Các chi tiết về nhân vật Mị sau khi bị bắt làm dâu gạt nợ

Câu 1: Trang 14 sgk ngữ văn 12 tập 2

Tìm hiểu số phận và tính cách nhân vật Mị qua:

  • Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
  • Diễn biến tâm trạng và hành động

Bài làm:

Hình ảnh Mị qua cảnh ngộ bị bắt về làm dâu để gạt nợ, cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.

  • Mị xuất hiện trong lời kể về thời qúa khứ của cô là cô gái Mèo hoàn thiện, bông hoa ban thuần khiết của núi rừng Tây Bắc. Xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng Mị được thiên phú hình dáng và nhiều tư chất tốt đẹp. Mị không chỉ đẹp mà trong cô còn ẩn tàng sự yêu đời, ham sống, say sưa với mối tình đầu. Những ngày tháng tuỏi trẻ của cô trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố, trong âm thanh tuổi trẻ và sắc màu đêm hội đất mièn tây. Mỗi ngày sống, trái tim cô như tràn căng hồi hộp sung sưởng chờ nghe âm thanh tiếng sáo quen thuộc của người yêu. Cái đau đớn của số phận Mị bắt đầu từ một thứ tội truyền kiếp mãn tính của người nghèo, đó là không tiền của tất yếu sẽ trở thành nô lệ. Bố Mị vay tiền của Pá Tra - số nợ lãi đến khi mẹ cô chết mà bố vẫn không trả hết. Mị đã trở thành vật thế gán nợ và thành nô lệ trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế. Và cũng bắt đầu bằng một nguyên nhân đau đớn bi phẫn, đó là “lỗi” của người xinh đẹp với phẩm hạnh trắng trong. Mị trở thành cô con dâu gạt nợ, một thứ “hàng hóa” trao đổi.
  • Phản ứng của Mị những ngày đầu là mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc và định tự tử. Đây là phản ứng tự nhiên của cô gái trẻ yêu đời bỗng nhiên bị tước đoạt hết tự do; đồng thời cũng là phản kháng quyết liệt của con người ham sống muốn kiếm tìm một cuộc sống cho ra sống. Cuộc sống với tất cả tự nhiên của kiếp người chứ không phải vật vờ tồn tại trú ngụ cái rỗng không trong thể xác. Đã bao lần Mị định chết, thế nhưng điều đó thật xót xa. Mị muốn chết cũng không được chết. Bởi cô chết món nợ đó vẫn còn, và đương nghiên cha cô là người phải chịu món nợ đó. Vì thương cha, Mị đành tiếp tục sống.
  • Những năm tháng sống trong nhà thống lí Pá Tra là chuỗi ngày địa ngục, Mị xuất hiện trong không gian ấy như một cái bóng, suốt ngày cúi mặt im lặng. Đó vẫn chưa phải nỗi đau đớn thật sự. Nhà văn đã tìm ra sự thê thảm của nhân vật, đó là ý chí của Mị bị mài mòn. Trong đầu Mị, những suy nghĩ khát vọng, âm thanh sắc màu thời xưa cũ đã mờ chìm; thay vào đó là cái phải nhớ, quanh quẩn lặp đi lặp lại tẻ ngắt như một vòng tròn nặng nề không lối thoát: " Mỵ cúi mặt không nghĩ nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt … con ngưạ, con trâu làm còn có lúc nghỉ ..đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu làm việc cả đêm cả ngày".
  • Cùng với công việc nặng nhọc triền miên là sự hành hạ trực tiếp của cha con thống lí trên thân xác, bản thân Mị bị đánh, trói và từng chứng kiến không biết bao nhiêu người bị hành hạ đến chết. Ý chí của Mị dần bị đè bẹp dưới sức mạnh tàn bạo thời trung cổ, mà hệ quả của nó là làm cho nỗi cay đắng đen tối luôn đọng lại đặc quánh trong Mi.Cô tự rút ra kết luận: mình không bằng con ngựa. Và rồi hành động của cô tê liệt : lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
  • Tuy nhiên nỗi đau khổ tinh thần mới là thật sự là nỗi đau tê tái, nó biến Mị thực sự trở thành “con vật”mang tên người. Mất tình yêu đầu là nỗi đau tinh thần quá khứ, nhưng đau hơn, xót hơn là Mị không được phép nghĩ về nó; bởi mỗi ý nghĩ về tình xưa ở nơi cô đồng nghĩa với sự phạm tội ghê gớm. Chúa đất miền núi và tập tục cúng ma do chúng lập nên, đã ràng buộc một cô gái có chồng và Mị sống song tồn với một ý nghĩ : Mình đã " trình ma nhà thống lý thì chỉ có còn cách chết rũ xương ở đây. Tô Hoài đã sắc sảo nhìn thấy việc tập tục mê tín thần quyền bắt tay với giai cấp thống trị tạo ra một thứ "thuốc phiện tinh thần" trói chặt đời Mị nô dịch tinh thần cô.
  • Mị bị cấm đoán trong việc hoà nhập cộng đồng. A sử trói Mi , dùng bạo lực quyết liệt tách Mị ra khỏi thế giới con người . Vì vậy, bên trong thể xác tơi tả của Mị là tâm hồn cô đơn trống rỗng, nếu còn một mảnh nhỏ cũng bị cào nhàu nát. Thể xác ấy, tâm hồn ấy bị giam hãm trong không gian chật hẹp tù đọng, làm cho nỗi đau thêm chồng chất, sự bất lực đến cực cùng. Tô Hoài xây dựng đoạn truyện đầy ẩn dụ về căn buồng của Mị. Nhà văn giúp người đọc hình dung được nỗi đau tột cùng của kiếp người nô lệ.
  • Trong không gian oi ngạt ấy, thời gian như ngưng đọng. Trước mắt Mị chỉ là sắc màu hoàng hôn dài đằng đẵng buồn tẻ, tê tái. MỊ thực sự không còn sống nữa mà chỉ còn là một sinh thể tồn tại chậm chạp bước về cõi chết. Cách áp chế ấy của gia đình thống lý Pa tra, đã tạo ra những hệ quả ghê ghớm, nó đập vỡ biến dạng tâm hồn vốn trong như pha lê của cô gái trẻ trung yêu đời là Mị.

Diễn biến tâm trạng và hành động

  • Mị là cô gái có sức sống mãnh liệt, cuộc sống bị trà đạp tủi cực như vậy nhưng không làm mất đi khát vọng sống của cô. Sức sống ấy tồn tại trong cô gái trẻ, nó giống như lò than hồng âm ỉ cháy chỉ cần một cơn gió thổi lên là bùng thành ngọn lửa. Ngọn lửa ấy bùng cháy trong đêm tình mùa xuân. Mị muốn đi chơi và quyết định đi chơi. Mị sống lại với những ký ức tuổi xuân, Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi "mày có con trai con gái rồi/ mày đi làm nương/ ta không có con trai con gái/ ta đi tìm người yêu". Tiếng chó sủa xa , những đêm tình mùa xuân đã tới. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Mị say và rồi cô sống lại những ngày về trước, Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê và đi theo Mị. ... Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Khi thức tỉnh, Mị ý thức được cuộc sống của mình, về thân phận của mình. Vì ý thức được nên Mị muốn chết để thoát khỏi cái cuộc sống này. Và cuối cùng Mị quyết định đi chơi. '' trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía vách".Bị trói nhưng Mị không biết bởi hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo trong những cuộc chơi và vùng bước đi. Nhưng vì bị trói, không đi được Mị lúc này mới tỉnh và biết mình bị trói.
  • Sau cuộc nổi loạn trong đêm tình mùa xuân, cuộc sống của Mị càng bị o ép trói buộc hơn. Những đêm mùa đông dài trên núi cao Mị chỉ còn biết thức với ngọn lửa. Sống với ngọn lửa với tâm trạng cô đơn. buồn tủi cho số kiếp của mình. Những tưởng cô gái ấy lại tiếp tục cam chịu, tiếp tục chấp nhận cuộc sống mê muội nơi nhà Pá Tra. Thế nhưng vì lòng thương người, Mị cứu A Phủ và vì sợ chết Mị chạy theo A Phủ và giải thoát cho mình [từ chỗ ban đầu cũng thấy A Phủ bị trói vẫn bình thường, dưng dưng. Nhưng trong đêm cuối ở nhà Pá Tra nhìn thấy giọt nước mắt A Phủ thì Mị vì thương A Phủ, có những hành động đổi khác. chặt dây trói cứu A Phủ. Nhưng rồi vì sợ chết, sợ cha con thống lí biết Mị cứu A Phủ cũng sẽ giết cô. Vì thế, cô quyết định chạy theo A Phủ.
  • Như vậy, qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị. Ta thấy rõ, Mị là cô gái có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cô gái có lòng thương người.

Cập nhật: 07/09/2021

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị khibị bắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống líPá Tra đến khi thoát khỏi Hồng NgàiNgười đăng: Anh Thư - Ngày: 20/03/2018Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện trong cảnh ngộ khi bịbắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.Bài làm:Tô Hoài là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát vàdiễn tả về những số phận con người miền núi. Đó là những người dân lao động vùng caoTây Bắc không chịu sự đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối; họ vùng lên phảnkháng, đi tìm cuộc sống tự do. Sức sống tiềm tàng đó được thể hiện mạnh mẽ trong tácphẩm “Vợ chồng A Phủ”, thông qua nhân vật Mị, khi cô lâm vào cảnh ngộ bị bắt làm dâu gạtnợ trong nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu lao động, yêutự do. Khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí, Mị phải chịu một cuộc sống đầy tủi nhục, thốngkhổ. “Lúc nào cô cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” Bởi cô là cô dâu gạt nợ, nạn nhân củachính sách cho vay nặng lãi. Để rồi cô bị tước đoạt tuổi trẻ, tự do, bị đối xử như nô lệ. Mỗingày, Mị càng không nói, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.Dù cuộc sống thống khổ, nhưng Mị vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, sức sốngấy của Mị trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân. “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianhvàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem raphơi trên mỏm đá xòe như con bướm, sặc sỡ... tiếng trẻ con nô đùa...” Mùa xuân ấy rộn rãâm thanh và màu sắc, là dấu hiệu cho sự bừng tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân. Đầutiên, sức sống ấy được hồi sinh khi Mị nghe thấy tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã cótiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi...” Tiếng sáo ấy chạm vào tâm hồn của Mị, khiến Mị nhớ lạinhững ngày xuân thật đẹp của quá khứ. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Tiếngsáo ấy như ngọn gió thổi vào lòng cô, khiến cô nhẩm lại lời của người đang thổi sáo:“Mày có con trai con gái rồiMày đi làm nươngTa chưa có con trai con gáiTa đi tìm người yêu”Đã lâu rồi Mị không hát, thế mà cô vẫn thuộc. Dường như Mị vẫn chẳng thể quên đượcnhững ngày tươi đẹp nhất, trái tim vẫn chẳng thể nguội lạnh trước cuộc đời ngoài kia.Tiếng sáo ấy khiến Mị lén lấy hũ rượu. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấynhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.”Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điềuđó thể hiện được khát khao tự do của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồicô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không cólòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đãnhận ra trong tư tưởng của mình có sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sốngnày nữa. Sức sống mãnh liệt còn thể hiện mạnh mẽ hơn khi Mị đi đến quyết định: Bỏ nhà đitheo cuộc chơi. Mị làm đẹp cho bản thân mà không để ý đến thái độ của A Sử, Mị hànhđộng thản nhiên, nhưng đau đớn thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị đã dập tắtđi cái khát vọng sự trỗi dậy đó của Mị. A Sử trói Mị, nhưng lúc này đây, Mị đâu còn sốngbằng tâm hồn của mình. Hồn Mị đang “đi theo những cuộc chơi những đám chơi”. Tâm hồncô đang ngập tràn tiếng sáo, tiếng sáo ấy nhập vào hồn Mị, khiến nàng quên đi rằng mìnhbị trói. Nhưng rồi “tay chân đau không cựa được”, Mị đau đớn tủi nhục, quay về với cuộcđời hiện thực. Có một chi tiết đắt giá đã lóe lên trong tâm trạng của cô: Mị tỉnh dậy và nhớlại câu chuyện của người đàn bà bị chồng trói chết trong căn nhà này. Mị sợ, Mị “cựa quậyxem thử mình còn sống hay đã chết”. Nàng vẫn còn biết sợ, và đó chính là biểu hiện củalòng ham sống. Sức sống ấy vẫn đang âm ỉ cháy trong tâm hồn nàng, dù có bị vùi dập nhưthế nào đi nữa.Sức sống tiềm tàng của Mị lại bùng lên lần nữa trong đêm cởi trói cho A Phủ. Cùng lànạn nhân của chính sách cho vay nặng lãi, nếu Mị trở thành cô dâu gạt nợ, thì A Phủ trởthành trâu ngựa cho nhà Pá Tra. Họ là nô lệ, ăn đời ở kiếp cho lũ nhà giàu, để rồi khi conbò bị hổ bất mắt, A Phủ bị hành hạ, bị treo lên cột, bỏ mặc đến chết. Lúc đầu, Mị chứngkiến mọi thứ bằng đôi mắt vô cảm. Dường như Mị đã mất đi lòng nhân ái giữa người vớingười, Mị lạnh lùng nhìn A Phủ bị hành hạ. Sau đó, khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủchảy xuống, Mị bỗng động lòng, trái tim của nàng thức tỉnh. Mị hình dung lại chuỗi ngày dàidằng dặc của cuộc đời mình, để rồi thấy A Phủ sao mà giống mình thế, phải chịu cảnh đaukhổ, tàn nhẫn, kiếp sống trâu ngựa đầy bất công, phi lí. Mị nguyền rủa: “Chúng nó thật độcác.”Trái tim nhân ái của Mị đã thôi thúc nàng phải cứu A Phủ, dù cho nếu A Phủ chạy thoát, thìcó thể người phải chết trên cột sẽ chính là nàng. Nhưng giờ đây, sức sống tiềm tàng đãkhiến Mị khao khát được tự do, để rồi Mị quyết liệt cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ. Đó làchính là vẻ đẹp của một tâm hồn khát khao được sống, được giải phóng bản thân mình.Hành động cắt sợi dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt sợi dây trói buộc của đời mình, giảithoát khỏi cường quyền và thần quyền. Hành động này là một bước chuyển tâm lý, một sựtrỗi dậy mạnh mẽ, một quá trình hiện thực hóa nhận thức, đưa cô Mị từ sức sống tiềm tàngtrở thành người tự giải thoát chính mình. Qua đó, ta thấy được giá trị nhân đạo trong ngòibút của Tô Hoài. Ông nâng niu từng phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, cứu vớt họ từ nhữngbi kịch cùng quẫn, đau thương...Về nghệ thuật, nhân vật Mị được khắc họa chân dung, tính cách thông qua ngôn ngữ giàuchất thơ cùng phong cách trần thuật hấp dẫn, xây dựng nhân vật với diễn biến nội tâm đadạng, phong phú. Hành trình khám phá nhân vật Mị là hành trình trải nghiệm của nhữngcung bậc cảm xúc. Đó là những điều đã làm nên một nhân vật Mị có sức sống tiềm tàng vàhành động dứt khoát. Mị là một hình tượng điển hình cho những người dân nghèo vùngcao thấp cổ bé họng, sống trong cuộc sống ngột ngạt dưới ách thống trị của những ngườicầm quyền giàu có nhưng mất nhân tính. Tô Hoài thấu hiểu được điều đó, ông đặt tìnhcảm, niềm cảm thương của mình vào nhân vật Mị, với ước mong rằng những người khổđau sẽ tìm được con đường giải phóng bản thân.Như Maxim Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, ngòi bút của Tô Hoài thấm đẫm giátrị hiện thực và giá trị nhân đạo. Ông đã lặn xuống những kiếp người cùng khổ để thấu hiểuđược nỗi đau, từ đó khám phá ra sức sống tiềm tàng ẩn sâu bên trong tâm hồn của họ.

Video liên quan

Chủ Đề