Bón đạm cho lúa trong điều kiện nắng nóng sẽ như thế nào

Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

A. Mưa lũ

B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

Đáp án chính xác

C. Mưa rào

D. Nắng nóng

Xem lời giải

Sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả trong điều kiện thời tiết nắng nóng và hạn hán kéo dài trong vụ Hè Thu hiện nay

Thứ hai - 10/06/2019 08:17 2.089 0
Xu thế diễn biến của thời tiết đã và đang ngày càng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Hiện tượng nắng nóng, nhiệt độ không khí cao và hạn hán đã và đang xẩy ra hiện nay ở nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng. Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn thì từ tháng 3 đến hết cả mùa hè năm nay trời ít mưa, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,00C. Thậm chí có vùng cao hơn 1,5 - 2,00C. Cùng với nắng nóng là gió Nam Lào [gió Tây Nam] thổi mạnh gây khô hạn đất và hạn không khí.
Chính vì nắng nóng, gió Nam Lào thổi mạnh, hạn đất và hạn không khí sẽ là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón cho các loại cây trồng. Bình thường 1 kg đạm Urê bón cho cây lúa, cây lúa chỉ sử dụng nước 48 - 52%, số còn lại hòa tan trong nước và sau đó chủ yếu bốc bay theo hơi nước dưới dạng khí Nitơ vào trong không khí. Vì vậy hiệu quả của việc sử dụng phân bón trong vụ hè thu hay vụ mùa bao giờ cũng thấp thua hơn vụ đông và vụ xuân.
Để việc sử dụng phân bón trong vụ sản xuất hè thu - vụ mùa hiện nay có hiệu quả trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, nhất là hạn không khí, đề nghị bà con nông dân nên áp dụng mấy biện pháp sau đây:
Một, do yêu cầu khẩn trương về thời vụ gieo cấy. Vì vậy, vụ sản xuất hè thu và vụ mùa được bà con nông dân tiến hành ngay sau khi gặt xong lúa xuân. Do đó khâu làm đất không được cày bừa kỹ nhuyễn, ngâm ngấm, rơm rạ sau khi gặt lúa xong vất bỏ lại tại ruộng được máy cày bừa vùi dập luôn và sau đó cấy hoặc gieo sạ lúa lên. Cách làm này chỉ nhằm giải quyết đảm bảo kịp thời vụ. Cho nên sau gieo cấy cây lúa sinh trưởng phát triển kém. Lý do là vì đất cày bừa không kỹ nhuyễn, không có thời gian ngâm ngấm, rơm rạ vụ xuân để lại còn tươi. Vì vậy sẽ gây chua cho đất và nước, trong trường hợp này bón phân vào hiệu quả rất thấp và bón nhiều phân cây lúa vẫn kém phát triển. Để không gây ảnh hưởng cho cây lúa, bà con nông dân cần bón cho mỗi sào từ 15 - 20 kg vôi bột, bón sau khi gặt xong lúa xuân, bón xong cày bừa làm đất và nhờ có vôi để gốc rơm rạ tươi mau hoai, giảm chua đất, bón phân vào không bị môi trường đất và nước chua hạn chế hiệu quả của phân bón.
Hai: Không nên bón phân đơn [bón đạm, lân, kali riêng rẽ] mà chỉ nên bón phần hỗn hợp NPK hàm lượng cao như NPK 16.6.8 để bón lót và NPK 15.5.20 để bón thúc. Vì sao vậy ?
Bón phân đơn, nhất là đạm, phân sẽ hòa tan nhanh trong nước và bay theo hơi nước vào không khí mất it nhất trên dưới 50%. Nhưng, nếu bón phân dưới dạng phân hỗn hợp NPK được vo viên nén chặt, sấy khô cùng với chất phụ da như than bùn hoặc các loại vật chất hữu cơ khác [bùn bã mía, mụn cưa, xơ bã sắn…], loại phân này khi bón vào đất tan chậm làm hạn chế quá trình mất đạm tự do theo con đường bốc hơi của nước.
Ba: Thời tiết trong vụ sản xuất hè thu và vụ mùa nắng nóng, nhiệt độ không khí cao. Vì vậy khi bón phân cần lưu ý:
- Bón lót trước khi gieo cấy nên bón đậm, bón từ 13 - 15 kg NPK loại 16-16-8 hoặc 25-30 kg NPK loại 8-10-3, bón xong nhất thiết phải bừa lại ít nhất 1 lần để vùi phân vào đất nhằm hạn chế mất phân.
- Bón thúc, bón sớm, bón ít và bón 2-3 lần. Lần 1 bón sau khi cấy 10-12 ngày, bón từ 7-8 kg NPK 15-5-20, lần 2 bón sau lần 1 khoảng 7-8 ngày, lần này bón từ 5-7 kg NPK loại 15-5-20 và lần cuối bón thúc đòng, lần này bón từ 5-6 kg NPK loại 15-5-20, bón vào ngày thứ 42 - 45 ngày kể từ ngày gieo mạ hoặc ngày gieo sạ đối với tất cả các giống lúa có thời gian sinh trường từ 95 - 100 ngày trong vụ hè thu - vụ mùa. Thời gian bón phân thúc tốt nhất bón vào các buổi chiều tối khi trời nắng và nóng giảm dần. Trường hợp trời có dấu hiệu chuyển mưa dông to thì tạm thời ngừng bón phân lại chờ mưa xong mới bón để đề phòng mưa to, nước lớn làm trôi mất phân.
Bốn: Nếu sử dụng 2 loại phân NPK 16-16-8 để bón lót và NPK 15-5-20 để bón thúc thì tuyệt đối không nên bón thêm bất kỳ một kg phân đạm nào nhằm đề phòng bệnh bạc lá do bón phân mất cân đối, nhất là đạm. Nếu là giống lúa chịu thâm canh, giống lúa có năng suất cao như: VT-NA6, VT-NA2, Thiên ưu 8, BC 15… bà con nông dân có thể bón thêm cho mỗi sao từ 2 - 3 kg Kali khi lúa đứng cái làm đòng. Phân Kali nên sử dụng đúng Kali Clorua của Ca na đa hoặc của Liên bang Nga. Loại phân này khô, không chảy nước, có màu đỏ pha trộn một số ít hạt trắng và khi bỏ vào tay xát mạnh tay vẫn sạch, màu đỏ không dính vào tay hoặc bỏ vào cốc nước phân sẽ tan nhanh không để lại váng trên mặt nước và không có bã đọng lại dưới đáy cốc. Đó đúng là phân Kali thật.

Doãn Trí Tuệ - nguồn TSKN

2. Cách sử dụng phân đạm hiệu quả

Lượng phân đạm bón cho cây lúa chỉ được cây hấp thụ khoảng 40%, lượng 60% còn lại thì 40% bị mất đi do bốc hơi, rửa trôi... và 20% còn lại thì lưu giữ trong đất có thể một phần được vụ tiếp theo sử dụng]. Vì vậy phải có cách bón để sao cho cây lúa hấp thụ được nhiều nhất bằng cách: điều chỉnh lượng đạm bón ở các mùa vụ khác nhau, đối với các chân đất, giống lúa khác nhau và vào thời điểm nào cho thích hợp... Việc bón phân đạm đúng lượng sẽ cho hiệu quả cao nhất. Lượng phân đạm cần bón còn phụ thuộc vào giá cả, hiệu quả tăng năng suất và tùy theo từng loại giống lúa. Việc bón phân đúng lượng sẽ cho thu nhập cao nhất.

Để sử dụng phân đạm cho lúa một cách có hiệu quả nhất cần áp dụng đồng bộ các yếu tố: lượng phân và mùa vụ, lượng phân và giống, cách bón và thời điểm bón thì chắc chắn sẽ cho một hiệu quả cao nhất.

Các giống có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh thì sử dụng lượng đạm cao cây lúa vẫn hấp thụ, phát triển tốt và không bị lốp đổ. Các giống cao cây và thấp cây có nhu cầu về đạm cũng khác nhau. Các giống cao cây cần đạm từ lúc đẻ nhánh đến khi lúa sắp trỗ, còn các giống thấp cây thì nhu cầu về đạm tăng đều tới lúc lúa trỗ và sau khi trỗ xong thì nhu cầu về đạm giảm rõ rệt. Với những giống lúa mới, bón phân sẽ cho năng suất tăng lên nhiều hơn năng suất giống lúa cũ, dù là trồng vào vụ nào, bón đạm nhiều hay ít.

Lượng phân đạm bón cho cây lúa phải thích hợp: lượng phân bón thích hợp phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, giá cả phân bón, thời gian và cách bón phân. Ngoài việc phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của các giống lúa, còn phải quan sát, cân nhắc lượng và thời điểm bón phân đạm dựa vào chân đất, thời tiết và màu sắc bộ lá lúa [dùng bảng so màu lá lúa].

Bón phân đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: yêu cầu về đạm của cây lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, nhất là thời kỳ đẻ nhánh cực đại. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng.

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả bón đạm cho cây lúa là cách bón, hay nói cách khác là bón đạm như thế nào.

Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy phân đạm được trộn với đất để cho phân đạm gần rễ hơn.

Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm [dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên]. Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi chưa nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất.

Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không những chỉ phân bón mà cả nước, ánh sáng, không gian chứa khí và điều kiện để sâu bệnh phát sinh phát triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.

Khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy lá; phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc phân đạm nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị trôi đi mất.

Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

05/11/2020 2,525

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:
A. Mưa lũ B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ C. Mưa rào D. Nắng nóng
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Công nghệ 7 bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Giải thích : [Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ để giúp cây hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng].

Giang [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Video liên quan

Chủ Đề