Cách ủ hạt bồ đề

Cây bồ đề đã có mặt từ rất lâu đời khoảng hơn hai nghìn năm về trước, cây thường gắn liền với phật giáo và gốc cây là nơi ngồi thiền của phật tử. Cũng chính lúc thiền ngài đã giác ngộ ra nhiều điều có giá trị để răn dạy cho phật tử của các thế hệ sau những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

I. Giới thiệu về cây Bồ đề

Tên thường gọi:Cây bồ đề
Tên gọi khác:Cây đề, cây lâm vồ, cây giác ngộ
Tên tiếng anh:Mock Bodhi trees
Tên khoa học:Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa
Họ thực vật:Cây thuộc họ Moraceae [họ Dâu Tằm]
Nguồn gốc xuất sứ:Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ
Phân bố:Trải qua nhiều năm, cây bồ đề được nhân giống rộng rãi bắt đầu từ Ấn Độ sang phía Tây nam Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á và du nhập vào Việt Nam
Tuổi thọ:Là cây sống lâu năm
Màu sắc của hoa:Cây có hoa màu đỏ
Thời gian nở hoa:Hoa bồ đề thường nở từ tháng 2 hàng năm
Gồm các loại cây:Có hai loại cây đó là:
  • Cây bồ đề cảnh 
  • Cây bồ đề lâm nghiệp: Cây có tên khoa học là Styrax tonkinensis Pierre, thuộc họ bồ đề [Styracaceae]. Là loại cây gỗ nhỡ, thân cây thường thẳng, nhẵn, vỏ màu nâu, có nhiều đốm trắng loang lổ trên vỏ cây
Cây bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ

II. Đặc điểm của cây Bồ đề

  • Hình dáng bên ngoài: Cây bồ đề cảnh là cây thân gỗ lớn, vỏ xù xì có màu xám trắng và nhiều đốm vòng tròn trắng trên vỏ cây. Thân cây nhiều gân guốc, tán lá dày rậm rạp, rộng, tròn tạo thành lùm trông xa như chiếc ô. 
  • Kích thước: Cây bồ đề  cảnh trưởng thành có thể cao tới 20 – 25m, đường kính khoảng 0,8 – 1m nếu được trồng và chăm sóc trong điều kiện đặc biệt. Đối với cây bồ đề lâm nghiệp có kích thước thấp hơn, chỉ cao chừng 15 – 20m.
  • Cành: Cành bồ đề cảnh dai nên uốn được cong và tạo được nhiều kiểu thế bonsai khác nhau. Đối với cành bồ đề lâm nghiệp cành giòn hơn, chất gỗ cũng mềm.
  • Lá: Lá bồ đề cảnh và bồ đề lâm nghiệp đều to, bản rộng, hình tim tính từ mép cuống đến chóp lá có chiều dài khoảng 7 – 10cm, bề rộng khoảng 4 – 6cm. lá non màu xanh lục, lá già xanh đậm hơn, trên bề mặt lá có lông mịn, các gân lá hình chân chim lộ rõ, cuống lá dài hơn so với kích thước lá.   
  • Hoa: Hoa bồ đề thường ra theo chùm, dày đặc như hoa sung, hoa dạng đơn tính, có hình cầu nhỏ màu đỏ tươi . Hoa bắt đầu nở từ tháng hai đến tháng tư là nở rộ và bắt đầu kết quả. 
  • Quả: Quả bồ đề có  hình tròn, kích thước nhỏ chỉ bằng quả xoan, gần như không có cuống mọc chi chít sát vào nhánh cây thành chùm như quả sung. Quả bồ đề non thường có màu xanh lục, khi già chuyển màu hồng và khi chín đổi sang màu đỏ thẫm, tháng 6 – 7 là mùa thu hái quả bồ đề.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Bồ đề

1. Ý nghĩa phong thủy

Cây bồ đề có liên quan đến sự kiện lịch sử rất quan trọng của một phật tử trong phật giáo. Ngài đã ngồi thiền 49 ngày dưới gốc cây bồ đề và sau này ngài trở thành vị đức phật từ bi. Trong khi thiền vào những ngày mưa gió, cành cây, tán lá vươn rộng làm mái che mưa, che nắng, chắn bão gió cho ngài. Lúc này ngài đã giác ngộ ra được rất nhiều điều, rằng con người phải luôn có tâm hướng phật, làm điều tốt mới được chở che, có lỗi lầm phải biết hối cải. Phải biết tôn – kính trọng bề trên, nhường nhịn bề dưới, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương mọi người xung quanh. Đó cũng là lời răn dạy của phật, luôn khuyên răn con người làm điều thiện.

Ngoài ra, cây bồ đề cũng được trồng ở trước cửa nhà với mong muốn xua đuổi đi tà khí, mang lại may mắn, tốt lành đến với gia chủ.

2. Tác dụng

  • Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây bồ đề cảnh thích hợp trồng ở những nơi như: Cửa đền, chùa, đình làng, cạnh nhà thờ, quán cà phê, vỉa hè, công viên, đường phố…Để làm cảnh, bóng mát và hấp thụ các khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, tạo không khí xanh sạch cho môi trường xung quanh. 

Thân, cành cây bồ đề mềm dẻo dễ uốn cũng được tạo dáng thành cây bonsai với nhiều hình thù rất đẹp mắt. Cũng vì đó mà nhiều rất nhiều người chơi cây săn tìm và giá trị của cây cũng không ngừng được nâng lên, có thể lên đến cả tỷ đồng.  

Gỗ cây bồ đề màu vàng nhạt, mềm, nhẹ, dễ chẻ, thớ gỗ mịn nhưng lại giòn thường dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất tăm.

Nhựa cây bồ đề thơm dịu cũng được ứng dụng trong công nghệ chế biến các loại sơn nước dùng trong nghề mộc [sơn gỗ].

Cây bồ đề lâm nghiệp chủ yếu trồng để phủ xanh đồi núi trọc, lấy gỗ để phục vụ cho chế biến lâm nghiệp, lấy củi đun.

Cây vồ đề thường dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất tăm.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bồ đề

1. Cách trồng cây

Cây bồ đề được nhân giống chủ yếu bằng ươm hạt, hạt cũng dễ nảy mầm và sinh trưởng nhanh. 

Chọn quả bồ đề đã già chín từ những cây mẹ trưởng thành, quả mang về phải được ủ đống cho chín đều. Mỗi đống ủ không quá độ cao 30cm, bề rộng thì tùy vào từng khu vực ủ, ủ khoảng 2 ngày cho chín đều rồi phơi ra nắng cho tách vỏ. Sau khi tách, cần sàng sảy cho hết hạt lép, chỉ chọn hạt giống cây bồ đề chắc mẩy và phải là giống mới, không bị mốc, mối mọt. 

Cho hạt bồ đề giống vào ngâm trong nước sạch khoảng 15 – 20 giờ, sau đó vớt ráo rồi ủ bằng vải hoặc bao tải mỏng. Thời gian ủ khô khoảng 2 – 3 ngày là hạt nứt nanh rồi đem gieo. 

Cây bồ đề không kén chọn đất, có thể dùng bất kỳ loại đất nào cũng được. Tuy nhiên để ươm hoặc gieo hạt lên mầm tốt nên dùng loại đất thịt pha cát, màu mỡ, tơi xốp. Ngoài chất đất như trên có thể trộn thêm phân chuồng hoai mục [phân gà, phân bò], nếu không có thì thay thế bằng phân vi sinh để trộn với đất gieo hạt. 

Nếu gieo hạt bồ đề trong túi bầu: Đảo đều các hỗn hợp trên và cho đất vào bằng miệng túi bầu.

Nếu gieo trên quy mô trồng rừng: Nên gieo hạt bồ đề trên bãi đất trống, nếu là đất bằng phẳng phải cày bừa, lên luống gieo và có rãnh thoát nước tránh ngập úng khi mùa mưa đến. 

Luống gieo hạt bồ đề phải đập tơi đất, xoa phẳng, rắc phân chuồng như đã kể trên, trộn đều với đất, tưới nước ẩm luống và đợi ngày gieo hạt. 

Xem thêm:  Cây Cúc Tần Ấn Độ

Đối với túi bầu: Đặt khoảng 2-3 hạt vào một bầu xếp thành 3 góc và dí xuống rồi vùi đất lại.

Đối với cách gieo ngoài luống: Gieo đều khắp mặt luống, gieo xong có thể rắc thêm lớp tro trấu mỏng lên mặt luống để tạo mùn xốp đất.

2. Cách chăm sóc cây

Sau khi gieo hạt bồ đề nên cho túi bầu gọn vào nơi ẩm mát và có ánh sáng nhẹ, đối với luống gieo cần phải làm giàn che nắng mưa tránh trôi hạt giống. 

Tưới nước là công việc cần làm sau khi gieo, những ngày sau đó nên tưới ít nhất một lần cho đến khi mầm nhú lên khỏi mặt đất. Thường xuyên nhổ cỏ cho luống gieo và nhổ bỏ những cây con kém chất lượng, cây bị bệnh, cây còi do gieo với mật độ dày. 

Khi mầm cao khoảng 5cm, pha phân vi lượng tưới đều lên luống và túi bầu để mầm cây bồ đề được cứng cáp, bộ rễ khỏe mạnh. Khi mầm cao khoảng 30cm là có thể đem trồng nơi đất mới.

Tiêu chuẩn cây giống bồ đề tốt: Thân cây thẳng, không bị tổn thương ở các bộ phận của cây, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh. 

Khi trồng cây bồ đề nơi đất mới nên trồng vào mùa xuân đến mùa thu, tránh trồng vào mùa đông cây sẽ không phát triển thậm chí có thể chết cây con khi nhiệt độ xuống thấp. Phải đảm bảo đủ ánh sáng và nước tưới thường xuyên. 

Cây bồ đề ít khi bị sâu bệnh hại cây, cây sinh trưởng nhanh, chịu hạn và chịu rét rất tốt. Mỗi năm bón phân cho cây khoảng hai lần để cây sinh trưởng nhanh, tăng sản lượng và  rút ngắn thời gian thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt khoảng 7 năm là cho thu hoạch, đường kính của cây to nhất có thể lên đến 30 – 40cm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bồ đề cảnh và cây lâm nghiệp, quá trình ươm trồng và chăm sóc cũng khá đơn giản. Cây phát triển nhanh, dễ khai thác và tiêu thụ sản phẩm, chúng ta nên tăng cường trồng giống cây này để đem lại bầu không khí trong lành hơn nữa đem lại nguồn thu nhập khá cao.

Video liên quan

Chủ Đề