Ca sĩ thanh trì là ai?

Châu Tinh Trì [sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962] là nam diễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất nổi tiếng Hồng Kông. Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vĩnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long. Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất. Đổ thánh [All For The Winner], bộ phim đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của Châu Tinh Trì.

Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB [thuộc tập đoàn Thiệu Thị] năm 1982 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB. Trong hơn 5 năm, anh cũng tham gia vào một số phim truyền hình của TVB nhưng không có vai diễn nào nổi bật và Châu vẫn chỉ là một diễn viên ít được chú ý. ể hiện những cảnh diễn nội tâm của nhân vật rất tốt và anh đã được trao giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của Hội phê bình điện ảnh Hồng Công cho vai diễn này.

Từ năm 1994, Châu đã bắt đầu tự viết kịch bản và đạo diễn cho một số bộ phim. Bộ phim Đội bóng Thiếu lâm đã phá vỡ kỉ lục doanh thu tại Hồng Kông năm 2001, kỉ lục này lại tiếp tục bị vượt qua bởi bộ phim tiếp theo của Châu là Tuyệt đỉnh công phu năm 2004.

Tháng 7 năm 2006, Châu bắt đầu làm bộ phim mới nhất của anh là CJ7/A Hope [Trường Giang số 7] tại Ninh Ba, Chiết Giang. Có nguồn tin cho rằng đây là bộ phim Trung Quốc có kinh phí cao nhất từ trước đến nay, khoảng 100 triệu NDT [khoảng 13 triệu USD].

Giải thưởng và đánh giá

Đã từ lâu Châu Tinh Trì được coi là Vua phim hài Hồng Kông, các vai diễn của anh càng về sau càng được đánh giá cao và các bộ phim của Châu không chỉ thành công về mặt thương mại mà cũng dần được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật. Thống kê cho thấy trong vòng 20 năm từ 1985 đến 2005, những bộ phim do Châu đóng vai chính đã đạt doanh thu 1,3 tỉ HKD [gần 200 triệu USD], xếp thứ hai trong số các diễn viên Hồng Kông chỉ sau Lưu Đức Hoa [1,7 tỉ] và trên cả Thành Long cùng các ngôi sao khác.

Châu Tinh Trì cũng đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh ở cả vai trò đạo diễn và diễn viên:

  • Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông [HKFA]
  • Phim tuyệt đỉnh công phu
  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai A Tinh trong Đội bóng Thiếu lâm
  • Giải thưởng điện ảnh của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông
  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Phim hay nhất cho phim Đội bóng Thiếu lâm
  • Diễn viên nam chính xuất sắc nhất cho vai Tôn Ngộ Không trong Tân Tây Du Kí
  • Giải thưởng điện ảnh Kim Mã [Đài Loan]
  • Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu
  • Phim hay nhất cho phim Tuyệt đỉnh công phu.Đã có ba phần phim Học trường Uy Long rất là nhiều fan hâm mộ.Ba phần phim vào năm 1991,1992,1993.Lúc đó,anh nổi tiếng
  • Tại lễ bầu chọn 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong 100 năm tổ chức ngày 27 tháng 3 năm 2005, Châu Tinh Trì có hai bộ phim mà anh vừa đạo diễn vừa là diễn viên chính được lọt vào danh sách, đó là bộ phim Tân Tây Du Kí xếp thứ 19 và bộ phim Đội bóng Thiếu lâm xếp thứ 76.
  • Năm 2003, Châu Tinh Trì đã được tạp chí Time bình chọn là một trong những Anh hùng châu Á của năm.
  • Châu Tinh Trì thường chọn những nữ diễn viên trẻ tuổi và chưa thành danh để diễn xuất cùng ông, đặc biệt là những vai lãng mạn, và hầu như những diễn viên này đều trở nên thành công cho dù là ở lĩnh vực phim ảnh hay âm nhạc. Những nữ diễn viên đó được gọi chung là "Tinh nữ lang", bao gồm Mạc Văn Úy, Trương Mẫn, Chu Ân, Lý Gia Hân, Chung Lệ Đề, Lương Vịnh Kỳ, Trương Bá Chi, Huỳnh Thánh Y.

Chính Châu Tinh Trì là người đã khuyên Lương Triều Vĩ tham gia vào ngành công nghiệp giải trí, để rồi sau đó Lương Triều Vĩ thậm chí còn trở nên nổi tiếng trước cả Châu Tinh Trì.

Các phim của Châu thường có một vai diễn nhỏ, một người đàn ông xấu xí giả gái vừa chạy vừa ngoáy mũi, vai diễn luôn do một người bạn của Châu tên là Lee Kin Yan - Lý Kiện Nhân thủ vai.

Trái ngược với những vai diễn hài hước và thường hay khoác lác trên phim, Châu Tinh Trì ở ngoài đời có cuộc sống rất kín đáo và luôn cư xử rất nghiêm túc.

Châu Tinh Trì rất hâm mộ bộ truyện tranh Nhật Bản Bảy viên ngọc rồng. Do đó, anh không ngần ngại tham gia sản xuất phim Dragonball Evolution của điện ảnh Hoa Kỳ.

Thần tượng của Châu Tinh Trì là nam diễn viên điện ảnh Lý Tiểu Long, rất nhiều phim của anh mang phong thái Lý Tiểu Long.

Hiện nay tài sản của Châu Tinh Trì đã vượt quá 80 triệu USD, nhưng phần lớn số tiền này anh kiếm được thông qua kinh doanh địa ốc chứ không phải đóng phim.

Lưu ý những phim sau đây là thập niên 80 khi Châu Tinh Trì bước vào nghề 1982 Số mạng kẻ lãng tử 1982 Tô khất nhi 1982 Thiên long bát bộ 1983 Bắc đẩu song hùng 1983 Anh hùng xạ điêu . 1989 Cái thế hào hiệp Đây là những bộ phim truyền hình đài TVB

Đạo diễn Thành Trí tên thật Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1936 tại Thạnh Trị, Sóc Trăng. Ông vừa mất vào ngày 8/5 tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi. Với những người làm nghề lâu năm, nghệ sĩ Thành Trí là một cái tên được nhiều người trân trọng. Bởi ông là một trong những nghệ sĩ kì cựu của sân khấu Việt Nam.

Nghệ sĩ Thành Trí tham gia những vai diễn đầu tiên từ năm 1957 của đoàn kịch nói Nam Bộ, là người thầy đáng kính của những nghệ sĩ tài năng như Thành Hội, Thanh Hoàng, Xuân Hương, Đoàn Khoa, Công Hậu… Ông là một đạo diễn đồng thời cũng là một diễn viên được nhiều khán giả yêu thương. Vai diễn mà nhiều người mến mộ là vai ông hội đồng trong “Người đẹp Tây Đô”. Những vở diễn của ông dàn dựng cũng góp phần tạo dựng tên tuổi của một lớp diễn viên trẻ thời ấy như Cát Phượng, Anh Vũ, Hoàng Sơn…

Ông bệnh tim mạch, rồi tai biến, rồi nằm một chỗ đã vài năm nay. Tuổi cao, đầu óc nhiều khi không minh mẫn, nhưng cứ nhắc về sân khấu là ông rất vui bởi sân khấu đã gắn liền với cuộc đời của ông ở cả vai trò người thầy và người làm nghề.

Vợ nghệ sĩ Thành Trí kể: “Ổng coi vậy chứ vẫn mê sân khấu lắm, mấy bữa chưa lẫn và còn đi được, cứ nghe câu lạc bộ cựu sinh viên Nghệ thuật Sân khấu họp hoặc ai mời đi xem kịch là ông lại rất vui vẻ tham gia, thích xem các đồng nghiệp của mình trên sân khấu với một sự hào hứng lạ lùng. Về sau bệnh nặng, nằm một chỗ, khi lẫn khi tỉnh, nhưng hễ nhắc về sân khấu là ông nhớ như in, những câu chuyện về những học trò tài năng mà tình nghĩa luôn làm ông nở nụ cười hạnh phúc”.

“Ông không giàu, khi nằm xuống tài sản không có gì ngoài ngôi nhà để lại cho vợ con và các cuốn kịch bản được ông lưu giữ trong suốt thời gian làm nghề. Nhưng tôi nghĩ ông rất vui bởi ông có những học trò làm ông hãnh diện. Một nghệ sĩ ưu tú Thành Hội giờ cũng đã là một người đàn ông trưởng thành, gần sáu mươi tuổi, nhưng đến nhà thăm thầy, sẵn sàng nằm chơi, nói chuyện với thầy như một đứa con hiếu thảo. Ông mất, Thành Hội là người phụ thay đồ, chuẩn bị cho thầy từ cái áo, đôi vớ để “mang theo”.

Đạo diễn Đoàn Khoa thì tất bật lo cho thầy từ khi sức khoẻ suy giảm đến khi ông ra đi. Việc tang lễ ngoài gia đình, bằng hữu thì những ân tình của nhiều học trò làm tôi thấy hạnh phúc vì chồng của mình được nhiều người thương quý. Nhiều học trò trong trường lớp trước, lớp sau,có người còn chưa biết thầy, chưa làm việc với thầy nhưng nghe thầy bệnh nặng cũng chung tay đóng góp để lo cho thầy khi mất. Ân tình đó, đáng quý lắm!”, vợ ông chia sẻ thêm về ân tình các học trò đã dành cho chồng mình lúc sinh thời.

Nghệ sĩ Thành Hội là học trò của đạo diễn Thành Trí

Trên facebook nghệ sĩ Thành Hội cũng chia sẻ về thầy mình: “Em xin vĩnh biệt thầy Thành Trí. Thầy đã đã trao cho em hạt mầm nghệ thuật đầu tiên. Em đã gieo và cây đã mọc, đã lớn, sống xanh tươi suốt suốt 43 năm qua. Cầu mong thầy an lạc”. Chỉ vài dòng, nhưng ẩn trong những lời ngắn ngủi ấy là biết bao tình nghĩa, ân cảm của thầy trò suốt 43 năm của cuộc đời… Nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn - thầy giáo Thành Trí đã ra đi, nhưng những hạt mầm tốt đẹp mà ông trao lại cho các thế hệ học trò vẫn sẽ nảy mầm, tươi xanh để dâng cho đời những hương sắc lung linh nhất.

Diễn viên Công Hậu cũng dành lời trân trọng khi chia sẻ về nghệ sĩ Thành Trí: “Thầy là người trao gửi tôi những kiến thức đầu tiên trong hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật của mình”.

Anh kể, ngày đó trong lớp có 24 người thì anh là người dở nhất, không hiểu vai diễn, không diễn được. “Tôi khổ tâm lắm, tinh thần xuống dốc một cách trầm trọng, cứ nghĩ sẽ phải bỏ học chuyển sang hướng khác nhưng những lời thầy động viên đã khiến tôi thay đổi. Thầy nói: nghề diễn viên không phải tự nhiên mà thành, đó phải là sự lao động vất vả, tập luyện kiên trì, phấn đấu hết mình kết hợp với năng khiếu trời cho và luôn luôn cố gắng không ngừng mới đạt được. Thầy còn nói, thầy không có ngoại hình đẹp nhưng thầy có thể làm được nghề bởi chịu khó học hỏi, thấy cái hay của người ta thì phải biết dẹp bỏ tự ái mà xem, mà học, để tích luỹ kiến thức và luôn luôn sáng tạo. Muốn nổi tiếng có nhiều con đường nhưng muốn thành công thì chỉ có một bí quyết: cố gắng hết mình cho mỗi việc được nhận”.

Nghệ sĩ Công Hậu khẳng định, qua nhiều năm thăng trầm của nghề, anh vẫn luôn nhận thấy lời thầy rất đúng, nhờ sự cố gắng không mệt mỏi Công Hậu đã vượt qua được vài bạn trong lớp của mình và sống với nghề được đến giờ này.

“Tôi thấy biết ơn vô cùng sự tận tâm của thầy đã dành cho tôi và các bạn học trò ngày đó”, Công Hậu xúc động.

Nghệ sĩ Cát Phượng đã chia sẻ: “Thầy Trí! Thầy là bậc Thầy mà con tôn kính dù con chưa được học thầy ngày nào nhưng con biết, thầy là người tận tuỵ, yêu thương học trò và thầy luôn cười, luôn vui vẻ khi nói chuyện với bất kỳ học trò nào. Nay, con xin cúi đầu chào tiễn biệt thầy. Người Thầy đánh kính của con”.

Tang lễ của NSƯT Thành Trí được tổ chức tại nhà tang lễ TPHCM [Số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3]. Lễ động quan diễn ra vào lúc 6h ngày 11/5, sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Đạo diễn Thành Trí tên thật Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1936 tại Thạnh Trị, Sóc Trăng. Cả cuộc đời ông đã dành cho sự nghiệp sân khấu và ông đã được nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba năm 1985

- Huy chương "Chiến sĩ văn hóa" năm 1981; Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt - Hàn" năm 1999

- Huy chương "Vì sự nghiệp văn hóa tư tưởng" năm 2001

- Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993

Băng Châu

Video liên quan

Chủ Đề