Bước đầu hình thành xã hội học tập

Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia

[ĐCSVN] - Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, trong 8 năm qua, Đề án "Xây dựng xã hội học tập" đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, đem lại hiệu quả thực tiễn, có những bước phát triển cho việc hình thành xã hội học tập.

Ngày 18/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc triển khai Đề án; trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu, giải pháp cho việc xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” diễn ra ngày 18/6. Ảnh: Thế Đại

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Sau 8 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó nòng cốt là cơ sở giáo dục thường xuyên được phát triển và mở rộng. Hiện cả nước có 17.459 cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó có 71 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 619 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; 10.469 trung tâm học tập cộng đồng; 5.642 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 658 cơ sở, trung tâm thực hiện giáo dục kỹ năng sống.

Số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục cũng tăng nhanh, đặc biệt là hệ thống trung tâm tin học, ngoại ngữ. Điều này đã hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, giáo viên và mọi người dân theo hướng xã hội hoá. Trong 8 năm qua, có 8,4 triệu học viên đã tham gia các lớp học của những trung tâm này; riêng học viên ngoại ngữ là 7,1 triệu người. Mạng lưới cơ sở đào tạo thực hiện phương thức đào tạo từ xa, các cơ sở học tập thường xuyên của cơ quan, tổ chức, công ty... để bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động cũng đã được hình thành và phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” đã đóng góp quan trọng vào kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Theo đó, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở mức độ 1; 21/63 tỉnh, thành phố [33,3%] đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và 11/63 tỉnh, thành phố [17,5%] đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2; 3 tỉnh là: Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở mức cao nhất - mức độ 3.

Về xóa mù chữ, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; trong đó, 34/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Trong 8 năm qua, các địa phương đã tổ chức xóa mù chữ cho trên 300 nghìn người trong độ tuổi 15-60.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án. Trong đó, nhận thức và trách nhiệm đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị… còn chưa đồng bộ, đúng mức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số nơi chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế...

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp trọng tâm của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, trên cơ sở tiếp nối kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn thời gian qua.

Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đặt mục tiêu tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập theo hướng hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, bảo đảm đến năm 2030, mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục suốt đời có chất lượng. Điều này góp phần thực hiện thành công khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Thế Đại.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, việc xây dựng xã hội học tập không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà của cả xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó, vai trò của Bộ GD&ĐT là nòng cốt. Trong 8 năm qua, Đề án Xây dựng xã hội học tập đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, đem lại hiệu quả thực tiễn, có những bước phát triển cho việc hình thành xã hội học tập.

“Trước khi xây dựng được một xã hội học tập suốt đời, cần phải xây dựng được mỗi con người, mỗi cá nhân học tập suốt đời. Khả năng tự học, tự tích lũy kỹ năng của bản thân chính là một thứ năng lực gốc rễ để trang bị những kỹ năng, năng lực khác. Một dân tộc mà thiếu những con người tự học tập thì đó là một dân tộc thiếu năng lực để giải quyết vấn đề của mình. Nếu chúng ta có một xã hội học tập phát triển, năng động thì đó cũng được coi là nguồn lực của quốc gia. Do đó, phát triển xã hội học tập tốt cũng là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nói về những công việc trọng tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cập đầu tiên đến việc cần xác định thật rõ vai trò của các thành tố và các bên liên quan đến công cuộc phát triển xã hội học tập; trong đó, thông qua hệ thống truyền thông, hoạt động xã hội, đoàn thể. Trong các khâu cần đẩy mạnh, tác động, dẫn dắt, vai trò của cá nhân trong phát triển xã hội học tập là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần nhận thức được nhu cầu học tập để tự phát triển bản thân. Từng cá nhân phải được hỗ trợ, thúc đẩy, ghi nhận trong phát triển học tập.

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục phải đóng vai trò nòng cốt; các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội học tập. Hệ thống trường đại học và các trường nghề cũng hướng đến trang bị kiến thức căn bản, cốt lõi, khả năng tự học, khả năng thích ứng.

Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát các mô hình để đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, để củng cố từng thành tố tham gia phát triển xã hội học tập./.

Mỹ Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Kỷ niệm ngày khai trường đầu tiên trên quê hương mới giải phóng
  • Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội: Học sinh hân hoan chào đón năm học mới
  • Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dự lễ khai giảng năm học mới 2022-2023
  • Năm học mới là năm trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông
  • Hơn 350.000 học sinh các cấp Quảng Nam tham dự Lễ khai giảng
  • Hơn 2,2 triệu học sinh Thủ đô háo hức đến trường khai giảng năm học mới
  • Đồng chí Đinh Tiến Dũng đánh trống khai giảng năm học mới

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Công dân học tập là thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập

Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, hội khuyến học 63 tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học giáo dục…

Trong những năm qua, Việt Nam đã chú trọng đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo thống kê, tỉ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam mới đạt được 30%, năng suất lao động chất lượng cao còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Do đó, xây dựng mô hình "Công dân học tập", "Đơn vị học tập" là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong sự phát triển. Trong bối cảnh kinh tế số, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực tại chỗ cần phải được đẩy mạnh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào đầu tư phát triển nền giáo dục hiện đại, giáo dục mở thời đại số, tạo ra sự bình đẳng ai cũng có thể học hành. Do vậy, mỗi tổ chức, cơ quan, cần có biện pháp phù hợp để thúc đẩy với chủ trương mô hình công dân học tập, học tập suốt đời trong nhân dân. Đặc biệt là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các cấp quản lý, cán bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Các đại biểu cho rằng việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập - Ảnh: VGP/Đình Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: "Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chỉ đạo hệ thống tuyên giáo phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học và các cơ quan có liên quan cùng nhau chắt lọc những kết quả nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn tham mưu với Đảng, Nhà nước về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức học tập, ý thức tự học thường xuyên, học suốt đời… học mọi nơi mọi lúc, để nâng tầm trí tuệ, trình độ kỹ năng của từng công dân học tập, thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập".

Các đại biểu tại hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực theo mô hình "Công dân học tập" ở các ngành, các lĩnh vực, các nhóm đối tượng lãnh đạo, quản lý, người lao động, nhất là chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Để cụ thể hóa việc thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng "Xã hội học tập" từ cơ sở, nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ, các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập. Đồng thời triển khai đồng bộ các mô hình học tập phù hợp từng ngành, từng lĩnh vực làm nòng cốt lan tỏa tới "Công dân học tập" .

Thực tế cho thấy, những khó khăn về công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường bị ô nhiễm... sẽ được giải quyết nếu biết sử dụng, bồi đắp, làm giàu nguồn vốn là lực lượng nhân lực dồi dào và đầy ắp trí thông minh - những người đủ năng lực làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần chú trọng hơn nữa các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục là một quá trình, có những việc phải 10 năm sau mới có kết quả. Trong quá trình đổi mới giáo dục từng bước một, khi chưa hoàn thành thì vẫn còn điểm này, điểm kia. Nhưng điều quan trọng là khi nghị quyết của Trung ương, những nghiên cứu khoa học đủ chắc chắn, phù hợp với xu thế thế giới thì phải có kiên định chiến lược, kiên nhẫn thực hiện. Đồng thời, phải gắn chặt với điều kiện trong nước về hệ thống chính trị, truyền thống văn hoá, trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

"Khi người dân, xã hội còn quan tâm, góp ý thì đó là may mắn cho những người làm công tác giáo dục có động lực để sửa mình, để phát triển", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Theo Phó Thủ tướng, nhìn lại suốt mấy chục năm qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, toàn diện. Các bậc học [mầm non, phổ thông, dạy nghề, đại học] đều có bước tiến bộ. Các giải pháp đổi mới đã theo xu thế rất tốt.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra rất nhiều giải pháp toàn diện. Bên cạnh việc tập trung vào các nhiệm vụ đổi mới trong nhà trường, thì liều lượng dành cho các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường cần được chú trọng hơn nữa.

Qua các ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng nhận định các cấp, các ngành đang tích cực thực hiện Quyết định 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".

Trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị, chính quyền, đoàn thể cần vào cuộc, bằng các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải học tập suốt đời. Không chỉ người dân mà từng cơ quan, đơn vị cũng thấy rằng phải học tập để duy trì, đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để xây dựng xã hội học tập, công dân học tập thì phải làm sao để người dân thấy cần thiết phải học, thích học và có điều kiện học tập thuận lợi - Ảnh: VGP/Đình Nam

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng phải làm sao để mỗi người thích học, thông qua nhiều giải pháp như xây dựng phong trào vận động xây dựng xã hội học tập, tôn vinh những người có kiến thức, hiểu biết, khơi dậy sự sáng tạo, đóng góp của người dân trong mọi hoạt động của đời sống văn hoá, xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành làm tốt hơn nữa việc tạo điều kiện thuận lợi để người lớn học tập, từ xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để hệ thống giáo dục mở thực sự, phát huy tối đa các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, cho đến chương trình để người lao động được học tập thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời cần lưu ý đến những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như người khuyết tật, người có khó khăn, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Đình Nam


Video liên quan

Chủ Đề