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài. 

Massage làm ấm mũi

Nếu bạn thường xuyên đi dưới trời mưa, lạnh hoặc phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm đều dễ bị hắt hơi sổ mũi. 

Cách 1: Làm ấm vùng mũi bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa tập thở ra hít vào chừng vài phút, thực hiện cách này vào buổi sáng mỗi khi tỉnh dậy thì càng tốt.

Cách 2: Massage bằng tinh dầu lên vùng thái dương, xoang và ngực, giúp đẩy dịch nhày và thông xoang.

>>> Hướng dẫn điều trị viêm mũi dị ứng.

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Rửa mũi hàng ngày

Khởi đầu ngày mới với những cơn hắt hơi sổ mũi thường khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, uể oải trong công việc. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy rửa mũi với nước muối sinh lý Nacl 0,9% kết hợp với thuốc xịt từ thảo dược có chứa Thương Nhĩ Tử, Hoa Ngũ Sắc, để trả lại sự thông thoáng cho mũi xoang. 

Giữ môi trường xung quanh thông thoáng

Khi bị hắt hơi sổ mũi do viêm mũi dị ứng với lông thú, bạn không nên nuôi thú cưng trong nhà. Bên cạnh đó, thường xuyên giặt và vệ sinh các loại vật dụng cá nhân, chăn, nệm… Đảm bảo nhà ở và nơi làm việc có không gian thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Chữa hắt hơi sổ mũi kéo dài bằng thuốc thảo dược

Khi bị hắt hơi sổ mũi đau đầu kéo dài bạn không nên chủ quan khiến tình trạng bệnh nặng hơn, chuyển sang viêm mũi, viêm xoang cấp rầm rộ, viêm xoang mạn tính. Việc sử dụng thuốc ngay từ giai đoạn mới chớm sẽ đem lại hiệu quả điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Hắt hơi sổ mũi kéo dài chớm viêm xoang khởi phát sau đợt cảm cúm do virus mà sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Thay vào đó bạn sử dụng thuốc thảo dược sẽ an toàn, hiệu quả hơn.

Khi bị viêm xoang cấp dữ dội hoặc các đợt cấp tái phát ở người viêm xoang mạn tính, bạn dùng kháng sinh (3-5 ngày) với thuốc thảo dược song song. Sự kết này làm tăng tác dụng của thuốc thảo dược, hạn chế tái phát; còn thuốc kháng sinh giúp giảm nhẹ triệu chứng tức thời.

thongxoangtan.vn