Các thành phần trên màn hình laptop


Màn hình nền (Desktop)

    Màn hình nền là toàn bộ diện tích màn hình của máy tính. Trên màn hình nền thường có các biểu tượng, thanh tác vụ và các cửa sổ. Có thể xem màn hình nền như mặt bàn làm việc, còn các đối tượng trên như các vật dụng hay tài liệu đang đặt trên nó.

Các thành phần trên màn hình laptop

    Tuỳ theo từng máy tính và cách cài đặt của người sử dụng mà trên màn hình nền có thể chứa các biểu tượng khác nhau. Các biểu tượng thường thấy trên màn hình nền là:

-     My Computer: biểu tượng của tài nguyên có trên máy tính.

-     My Documents: biểu tượng của tư liệu chủ yếu được tạo ra và sử dụng thường xuyên.

-     Network Neighborhood: Biểu tượng của tài nguyên mạng.

-     Recycle Bin: Là nơi chứa tạm thời các tư liệu đã bị xoá trong Windows

    Trước khi bị xoá vĩnh viễn khỏi máy tính. Có thể coi Recycle Bin như là thùng rác của Windows. Người dùng có thể khôi phục lại các tư liệu này từ Recycle Bin khi cần thiết.

-     Shortcut của các ứng dụng khác nhau. Shortcut là hình ảnh đồ hoạ được liên kết với một ứng dụng hay đối tượng nào đó. Chúng thường được dùng đế khởi động ứng dụng hay mở đối tượng khi cẩn thiết.

Thanh tác vụ (Taskbar)

     Thanh tác vụ nằm trên cạnh dưới màn hình, giúp người dùng quán lý các chương trình đang chạy trên máy tính, nó thường chứa các bộ phận theo thứ tự trên hình dưới đây như sau:

-     Nút Start: là nút dùng để kích hoạt menu Start.

-     Vùng Toolbars: chứa một số biểu tượng dạng nút.

-     Task Manager: chứa biểu tượng thu gọn của các cửa sổ ứng với các ứng dụng đang được thực hiện.

-     System tray: Chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy thường trú và có thể chứa đồng hồ hệ thống.

Menu Start

    Bình thường menu Start sẽ chứa hầu hết các chương trình ứng dụng đã được cài đặt trên máy tính. Khi được kích hoạt sẽ xuất hiện hệ thống menu nhiều lớp, từ đó có thể: khởi động một ứng dụng, mở một tư liệu, thay đổi cấu hình hệ thống, tìm sự trợ giúp…

Chuột và sử dụng chuột trong Windows:

    Trong Windows nếu không có chuột (mouse) thì hiệu quả sử dụng sẽ không còn được như mong muốn. Chuột giúp cho người sử dụng thay đổi vị trí làm việc rất thuận lợi và linh hoạt.


Một chiếc máy tính chúng ta đang sử dụng được cấu thành từ các linh kiện, thiết bị thế nào. Có thể bạn đã biết nhưng có nhiều người chưa biết vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu cho bạn. Các thành phần cơ bản cấu tạo lên một chiếc máy bao gồm bộ xử lý trung tâm CPU (chíp) , RAM, ổ cứng, Mainboard, Nguồn và Card màn hình. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các thành phần này nhé.

1. CPU (Central Processing Unit)

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính,thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Nó được ví như bộ não của con người, là một bộ phận quan trọng trong máy tính và quyết định phần lớn độ mạnh của máy tính.

Các thành phần trên màn hình laptop

2. RAM (Random Access Memory)

RAM viết tắt của từ Random Access Memory là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ.

RAM hay còn gọi là bộ nhớ tạm thời, tức là mọi dữ liệu trên đây sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy. RAM cũng là một trong những bộ phận rất quan trọng trong máy tính và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính.

Trong quá trình máy tính làm việc, CPU sẽ không thể xử lý toàn bộ các tiến trình, công việc được mà cần RAM để lưu lại tạm thời những thông tin mà bạn vừa thao tác trên máy tính. Tránh việc CPU xử lý quá nhiều và không bị quá tải.

Các thành phần trên màn hình laptop

3. Ổ cứng (HDD hoặc SSD)

Ổ cứng là bộ nhớ của máy tính chứa toàn bộ dữ liệu của bạn, từ ổ hệ điều hành cho đến các chương trình, phần mềm, file văn bản… nói chung là nó sẽ lưu lại tất cả dữ liệu.

Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta thường sử dụng cho các máy tính Laptop và máy tính PC hiện nay đó là ổ HDD và ổ cứng SSD.

Ổ HDD thì được sử dụng rộng rãi và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ SSD nhưng tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD.

Thông thường ổ cứng SSD được sử dụng để cài đặt hệ điều hành cho máy tính và lưu trữ các chương trình phần mềm cần tốc độ nhanh để chạy.

4. Bộ nguồn (Power Supply hay PSU)

Nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ, ổ cứng, ổ quang và các thiết bị khác…, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.

Bộ nguồn sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều để sử dụng.

Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây nên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).

5. Card đồ họa (Graphics Card)

Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Bộ phận quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit) hay còn gọi tắt là GPU có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy tính.

Tóm tắt gọn hơn thì card đồ họa sẽ quyết định việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính đó là tốt hoặc kém.

6. Mainboard (Bo mạch chủ)

Các thành phần trên màn hình laptop

Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard/ Motherboard (hay còn được gọi tắt là Mobo hoặc Main) là một bảng mạch in đóng vai trò liên kết các thiết bị thông qua các đầu cắm hoặc dây dẫn phù hợp. Nhờ có bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và phát huy tối đa công năng đạt tới hiệu quả như mong muốn của chiếc máy tính.

Nó được ví như bộ xương của con người, nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất.

Tất cả các linh kiện từ RAM, CPU, ổ cứng, card âm thanh, card đồ họa, Pin,..đều được gắn lên Mainboard để máy tính có thể hoạt động được.

Phần cứng máy tính, laptop và ngay cả điện thoại di động đều có các thành phần cơ bản để có thể hoạt động như Mainboard, CPU, Ram, ổ cứng, màn hình,…. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính, laptop chi tiết.

Các thành phần trên màn hình laptop

Phần cứng máy tính bao gồm rất nhiều yếu tố bao gồm thiết bị đầu vào (bàn phím, chuột, scanner, webcam,…), bộ xử lý trung tâm (CPU), thiết bị đầu ra (màn hình, máy in, loa,…) và thiết bị lưu trữ. Như tiêu đề chúng ta sẽ tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính bao gồm Mainboard, CPU, Ram, ổ cứng, màn hình, Video card, nguồn. Các thành phần khác như chuột, bàn phím, loa, webcam, máy in,… sẽ không được tìm hiểu ở bài viết này.

Mainboard là thành phần quan trọng nhất cũng như phức tạp nhất trên máy tính, nó còn có một số tên gọi khác như Motherboard, bo mạch chủ,… Trên mainboard có các khe cắm cho bộ xử lý, bộ nhớ RAM và các khe mở rộng PCI, AGP, ISA. Lúc này nó sẽ kết nối tất cả các thành phần trên máy tính cũng như thiết bị ngoại vi lại với nhau trở thành một khối thống nhất có thể hoạt động được.

Các thành phần trên màn hình laptop

Khi tìm hiểu về Mainboard chúng ta cần chú ý đến 2 yếu tố là socket và chipset. Socket chỉ hỗ trợ đối với các dòng CPU nhất định. Nếu thông số socket trên mainboard và CPU không giống nhau thì bạn sẽ không thể lắp CPU đó lên Mainboard. Hiện nay hai nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel và AMD đều có những chuẩn Socket riêng cho các sản phẩm của họ.

Mainboard có 2 Chipset quan trọng là chipset cầu bắc – Northbridge và chipset cầu nam – Southbridge. Chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU và RAM, giữa CPU và VGA Card, … Cụ thể hơn, Northbridge đảm nhận nhiệm vụ phụ trách các bộ phận có tốc độ cao và quan trọng như CPU, RAM, và VGA. Còn Southbridge sẽ phụ trách các bộ phận còn lại như ổ đĩa, mạng, âm thanh, USB và nhiều thành phần khác.

Trên các Mainboard hiện đại thì người ta sẽ loại bỏ đi Northbridge mà chỉ giữ lại Southbridge. Các công việc của Northbridge bây giờ sẽ do CPU trực tiếp quản lý.

CPU hoặc với tên gọi đầy đủ Central Processing Unit là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Nếu như người ta gọi Mainboard là bộ xương thì CPU là bộ não của máy tính. CPU có trách nhiệm xử lý hầu hết các tác vụ, dữ liệu trên máy tính và nó không thể thiếu trên bất kỳ máy tính nào. Và một máy tính mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU, chính vì thế mà nó cũng là một trong những linh kiện đắt nhất trong máy tính.

Các thành phần trên màn hình laptop

Về cơ bản, CPU là một tấm mạch rất nhỏ, bên trong chứa một tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch. Tốc độ CPU được đo bằng đơn vị hezt (Hz) hay gigahertz (GHz), giá trị của con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh. Người ta thường so sánh giữa các loại CPU với nhau thông qua số lệnh mà chúng thực hiện được trong mỗi giây.

Như đã nói ở trên hiện nay hai nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel và AMD.  Trong đó Intel là nhà sản xuất CPU lớn nhất chiếm phần lớn với các dòng CPU phổ biến như Intel Pentium, Intel Celetron và Intel Core i. Intel Core i là dòng được sử dụng rộng rãi hơn so với 2 dòng còn lại với Core i3, Core i5, Core i7 và hiện nay là Core i9.

Với AMD thì sau một thập kỷ vật lộn với dòng CPU FX thì cuối cùng cũng ra mắt một dòng CPU có khả năng cạnh tranh với Intel là Ryzen. Ryzen là một dòng sản phẩm hoàn toàn mới của AMD với khá nhiều mẫu và nhánh CPU, trải đều khắp các phân khúc của thị trường. AMD Ryzen sẽ được chia làm 3 dòng chính bao gồm Ryzen 3, Ryzen 5 và Ryzen 7.

RAM viết tắt của Random Access Memory là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, tạo thành một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Các dữ liệu được lưu trữ trên Ram đều là tạm thời và sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy tính. Đây là thành phần quan trọng và không thể thiếu trên máy tính, nó được xem là trợ thủ của CPU.

Các thành phần trên màn hình laptop

Cũng là một loại bộ nhớ nhưng tốc độ truyền tải dữ liệu trên RAM nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng. Thậm chí ổ cứng thể rắn được cho là nhanh nhưng cũng sẽ phải cảm thấy hổ thẹn khi đo tốc độ so với Ram. Trong khi ổ cứng thể rắn có thể đạt được tốc độ truyền tải hơn 1000 MB/s, module RAM hiện đại vượt qua tốc độ 15000 MB/s.

Như chúng ta đã biết thì tất cả các hoạt động trên máy tính thì đều do CPU xử lý, nhưng nó sẽ không thể xử lý cùng lúc đồng thời nhiều công việc cùng lúc. Lúc này sẽ là nhiệm vụ của RAM, nó sẽ lưu lại tạm thời các dữ liệu mà chúng ta thao tác trên máy tính. Sau đó nó sẽ chuyển từ từ các dữ liệu đó vào CPU để nó xử lý. RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn. Do đó dung lượng RAM càng lớn thì khả năng đa nhiệm của máy tính càng cao.

RAM có những loại nào? Hiện nay Ram bao gồm các loại sau: DDR 1, DDR 2, DDR 3 và DDR 4. DDR 4 là loại Ram được sử dụng trên hầu hết tất cả các dòng laptop, máy tính mới được bán ra ở thời điểm hiện nay. Nó có xung nhịp và tốc độ vượt trội so với các loại Ram cũ.

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu cũng như hệ điều hành của máy tính. Nó sẽ lưu trữ mọi thứ từ phim ảnh, tài liệu cho đến những phần mềm, game được cài đặt trên máy tính đều được lưu trữ trên ổ cứng. Không giống như Ram, khi bạn tắt nguồn mọi thứ vẫn còn đó nên bạn không phải cài lại phần mềm hay mất dữ liệu khi tắt mở máy tính.

Các thành phần trên màn hình laptop

Có 2 loại ổ cứng thông dụng hiện nay là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive).

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, sử dụng một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay và một đầu đọc để đọc, ghi dữ liệu.  Ổ HDD hiện nay có 2 tốc độ quay chủ yếu là 5400 rpm hoặc cao hơn là 7200 rpm (số vòng quay càng cao thì ổ cứng hoạt động nhanh hơn đôi chút). Ngoài ra nó cũng được chia làm 3 loại Sata 1, Sata 2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s), Sata 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbp/s).

SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn có tốc độ đọc ghi rất cao, được phát triển để dần thay thế cho ổ HDD truyền thống. Với tốc độ đọc ghi cao, ổ SSD cho phép bạn khởi động hệ điều hành, mở ứng dụng, game nhanh hơn. Song song với điều này thì giá tiền của ổ SSD đắt hơn nhiều so với HDD, với số tiền mua ổ SSD 128Gb thì bạn có thể hoàn toàn mua được 1 ổ HDD 1Tb.

Card màn hình (Card đồ họa) chứa GPU để xử lý tất cả những gì liên quan đến hình ảnh, video và xuất lên màn hình hiển thị. Chúng sẽ mã hóa các đoạn mã bit 1 0 trong các chương trình game, phần mềm thành hình ảnh để hiển thị. GPU có thể xử lý hàng ngàn luồn dữ liệu cùng một lúc, nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ xử lý của CPU. Với một chiếc GPU càng mạnh thì tốc độ xử lý hình ảnh càng cao và khả năng chơi game, sử dụng các phần mềm nặng của máy tính bạn càng tốt.

Các thành phần trên màn hình laptop

Card màn  hình có 2 loại là card onboard và card rời. Trên các CPU Intel đều được tích hợp sẵn card onboard với tên gọi Intel HD Graphics. Card này không mạnh, chỉ đáp ứng các nhu cầu văn phòng bình thường nên được sử dụng trên các dòng laptop dành cho sinh viên và dân văn phòng.

Để chơi được những tựa game nặng hoặc sử dụng các phần mềm xử lý đồ họa thì bạn cần phải bỏ tiền ra mua những card đồ họa rời. Các card rời có mức giá khác nhau phụ thuộc vào sức manh của chúng. Nhưng nhìn chung chúng đều rất đắt đỏ, giá xấp xỉ bằng nửa giá trị của chiếc máy tính. Những mẫu laptop gaming tốt nhất hiện nay đều sử dụng những card đồ họa rời top đầu.

Khi chúng ta mua laptop thì chẳng ai quan tâm đến bộ nguồn làm gì vì nó đã được nhà sản xuất tính toán sẵn. Nhưng khi build một chiếc máy tính để bàn thì chúng ta cần chú ý đến nguồn vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như tuổi thọ của các link kiện bên trong.

Các thành phần trên màn hình laptop

Bộ nguồn sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều (110Vac/220Vac với tần số 50/60Hz) sang dòng điện 1 chiều điện áp +12V, – 12V, +5V, +3,3V… với dòng điện định mức lớn. Nó sẽ cung cấp điện cho các linh kiện bên trong máy tính hoạt động. Vì vậy bạn cần tính toán công suất sử dụng điện của các linh kiện để lựa chọn vộ nguồn phù hợp, nếu bị thiếu hụt điện năng sẽ gây ra các hiện tượng như tắt máy, restart liên tục và nặng hơn nữa là gây ra hỏng hóc.

Màn hình có 2 loại là màn hình gắn liền như trên các laptop hoặc máy All-In-One và màn hình rời sử dụng nguồn riêng biệt. Một số màn hình được tích hợp cảm ứng, chúng ta có thể thao tác bằng ngón tay trên màn hình tương tự như các thiết bị điện thoại. Màn hình có chức năng hiển thị hình ảnh được lấy từ tín hiệu do card đồ họa gửi đến.

Các thành phần trên màn hình laptop

Bạn có bao giờ nghe đến màn hình 4K, màn hình có tần số quét 144 HZ chưa? Đó đều là một trong những thông số để đánh giá chất lượng của một màn hình. Màn hình có nhiều cách để phân loại. Phân loại theo tấm nền được sử dụng bao gồm: LCD, CCFL, Twisted Nematic, IPS, OLED/AMOLED, Retina. Phân loại màn hình theo độ phân giải: HD, Full HD, 2k, 4K,… Và phân loại theo tần số quét (tốc độ làm tươi): 60 HZ, 120 HZ, 144HZ,….

Trên đây là những chia sẻ của Tuong.Me về các thành phần cơ bản của máy tính, laptop hiện nay. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp gì xin mời các bạn gửi ý kiến vào phần bình luận. Mình sẽ có gắng trả lời cho các bạn sớm nhất có thể.

Tham khảo: Internet