Bô nằm cho người bệnh nằm

- Bạn có người thân chuẩn bị sinh con hay người nhà đang nằm viện không thể di chuyển để đi vệ sinh được

- Bạn đang cần tìm gấp bô vệ sinh nam, nữ để hỗ trợ cho người nhà đi vệ sinh dễ dàng

→ Bô dẹt nằm nữ giúp hỗ trợ đi vệ sinh tại giường sau sinh hoặc sau mỗ giúp người bệnh yên tâm điều trị bệnh. 

Bô nằm cho người bệnh nằm

✅ THÔNG TIN SẢN PHẨM:


- Màu sắc: xanh dương

- Kích thước: 510x280x90mm

- Vật liệu: nhựa, dễ sử dụng, nhẹ

- Xuất xứ: Việt Nam

- Dung tích: 1L

- Trọng lượng: 800g

- Có nắp đậy, vệ sinh sạch sẽ

- Thiết kế vừa tay cầm

- Thao tác thuận tiện cho cả người bệnh và người chăm sóc.

✅ AI NÊN SỬ DỤNG:


- Người bệnh có vấn đề gây hạn chế đại tiểu tiện không giải quyết được.

- Người bệnh sau mổ.

- Người bệnh hạn chế vận động hoặc mất khả năng vận động.

- Người bệnh có chỉ định đại tiểu tiện tại giường

✅ BẢO QUẢN:


- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo

- Để sản phẩm tránh xa tầm tay trẻ em


★★★ Trung Tâm Phân phối Thảo Dược & TBYT Thanh Tuấn, xin cảm ơn bạn đã ghé thăm gian hàng của công ty chúng tôi, với tư cách là những người cung cung thiết bị y khoa hoạt động trong lĩnh vực này suốt hơn 15 năm qua, chúng tôi xin cam kết tất cả những sản phẩm trong gian hàng đều có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, đưa lợi ích và sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. 

Bô nằm cho người bệnh nằm

“SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI”

 Hotline hỗ trợ kĩ thuật sau bán hàng: 0937 679 272  (Thanh Tuấn)

 Bạn có thể xem thêm các sản phẩm khác của Shop: TẠI ĐÂY

Bô dẹt là dụng cụ vệ sinh dùng chủ yếu cho bệnh nhân ốm nặng đang điều trị tại giường

Nội dung chính

  • GIỚI THIỆU
  • HƯỚNG DẪN VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỆNH/GIA ĐìNH NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG BÔ ĐẠI TIỆN, BÔ TIỂU
  • HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG URIDOM ĐỂ DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NGƯỜI BỆNH NAM
  • THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
  • THỤT THÁO
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Video liên quan

Bô dẹt là dụng cụ vệ sinh dùng chủ yếu cho bệnh nhân ốm nặng đang điều trị tại giường

Chọn loại hàng

(ví dụ: màu sắc, kích thước)

Chi tiết sản phẩm

Gửi từ

Quận Ngô Quyền, Hải Phòng

ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM: - Bô dẹt là dụng cụ vệ sinh dùng chủ yếu cho bệnh nhân ốm nặng đang điều trị tại giường mà không thể rời khỏi giường khi cần đi vệ sinh. Bô vệ sinh cho những bệnh nhân này duy nhất là bô dẹt mà không thể loại bô nào thay thế được bởi trong tư thế nằm, bệnh nhân vẫn có thể đi vệ sinh bình thường. - Đối tượng bệnh sử dụng phù hợp là bệnh nhân đang điều trị trên giường hoặc rất khó khăn khi ngồi, đứng dậy như bệnh nhân vừa phẫu thuật, bệnh nhân đang điều trị bệnh nặng - Với thiết kế gồm phần đỡ mông và phần chứa chất thải cùng với độ nghiêng cho phép người bệnh vệ sinh thuận lợi - Ngoài sử dụng phổ bến cho bênh nhân, bô còn dùng cho phụ nữ và người già khó khăn di chuyển khi đi vệ sinh MÔ TẢ SẢN PHẨM: - Sản phẩm ssanr xuất từ nhựa PP đảm bảo an toàn cho da - Thiết kế đế bô rộng cho phép độ chắc chắn khi người bệnh vệ sinh - Phần đỡ mông với độ nghiêng của bô giúp cho bệnh nhân dễ dàng vệ sinh - Kích thước bô: 39 x 34 x 10 cm - Màu sắc: Xanh, xanh đậm, xanh lá cây ( mẫu giao ngẫu nhiên) #bodet #bodetchobenhnhan #bovesinhdanang #bovesinhchonguoibenh #bovesinhdanhchonguoigia #bovesinhnhua #bovesinhvietnhat #bovesinh

Xem tất cả

ms_mai_20

Nhận được màu như hình cuối trong giới thiệu sản phẩm. Tên đầy đủ trên nhãn hàng là Bô y tế xấu nha mọi ng. Ko biết tại sao. Quảng cáo ko đề cập đến điều này nên tạm cho 4 sao. Nếu có giải thích thỏa đáng sẽ chỉnh sửa sau nha

2021-05-19 11:28

Mua ngay

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - Bộ Y tế 2020

GIỚI THIỆU

Theo bậc thang phân loại nhu cầu cơ bản con người của Maslow, nhu cầu bài tiết thuộc nhóm nhu cầu về thể chất. Nhu cầu này cần phải được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Khi người bệnh bị bệnh hoặc thay đổi chức năng bài tiết, có thể họ không duy trì được thói quen bài tiết thông thường, đòi hỏi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế và gia đình. Để đáp ứng nhu cầu bài tiết cho người bệnh, điều dưỡng viên phải có đầy đủ kiến thức về quá trình bài tiết, từ đó nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc bài tiết cho người bệnh, bao gồm cả nội dung hướng dẫn người bệnh/gia đình người bệnh sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bài tiết. Việc thực hiện hỗ trợ bài tiết là một công việc đòi hỏi sự riêng tư và tế nhị. Do vậy, điều dưỡng viên cần phải tạo một môi trường kín đáo, thoải mái và tôn trọng văn hoá của người bệnh.  

Nhóm kỹ năng chăm sóc bài tiết bao gồm: 

Hỗ trợ bài tiết.

Hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

Hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam.

Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu.

Thụt tháo.

HƯỚNG DẪN VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỆNH/GIA ĐìNH NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG BÔ ĐẠI TIỆN, BÔ TIỂU

Một số lưu ý khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu có quai cầm, điều dưỡng cầm ở quai khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu đặt vào cho người bệnh vệ sinh. Khi lấy bô ra, nên dùng hai

tay, một tay cầm ở quai, một tay giữ ở đầu bô đại tiện, bô tiểu. Nếu sử dụng một tay, nguy cơ sẽ đổ nước tiểu và phân ra ngoài.

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu không có quai khi sử dụng phải cẩn thận dùng cả hai tay để đặt và lấy bô.

Có rất nhiều loại bô đại tiện, bô tiểu, nhưng điều dưỡng nên chọn loại bô dẹt có quai cầm và có nắp đậy, diện tiếp xúc của thành bô đủ lớn để sử dụng và hướng dẫn cho người bệnh. Đảm bảo an toàn khi đi đại tiện, đi tiểu không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác các nhu cầu người bệnh (Tham khảo kỹ năng giao tiếp)

Văn hóa bài tiết của người bệnh theo từng vùng miền khác nhau, tùy từng cá nhân người bệnh. Người bệnh là người vùng quê, nông thôn thường không có thói quen đi đại tiện, đi tiểu bằng bô. Vì vậy họ sẽ rất e ngại và khó đi khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

Quy trình thực hành kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

Nhận định

Nhận định các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện kỹ năng như: sự hợp tác của NB/GĐ, cá tính/tính khí người bệnh; yêu cầu của điều trị: bất động hay các yêu cầu điều trị trong chấn thương chỉnh hình.

Nhận định các thiết bị đang điều trị và chăm sóc người bệnh, các tổn thương của người bệnh như vết thương, vết loét.

Nhận định tình trạng rối loạn đại tiện, đi tiểu ở người bệnh; dấu hiệu sinh tồn

Nhận định mức độ thoải mái khi đi đại tiện, đi tiểu của người bệnh. Chú ý các dấu hiệu như đau khi đi tiểu, đau bụng, đau trực tràng, trĩ, da vùng hậu môn sưng đỏ…

Nhận định việc đảm bảo kín đáo cho người bệnh: kéo rèm, đóng cửa ra vào

Dụng cụ

Bô đại tiện, bô tiểu các loại

Găng tay sạch; Giấy vệ sinh

Quần áo sạch và khăn lau

Khăn đậy bô đại tiện (nếu cần)

Dung dịch khử trùng dụng cụ; Chất khử mùi (nếu cần)

Hình 1. Bô đại tiện 

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Hình 2. Bô dẹt                                                   Bô dẹt không có thành (fracture pan) 

Hình 3. Bô tiểu nam

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019. Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Các bước thực hiện

TT

Thực hiện

Lý  do

A. Cách đặt bô đại tiện và bô tiểu nữ

1

Rửa tay, mang găng tay sạch.

Giảm nguy cơ lây nhiễm.

2

Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý.

Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình thực hiện. Thuận tiện cho thực hiện kỹ thuật

3

Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

Tạo sự thân thiện, thông cảm, người bệnh yên tâm và hợp tác.

4

Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa 

Thuận tiện cho việc đặt bô đại tiện, bô tiểu

5

Làm ấm bô đại tiện bằng nước ấm (nếu cần). Xoa bột tal lên bô đại tiện.

Giúp người bệnh dễ chịu, tránh bô đại tiện dính vào da gây tổn thương da người bệnh.

6

Người bệnh nằm nghiêng về một bên; đặt bô đại tiện ngang mông người bệnh. Phần thấp của bô đại tiện gần hõm lưng người bệnh, phần cao bô đại tiện gần đùi.

Đảm bảo bô đại tiện ở vị trí thích hợp trước khi người bệnh đặt mông lên bô đại tiện.

7

Đưa bô vào vị trí: Một tay giữ bô đại tiện trong khi giúp người bệnh trở lại tư thế nằm ngửa, cùng lúc đó đẩy bô đại tiện vào giữa giường để giữ đúng vị trí.

Tránh làm bô đại tiện bị lệch

8

Đối với người bệnh liệt: Luồn tay dưới thắt lưng người bệnh, đặt khuỷu tay xuống giường, nâng mông người bệnh lên. Tay kia đưa bô dẹt vào, phần thấp vào đến gần hõm lưng, phần cao bô đại tiện giữa 2 đùi người bệnh.

(Có thể giúp người bệnh nâng hông bằng xà treo trên giường - nếu có điều kiện)

Đảm bảo bô đại tiện đặt đúng vị trí.

9

Kiểm tra vị trí bô đại tiện

Ngăn ngừa nước tiểu hoặc phân rơi ra ngoài.

10

Nâng đầu giường lên cao 450 (nếu không có chống chỉ định). Để người bệnh đi đại/tiểu tiện.

Tạo sự thoải mái khi đại tiện, tiểu tiện.

Chú ý chỉ định của bác sĩ: Trong trường hợp người bệnh chấn thương cột sống, phẫu thuật cột sống, cần giữ giường và tư thế người bệnh thẳng, tránh tổn thương thêm.

11

Hướng dẫn người bệnh gọi điều dưỡng sau khi đại tiểu tiện xong

Tạo sự kín đáo, không gian thoải mái cho người bệnh đại, tiểu tiện. Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình đại tiện

12

Tháo bỏ găng, rửa tay.

Giảm nguy cơ lây nhiễm.

B. Cách đặt bô tiểu nam

1-3

Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên

4

Đặt bô tiểu phù hợp với tư thế người bệnh: tư thế nghiêng, sấp, ngồi hoặc đứng;

Đặt bô tiểu và phù hợp với tình trạng người bệnh.

5

Bộc lộ vị trí đặt bô tiểu, hướng dẫn người bệnh cách cầm bô tiểu đặt vào dương vật. Nếu người bệnh không tự cầm được thì điều dưỡng đặt bô tiểu vào đúng vị trí dương vật.

Đảm bảo đặt bô tiểu đúng vị trí và tránh nước tiểu chảy ra ngoài. 

Hình 4. Cách đặt bô tiểu nam

6

Tháo bỏ găng, rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm.

C. Lấy bô đại tiện, bô tiểu ra

1

Mang găng tay sạch

Giảm nguy cơ lây nhiễm.

2

Hướng dẫn người bệnh/GĐ vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục.

Nếu người bệnh không tự vệ sinh được thì điều dưỡng vệ sinh giúp người bệnh.

Đảm bảo vệ sinh sau khi đại tiểu tiện. Hạn chế sự viêm nhiễm.

3

Giúp người bệnh nâng mông hoặc nghiêng người và lấy bô đại/tiểu tiện ra. Cẩn thận tránh làm tổn thương da vùng mông người bệnh, tránh nước tiểu, phân đổ ra giường.

Trả lại môi trường sạch gọn cho người bệnh.

Hạn chế tổn thương da.

4

Đổ chất thải. 

Xử lý và thu dọn dụng cụ.

Lấy mẫu nước tiểu, phân làm xét nghiệm nếu có chỉ định (trước khi đổ).

Đo lượng nước tiểu hay phân bài tiết ra.

Quan sát tính chất nước tiểu, tính chất phân

Đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiện cho việc đại tiểu tiện lần sau.

Đảm bảo đúng chỉ định.

Theo dõi dịch bài tiết.

5

Tháo bỏ găng tay, rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm

6

Giúp người bệnh về tư thế nghỉ ngơi hoặc tư thế điều trị theo chỉ định.

Đảm bảo sự thoải mái hoặc đảm bảo đúng tư thế điều trị, hạn chế tai biến.

7

Ghi hồ sơ:

Lượng nước tiểu, phân bài tiết ra

Tính chất nước tiểu, phân

Tình trạng NB khi đại/tiểu tiện

Theo dõi người bệnh

Bảng kiểm thực hành kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định NB

2

Chuẩn bị dụng cụ

A. Cách đặt bô đại tiện và bô tiểu nữ

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

3

Rửa tay, mang găng tay sạch

4

Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý

5

Tiếp xúc, giải thích NB trước khi thực hiện

6

Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa 

7

Làm ấm, xoa bột tal lên bô đại tiện

8

Đặt bô đại /tiểu tiện

9

Kiểm tra vị trí bô đại tiện

10

Để người bệnh đi đại tiện/tiểu tiện.

11

Hướng dẫn người bệnh gọi điều dưỡng sau khi đại tiểu tiện xong

12

Tháo bỏ găng, rửa tay.

B. Cách đặt bô tiểu nam

1-3

Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên

4

Đặt bô tiểu phù hợp với tư thế người bệnh

5

Bộc lộ vị trí đặt bô tiểu

6

Hướng dẫn hoặc đặt bô tiểu vào dương vật cho NB đi tiểu, dặn NB gọi điều dưỡng

7

Hướng dẫn NB gọi điều dưỡng /người nhà khi tiểu xong

8

Tháo bỏ găng, rửa tay

C. Lấy bô đại tiện, bô tiểu ra

1-2

Thực hiện các bước từ 1 và 2 như trên

3

Mang găng tay sạch

4

Hướng dẫn/giúp người bệnh vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục.

5

Giúp người bệnh nâng mông hoặc nghiêng người và lấy bô đại tiện ra. 

6

Đổ chất thải. 

Xử lý dụng cụ và để lại vị trí cũ.

Đo lượng, quan sát tính chất nước tiểu/ phân bài tiết ra.

7

Tháo bỏ găng tay, rửa tay

8

Đặt người bệnh về tư thế nghỉ ngơi hoặc tư thế điều trị theo chỉ định.

9

Ghi hồ sơ

HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG URIDOM ĐỂ DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NGƯỜI BỆNH NAM

Một số lưu ý khi sử dụng Uridom

Uridom (bao dương vật) là phương tiện giúp người bệnh nam dẫn lưu nước tiểu trong một số trường hợp rối loạn tiểu tiện (đi tiểu không tự chủ). 

Những lưu ý khi sử dụng uridom: Thời điểm sử dụng Uridom không giống với bao cao su. Uridom đặt vào dương vật người bệnh khi dương vật ở trạng thái bình thường (không cương cứng). Do đó, cần chọn kích cỡ Uridom phù hợp với kích thước dương vật.

Các thao tác đặt Uridom vào dương vật dễ gây kích thích dương vật làm dương vật cương cứng (nhất là đối với người bệnh trẻ tuổi). Do vậy, khi thực hiện động tác đặt Uridom, điều dưỡng cần nói chuyện với người bệnh nhằm hạn chế sự kích thích làm cương cứng dương vật, tránh sự đáp ứng sinh lý của người bệnh với các thao tác đặt Uridom. 

Khi hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom mà dương vật cương cứng, điều dưỡng cần bình tĩnh vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của dương vật khi bị kích thích. Có thể đợi thời gian cho dương vật trở về trạng thái bình thường hoặc dùng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh hạn chế cảm giác kích thích.

Quy trình kỹ thuật hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam 

Nhận định

Tình trạng tâm lý của NB 

Tình trạng da xung quanh dương vật và vùng phụ cận

Sự hiểu biết và hợp tác của người bệnh về sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu

Số lượng nước tiểu và kiểu rối loạn tiểu tiện.

Dụng cụ

Uridom; Găng tay sạch; Nước ấm và xà phòng;  Khăn lau

Các bước thực hiện

TT

Các bước thực hiện

Lý  do

1

Rửa tay, mang găng

Giảm nguy cơ lây nhiễm 

2

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ.

Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình thực hiện.

3

Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

Tạo mối thân thiện giữa điều dưỡng với người bệnh, người bệnh yên tâm và hợp tác tốt.

4

Che bình phong hoặc đóng cửa.

Đảm bảo kín đáo cho người bệnh.

5

Người bệnh nằm thuận tiện, tốt nhất là nằm ngửa. Nâng giường cho phù hợp với chiều cao điều dưỡng.

Người bệnh thoải mái và dễ chịu.

Nằm ngửa dễ làm sạch và đặt Uridom

Thuận tiện khi điều dưỡng thao tác

6

Trải khăn tắm trên bụng, phủ xuống đến chân người bệnh.

Tạo sự kín đáo, giảm e ngại, xấu hổ cho người bệnh.

7

Kéo ngược da quy đầu, làm sạch bao quy đầu và vùng xung quanh dương vật bằng xà phòng và nước ấm.

Làm sạch, loại bỏ vi sinh vật ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

8

Đặt dương vật trở lại vị trí bình thường

Đề phòng sự cương cứng dương vật.

9

Nếu sử dụng bộ dụng cụ đóng gói thì chuẩn bị thêm chất bảo vệ da vùng dương vật. Nếu dương vật cương cứng thì đợi cho đến khi dương vật xìu xuống.

Tránh tổn thương da vùng dương vật.

10

Đặt Uridom vào đầu dương vật và cuộn lên trên phần gốc dương vật. Để lại 2,5 - 5 cm khoảng trống giữa đầu dương vật và phần cuối của Uridom.

Ngăn ngừa sự chèn ép và tổn thương đầu dương vật.

11

Gắn hệ thống dẫn lưu với Uridom. Đảm bảo ống dẫn lưu nằm trên đùi người bệnh. Buộc túi chứa nước tiểu an toàn thấp hơn mức bàng quang có thể bên cạnh giường hoặc gắn túi chứa vào chân. 

Đảm bảo túi dẫn lưu thấp hơn bàng quang để nước tiểu không chảy ngược vào trong, ống dẫn lưu không bị gập, thuận tiện để nước tiểu lưu thông.

12

Xác định Uridom và ống thông không bị xoắn.

Nếu uridom hoặc ống thông bị xoắn, nước tiểu không thể chảy ra và Uridom sẽ bị rò rỉ hoặc rơi ra.

13

Che phủ người bệnh

Người bệnh được kín đáo

14

Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng, rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm

15

Đặt người bệnh nằm lại thuận tiện

Đảm bảo an toàn, tránh té ngã.

16

Đổ (thường 4 giờ/lần), đo lượng nước tiểu và ghi hồ sơ.

Ngăn ngừa túi chứa quá đầy và quá nặng 

17

Thay Uridom mỗi ngày để làm sạch dương vật và nhận định tình trạng da quanh dương vật.

Vệ sinh và làm giảm khả năng tổn thương da

18

Ghi hồ sơ: 

Tính chất, số lượng nước tiểu 

Tình trạng dương vật và vùng da xung quanh

Tâm lý người bệnh

Bảng kiểm hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định NB

2

Chuẩn bị dụng cụ

3

Rửa tay, mang găng

4

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ

5

Tiếp xúc, giải thích người bệnh

6

Che bình phong hoặc đóng cửa

7

Đặt người bệnh nằm thuận tiện. Nâng giường cho phù hợp.

8

Phủ khăn tắm trên bụng xuống đến chân người bệnh.

9

Làm sạch bao qui đầu và vùng xung quanh dương vật.

10

Đặt dương vật trở lại vị trí bình thường

11

Nếu dương vật cương cứng - đợi cho đến khi dương vật xìu xuống.

12

Đặt Uridom vào đầu dương vật và cuộn lên trên phần gốc dương vật. 

13

Gắn hệ thống dẫn lưu với Uridom. 

14

Xác định Uridom và ống thông không bị xoắn

15

Che phủ người bệnh

16

Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng, rửa tay

17

Đặt người bệnh nằm lại thuận tiện

18

Đổ (thường 4 giờ/lần), đo lượng nước tiểu và ghi hồ sơ.

19

Thay Uridom mỗi ngày.

nhận định tình trạng da quanh dương vật.

20

Ghi chép hồ sơ

THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯỚC TIỂU

Một số lưu ý khi thông tiểu - dẫn lưu nước tiểu

Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

Đặc điểm văn hóa khi để lộ bộ phận sinh dục: người bệnh thường rất ngại khi để lộ bộ phận sinh dục trước mặt người khác. Do đó, khi thực hiện kỹ năng cần phải đảm bảo kín đáo nhất là người trẻ, cùng độ tuổi. Nếu có điều kiện nên phân công điều dưỡng cùng giới với người bệnh.

Các tổn thương khi đặt ống thông niệu đạo không đúng kỹ thuật:

Trầy xước niệu đạo

Đứt niệu đạo

Thủng trực tràng

Rách cổ bàng quang

Khi đặt thông tiểu phải đặt nhẹ nhàng, tránh tổn thương niệu đạo, bàng quang, màng trinh.

Trong trường hợp bí tiểu, không dẫn lưu hết nước tiểu, tránh chảy máu bàng quang.

Trong trường hợp đặt thông tiểu lấy nước tiểu xét nghiệm: có hai trường hợp.

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm thời gian ngắn: lấy mẫu nước tiểu trong lượng nước tiểu bài tiết của người bệnh từ 1 - 2 giờ.

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm thời gian dài (lấy nước tiểu trong 24 giờ): lấy mẫu nước tiểu trong lượng nước tiểu bài tiết của người bệnh đủ 24 giờ.

Quy trình kỹ thuật đặt thông tiểu dẫn lưu nước tiểu

Nhận định 

Nhận định tình trạng lỗ niệu đạo, bàng quang

Nhận định tình trạng bệnh lý: cấp cứu, phẫu thuật, chấn thương, rối loạn tiểu tiện

Xác định thời điểm NB đi tiểu tiện lần cuối

Nhận định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhận định tâm lý, sự hiểu biết của người bệnh về đặt ống thông niệu đạo

Nhận định các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

Dụng cụ

Tấm lót dưới mông người bệnh để đảm bảo vệ sinh giường bệnh

Khăn lỗ 

Bộ dụng cụ sát khuẩn bộ phận sinh dục

Dung dịch bôi trơn ống thông

Khay chứa nước tiểu

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Nước ấm, xà phòng, nước cất

Khăn lau 

Găng tay sạch

Găng tay vô khuẩn

Bơm tiêm 10 ml

Ống thông niệu đạo (Foley): phù hợp với người bệnh.

Băng dính cố định.

Hình 5. Ống thông Foley

 (Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Túi chứa nước tiểu

Hình 6a.Túi chứa nước tiểu lưu động Treo ở đùi

Hình 6b. Túi chứa nước tiểu cố định Treo ở giường

Các bước thực hiện

TT

Thực hiện

Lý  do

1

Rửa tay.

Hạn chế lây nhiễm.

2

Tiếp xúc, giải thích người bệnh/gia đình trước khi thực hiện thủ thuật. 

Tạo sự hợp tác của người bệnh/gia đình.

3

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 

Nếu dụng cụ đóng gói cần kiểm tra hạn, sự nguyên vẹn của túi dụng cụ. 

Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình thực hiện. 

Đảm bảo an toàn về KSNK

4

Che bình phong hoặc đóng cửa

Đảm bảo kín đáo, tế nhị.

5

Trải tấm lót dưới mông người bệnh, phủ vải đắp, cởi quần, quấn chân.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh giường bệnh.

Đảm bảo sự kín đáo, tế nhị. Thuận lợi khi tiến hành kỹ thuật. 

6

Người bệnh nam: đặt tư thế nằm ngửa thẳng, hai chân dạng. 

Người bệnh nữ: nằm tư thế sản khoa.

Tư thế người bệnh nữ

7

Điều chỉnh độ cao giường phù hợp với điều dưỡng. Bật/kéo thanh chắn an toàn bên phía đối diện. 

Thuận tiện trong quá trình thực hiện thao tác. Đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

8

Đặt khay dụng cụ vào giữa hai đùi người bệnh.

Thuận tiện trong khi thực hiện thao tác.

9

Vén tấm đắp bộc lọ vùng sinh dục, sát khuẩn tay nhanh, mở gói dụng cụ hoặc khay vô khuẩn, mang găng vô khuẩn. 

Bộc lộ bộ phận sinh dục. Phòng ngừa nhiễm trùng. 

10

Thử và xả bóng chèn:

Dùng bơm tiêm 10 bơm vào nhánh lưu của ống thông 10 ml khí để thử bóng chèn. - Xả bóng chèn. Hút 10ml nước cất vào bơm tiêm. Gắn đuôi ống thông vào hệ thống dẫn lưu (nếu dùng khăn lỗ bằng vải thì luồn ống nối qua khăn lỗ).

Kiểm tra bóng chèn đảm bảo sử dụng tốt.

Kiểm tra bóng chèn. 

Đảm bảo hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín, nước tiểu không chảy ra ngoài

11

Bôi trơn đầu ống thông đặt vào khay hạt đậu

Dễ dàng đưa ống vào niệu đạo, hạn chế tổn thương niệu đạo.

12

Trải khăn lỗ

Tạo ra vùng thực hiện kỹ năng vô trùng.

13

Bộc lộ lỗ niệu đạo và sát khuẩn

NB nam: giữ dương vật vuông góc với cơ thể. Bộc lộ miệng sáo và kéo nhẹ dương vật lên. 

NB nữ: vén hai môi âm hộ để lộ lỗ niệu đạo

Sát khuẩn rộng bộ phận sinh dục

Dễ dàng đưa ống thông vào niệu đạo.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

14

Đưa ống thông vào niệu đạo.

Với người bệnh nam: sâu khoảng 16 đến 20 cm.

Với     người bệnh   nữ:     sâu khoảng 4 -6 cm.

Với trẻ em: đưa ống vào cho đến khi thấy nước tiểu chảy ra.

Tạo ống dẫn thoát nước tiểu từ bàng quang ra ngoài qua niệu đạo.

Đưa ống vào bàng quang

15

Khi nước tiểu chảy ra cần đưa ống thông vào sâu thêm một đoạn khoảng 4 cm.

Đảm bảo khi bơm bóng chèn không làm tổn thương cổ bàng quang và niệu đạo.

16

Bơm bóng chèn:

Gắn bơm tiêm đã chứa sẵn 10ml nước cất vào nhánh lưu của ống thông.

Bơm bóng chèn, dừng bơm bóng chèn nếu người bệnh cảm thấy khó chịu và đau. 

Tháo bỏ bơm tiêm.

Chuẩn bị bơm bóng chèn để lưu ống thông.

Tránh chèn ép do bóng chèn chưa vào gọn trong bàng quang. Giữ ống thông không bị tụt ra ngoài.

17

Điều chỉnh vị trí ống thông: Dùng tay kéo ống ra cho đến khi tay có cảm giác ống bị vướng lại thì dừng.

Hạn chế nước tiểu rỉ ra ngoài

18

Cố định ống thông:

Với người bệnh nam: cố định ngược lên bẹn.

Với người bệnh nữ: cố định lên đùi người bệnh.

Ngăn ngừa sự kéo căng ống do cử động hoặc do vướng. Hạn chế tổn thương cổ bàng quang do bóng chèn cọ sát.

19

Treo túi dẫn lưu nước tiểu, không được để trực tiếp lên sàn nhà.

Túi dẫn lưu thấp hơn bàng quang để nước tiểu chảy một chiều từ bàng quang ra túi chứa.

20

Tháo bỏ găng tay, thu dọn dụng cụ, rửa tay.

Hạn chế sự lây nhiễm.

21

Hỗ trợ NB mặc quần/hoặc che phủ bằng chăn Giúp người bệnh về tư thế thoải mái.

Tạo sự thoải mái, an toàn, kín đáo cho người bệnh.

22

Ghi hồ sơ:

Kích cỡ ống thông đã dùng

Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu

Thể tích lưu bóng chèn

Tình trạng người bệnh trước, sau khi đặt thông dẫn lưu

Theo dõi người bệnh và chịu trách nhiệm về pháp lý.

Bảng kiểm kỹ thuật đặt thông tiểu - dẫn lưu nước tiểu

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Rửa tay

2

Giải thích cho người bệnh.

3

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.

4

Che bình phong hoặc đóng cửa

5

Trải tấm lót dưới mông người bệnh, phủ vải đắp, cởi quần, quấn chân.

6

Đặt tư thế cho người bệnh

7

Điều chỉnh độ cao giường, bật thanh chắn an toàn

8

Đặt khay dụng cụ vào giữa hai đùi người bệnh

9

Vén tấm đắp, sát khuẩn tay nhanh, mở gói dụng cụ hoặc khay vô khuẩn, mang găng vô khuẩn. 

10

Thử và xả bóng chèn

11

Bôi trơn đầu ống thông 

12

Trải khăn lỗ

13

Bộc lộ lỗ niệu đạo và sát khuẩn bộ phận sinh dục

14

Đưa ống thông vào niệu đạo.

15

Khi nước tiểu chảy ra cần đưa ống thông vào sâu thêm khoảng 4 cm.

16

Bơm bóng chèn

17

Điều chỉnh vị trí ống thông

18

Cố định ống thông

19

Treo túi dẫn lưu nước tiểu, không được để trực tiếp lên sàn nhà.

20

Tháo bỏ găng tay, thu dọn dụng cụ, rửa tay.

21

Giúp người bệnh mặc quần/đắp chăn, về tư thế thoải mái.

22

Ghi hồ sơ

THỤT THÁO

Một số lưu ý khi thụt tháo

Chỉ định

Bệnh nhân táo bón lâu ngày

Trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng.

Trước khi chụp X quang đại tràng có bơm thuốc cản quang 

Trước khi nội soi ổ bụng, trực tràng, đại tràng.

Trước khi sinh đẻ

Trước khi thụt giữ.

Chống chỉ định: tắc ruột, viêm ruột, thương hàn, nhiễm trùng tiêu hóa, phẫu thuật trực tràng hay hậu môn gần đây.

Dung dịch thụt tháo: nước muối sinh lý, nước sạch, dung dịch ưu trương, dung dịch xà phòng loãng, dầu, thuốc làm tăng nhu động ruột.

Độ sâu của canun hoặc ống thông đưa từ lỗ hậu môn vào trực tràng tuỳ thuộc vào độ tuổi người bệnh 

Người lớn: 6 - 7 cm, tốt nhất là dưới 7 cm để tránh làm thủng trực tràng

Trẻ 2- 11 tuổi: 3 - 6 cm

Trẻ 0- 1 tuổi: 3 - 4 cm

Tạm dừng thụt khi người bệnh đau bụng, khó chịu, mót rặn, muốn đi đại tiện. Khi các dấu hiệu trên hết thì tiếp tục thụt với áp lực thấp.

Quy trình thực hành kỹ thuật thụt tháo

Nhận định 

Tình trạng cân bằng dịch vào ra, tình trạng hậu môn

Sự than phiền của người bệnh, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện.

Các yếu tố gây cản trở, bất lợi khi thực hiện kỹ thuật

Tình trạng tâm lý, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc, tư thế ngồi đại tiện, tình trạng bụng.

Dụng cụ

Dụng cụ dùng cho thụt tháo thể tích lớn

Ống thông trực tràng:

Người lớn: 22-30 Fr

Trẻ ≥ 12 tuổi: 16-18 Fr

Trẻ 2- 11 tổi: 14-16 Fr

Trẻ 0- 1 tuổi: 10-12 Fr.

Hình 7. Ống thông trực tràng

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Hình 8a. Bộ dụng cụ thụt tháo dùng 1 lần   

Hình 8b. Bộ dụng cụ thụt tháo dùng nhiều lần

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Chính  và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2)

Bộ dụng cụ thụt tháo dùng 1 lần (Hình 8a): gồm túi/cốc chứa nước thụt, ống thông, dây dẫn.

Bộ dụng cụ thụt tháo dùng nhiều lần - cần phải khử khuẩn sau khi dùng (Hình 8b): Bình chứa nước thụt, dây dẫn, ống/canun thụt.

Túi thụt hoặc bốc thụt.

Tấm phủ che mông người bệnh; Tấm lót dưới mông người bệnh.

Dung dịch bôi trơn hoặc vaseline.

Găng sạch; Giấy vệ sinh.

Bình phong.

Dung dịch khử khuẩn; Chất khử mùi nếu cần thiết

Bô đại tiện nếu người bệnh không có khả năng tự đi đại tiện trong nhà vệ sinh.

Dung dịch thụt: thể tích tuỳ thuộc độ tuổi 

Người lớn: 750 - 1000 ml

Trẻ ≥ 12 tuổi: 500 - 700 ml

Trẻ 5- 11 tổi: 300 - 500 ml

Trẻ 2- 4 tuổi: 250 - 350 ml

Trẻ 0- 1 tuổi: 150 - 250 ml

Dung dịch thụt được làm ấm trước khi thụt .

Dụng cụ dùng cho thụt tháo thể tích nhỏ: các loại dung dịch thụt đóng lọ/ hộp/gói.

Hình 9. Dung dịch thụt đóng gói sẵn

Các bước thực hiện

TT

Thực hiện

Lý  do

A. Thụt bằng nước

1

Rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm

2

Tiếp xúc, giải thích trấn an người bệnh

Thông báo và giải thích cho NB và người thân của họ biết về thủ thuật sắp làm; động viên NB yên tâm và cộng tác trong khi làm thủ thuật.

Căn dặn bệnh nhân những điều cần thiết.

Không thụt vào giờ bệnh nhân ăn, hoặc giờ thăm.

Xác định sự hiểu biết của người bệnh về việc đặt ống thông, nhu cầu của người bệnh cần giúp đỡ.

Tạo sự hợp tác của người bệnh.

Giảm lo lắng.

3

Kiểm tra lại dụng cụ sắp xếp hợp lý

Phòng gián đoạn trong quá trình thực hiện. Thuận tiện cho thao tác.

Chuẩn bị dụng cụ

4

Che bình phong hoặc đóng cửa

Đảm bảo kín đáo cho người bệnh

5

Đặt tấm lót thấm dịch dưới mông người bệnh. Tư thế người bệnh nằm nghiêng bên trái, chân phải co.

Tư thế giúp nước đi vào trực tràng dễ dàng.

Tư thế co chân giúp bộc lộ hậu môn dễ dàng.

Chú ý: Nếu người bệnh bị liệt cơ vòng hay trẻ em, đặt nằm ngửa trên bô đại tiện

Tư thế người bệnh

6

Thử nhiệt độ nước

Thụt tháo sẽ hiệu quả nhất khi dùng nước ấm. Khi nước quá nóng sẽ tổn thương niêm mạc ruột, khi nước quá lạnh sẽ gây co thắt ruột.

7

Cho nước vào túi hoặc bình chứa nước thụt, đuổi khí rồi khóa van lại.

Để khí vào ruột quá nhiều sẽ gây giãn ruột và khó chịu.

Lấy dung dịch thụt

8

Mang găng sạch

Tránh tiếp xúc với phân

9

Bôi trơn đầu ống thông 6-8 cm

Tránh tổn thương hậu môn khi đưa ống vào.

Bôi trơn đầu ống

10

Đưa ống thụt hoặc ống thông trực tràng, vào hậu môn - trực tràng:

Một tay vành mông, một tay đưa ống vào trực tràng nhẹ nhàng, yêu cầu người bệnh hít thở sâu. 

Hít thở sâu giúp giãn cơ thắt hậu môn

Thao tác đưa ống vào hậu môn

11

Nâng cao túi hoặc bình chứa nước thụt (ở người lớn # 50 -80 cm) và mở khóa cho dịch vào trực tràng.

Dung dịch phải được đưa cao hơn trực tràng ở một mức độ thích hợp để giúp dung dịch đi vào theo trọng lực mà không gây tổn thương niêm mạc trực tràng vì tăng áp lực quá nhanh.

12

Cho dịch chảy vào với tốc độ chậm.

Đưa dịch vào trực tràng chậm và nên có những khoảng nghỉ để làm giảm sự co thắt của ruột. Giảm kích thích, giúp người bệnh thư giãn.

Nếu dịch chảy quá nhanh có thể gây co thắt đại tràng làm người bệnh đau. Áp lực cao có thể gây vỡ ruột ở trẻ nhũ nhi.

13

Khi dịch đã vào đủ, hoặc khi người bệnh không thể giữ nước được, khóa van và rút ống thụt/ống thông ra khỏi trực tràng.

Người bệnh cảm giác muốn đại tiện cho biết đã đưa đủ lượng nước vào trực tràng.

14

Dặn người bệnh giữ nước trong ruột khoảng 10 - 15 phút hoặc lâu hơn nếu được. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ trong vài phút.

Thời gian giữ nước trong ruột càng lâu càng làm cho phân mềm ra dễ tống xuất ra ngoài.

15

Làm sạch vùng hậu môn: lau bằng giấy vệ sinh.

Tránh kích thích da người bệnh

Vệ sinh hậu môn

16

Để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng bên trái 

Các phương pháp thụt tháo đạt hiệu quả cao hơn khi người bệnh giữ được dịch thụt một khoảng thời gian, người bệnh giữ nước dễ hơn khi nằm.

17

Giúp người bệnh chuẩn bị đại tiện

Khi người bệnh không thể giữ dịch được nữa thì giúp người bệnh đi vào nhà vệ sinh hoặc lót bô đại tiện cho người bệnh đại tiện tại giường.

Chuẩn bị cho người bệnh tháo phân.

18

Vệ sinh: Sau khi người bệnh đại tiện, giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục.

Ngăn ngừa viêm nhiễm đường sinh dục đặc biệt là phụ nữ.

19

Cho người bệnh nằm lại tư thế thuận tiện, đặt thêm một tấm lót dưới mông để phòng ngừa một ít phân còn lại tiếp tục tháo ra.

Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

20

Tháo găng và rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm 

21

Đánh giá tính chất phân và ghi hồ sơ

Lượng dịch thụt vào cho người bệnh, loại ống thông, kích cỡ ống.

Lượng phân tháo ra, màu sắc, mùi, số lượng.

Thời gian thụt, thời gian giữ dung dịch thụt trong đại tràng. 

Tình trạng đại tiện và tình trạng chung của người bệnh.

Cung cấp thông tin kết quả thụt tháo.

B.  Thụt lượng nhỏ, dung dịch đóng gói sẵn

1

Rửa tay

Giảm nguy cơ lây nhiễm

2

Lấy túi chứa dung dịch thụt tháo ra khỏi bao bì Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Ngâm túi dung dịch thụt tháo vào nước ấm trước khi sử dụng.

Chuẩn bị dung dịch thụt tháo.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đọc hướng dẫn để sử dụng đúng với thiết kế của bình (lọ, type).

Dung dịch thụt đóng gói sẵn

3

Mang găng tay sạch

Bảo vệ tay không tiếp xúc với phân.

4

Đặt tấm lót dưới mông người bệnh, đặt người bệnh nằm nghiêng trái, chân phải co tối đa hoặc tư thế chổng mông.

Giúp bộc lộ hậu môn dễ hơn. Thuận tiện khi bơm dung dịch thụt.

Tư thế người bệnh nằm nghiêng và cách cầm dung dịch thụt đóng gói sẵn

5

Tháo nắp của bình chứa dung dịch thụt tháo, bôi trơn đầu ống. 

Ngăn ngừa sự tổn thương hậu môn trực tràng.

6

Bóp nhẹ bình chứa để đuổi hết khí ra khỏi đầu ống. 

 Hạn chế khí đi vào trực tràng.

7

Đưa đầu ống vào hậu môn: Yêu cầu người bệnh hít thở sâu, nhẹ nhàng đưa đầu ống vào hậu môn, đầu ống chếch về hướng rốn

Hạn chế co thắt hậu môn để đưa đầu ống dễ dàng. Tránh tổn thương thành trực tràng.

8

Bóp túi chứa đến khi dung dịch thụt vào hết trong hậu môn và dặn người bệnh cố giữ dịch lại cho đến khi không thể giữ được nữa, thường là 15 phút. 

Đủ liều gây kích thích đại tràng hút nước.

Bơm dung dịch thụt

9

Lấy đầu ống ra khỏi hậu môn và bỏ vào rác thải

Ngăn ngừa sự lây nhiễm

10

Thực hiện tương tự bước 15 đến 19 của kỹ thuật thụt lượng lớn bằng dung dịch thụt).

Xem lại bước 15 đến bước 19

11

Tháo bỏ găng, rửa tay

Hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật

12

Ghi hồ sơ:

Loại dịch thụt

Phân tháo ra: lượng, màu, mùi

Tình trạng đại tiện của người bệnh

Theo dõi tình trạng bệnh và chịu trách nhiệm về pháp lý.

Bảng kiểm thực hành kỹ thuật thụt tháo

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định

2

Chuẩn bị dụng cụ

A. Thụt bằng nước

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

3

Rửa tay

4

Tiếp xúc, giải thích cho người bệnh

5

Kiểm tra lại dụng cụ

6

Che bình phong hoặc đóng cửa

7

Đặt tấm lót dưới mông người bệnh. Đặt tư thế người bệnh

8

Thử nhiệt độ nước

9

Cho nước vào túi hoặc bình chứa nước thụt, đuổi khí rồi khóa van lại. 

10

Mang găng sạch

11

Bôi trơn đầu ống thông

12

Đưa ống thụt hoặc ống thông trực tràng vào hậu môn - trực tràng.

13

Nâng cao bình chứa dung dịch và mở khóa cho dịch vào trực tràng. 

14

Cho dịch chảy vào với tốc độ chậm

15

Khóa van và rút ống thông ra khỏi trực tràng

16

Dặn người bệnh giữ nước trong ruột

17

Làm sạch vùng hậu môn

18

Để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng bên trái

19

Giúp người bệnh chuẩn bị đại tiện

20

Giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục, mặc quần

21

Cho người bệnh về phòng, nằm lại tư thế thuận tiện.

22

Tháo găng và rửa tay

23

Đánh giá tính chất phân và ghi hồ sơ

B. Thụt lượng nhỏ, dung dịch đóng gói sẵn

1

Rửa tay

2

Ngâm túi dung dịch thụt tháo vào nước ấm trước khi sử dụng.

3

Mang găng tay sạch

4

Đặt tấm lót dưới mông người bệnh, Đặt tư thế người bệnh

5

Tháo nắp của bình, bôi trơn đầu ống 

6

Đuổi khí

7

Đưa đầu ống thụt vào hậu môn trực tràng 

8

Bóp túi chứa đến khi dung dịch thụt vào hết trong hậu môn.

9

Lấy đầu ống ra khỏi hậu môn và bỏ vào rác thải

10

 Lau hậu môn, dặn NB giữ thuốc một thời gian

11

Giúp NB đi đại tiện

12

Hỗ trợ NB vệ sinh sau đại tiện

Giúp NB mặc quần, về phòng bệnh

13

Tháo bỏ găng, rửa tay

14

Ghi hồ sơ

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành chăm sóc bài tiết

TT

Năng lực

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc làm sai

(0)

1

Nhận định được nhu cầu của người bệnh về áp dụng các biện pháp chăm sóc bài tiết. 

2

Thực hiện kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh. 

3

Thực hiện kỹ thuật hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh.

4

Thực hiện kỹ thuật thông tiểu - dẫn lưu nước tiểu: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh.

5

Thực hiện các kỹ thuật thụt tháo: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh.

6

Hướng dẫn được người bệnh/gia đình sử dụng bô đại tiện, bô tiểu phù hợp với nhu cầu bài tiết của người bệnh.

7

Hướng dẫn được người bệnh/gia đình sử dụng Uridom dẫn lưu nước tiểu phù hợp với nhu cầu bài tiết của người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2012). Kỹ năng thực hành điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Chính và Vũ Thị Là (2019). Điều dưỡng cơ sở tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.