Bmi là viết tắt của từ gì năm 2024

Tìm hiểu ý nghĩa của những từ viết tắt này sẽ hữu ích cho việc chăm sóc sức khoẻ trong đời sống hằng ngày, bạn đã biết chưa? Cùng Quí Nguyễn khám phá ngay sau đây.

Hiểu rõ những từ thường gặp này giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình tốt hơn

1. BMI là gì?

BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, được hiểu đơn giản là chỉ số cơ thể, được dùng để đánh giá mức độ cơ thể là gầy hay béo của một người qua chiều cao và cân nặng. Nguồn gốc chỉ số này xuất phát từ nghiên cứu của nhà bác học người Bỉ tên Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

Tuy nhiên, chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ). Nó cũng không chính xác với các bà bầu đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.

Bảng chỉ số BMI cho người trên 20 tuổi

2. WHR – chỉ số quyết định thân hình đẹp hay không đẹp

Khi nhắc đến số đo cơ thể, chúng ta thường nghĩ tới BMI. Tuy nhiên, tỷ lệ eo mông – WHR (waist – hip raito) mới là chỉ số quyết định thân hình bạn đẹp hay không đẹp.

Cách tính chỉ số WHR:

WHR = Vòng eo/Vòng mông

(Vòng eo: là số đo ngang rốn, tính bằng cm

Vòng mông: là số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông)

Nếu WHR < 1

Cơ thể thuộc dạng trái lê (pear-shaped body)

Tức vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh, thường gặp ở nữ giới, nguy cơ béo phì phần thấp.

Nếu WHR > 1

Cơ thể sẽ thuộc dạng trái táo (apple-shaped body)

Tức vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới, tiềm ẩn nguy cơ béo phì phần trên.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tỷ số vòng eo trên vòng mông và sức khỏe của một người. WHR vào khoảng 0.7 với phái nữ và 0.9 với phái nam báo hiệu sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao. Ở phụ nữ sở hữu chỉ số WHR chuẩn, mức estrogen (một loại hooc môn nữ) có trạng thái tốt nhất, họ ít mắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch và ung thư buồng trứng. Còn ở nam giới có WHR vào khoảng 0.9 thường ít mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn.

3. BFP – tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể

Tỷ lệ phần trăm mỡ quyết định đến thể trạng và sức khỏe của bạn

Thật khó để xác định được phần trăm mỡ lý tưởng cho cơ thể bởi vì nó sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi đối tượng. Theo nghiên cứu mới công bố của Mayo Clinic (tổ chức phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mĩ và toàn thế giới về lĩnh vực chăm sóc y tế): “Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể khỏe mạnh ảnh hưởng đáng kể về mức độ cholesterol của bạn như tăng cholesterol có lợi (lipoprotein mật độ cao, hoặc HDL) và loại bỏ cholesterol có hại”. Điều này dẫn đến, ít cholesterol có hại sẽ giúp động mạch lưu thông ổn định hơn và giảm áp lực lên tim của bạn.

Cách tính: BFP = Trọng lượng của chất béo / (chia cho) tổng trọng lượng cơ thể) * 100% sẽ cho biết số phần trăm lượng mỡ trong cơ thể.

Kết quả đối chiếu theo bảng sau để biết tình trạng cơ thể:Tình trạng cơ thể

Như vậy, biết được phần trăm mỡ cơ thể giúp bạn quyết định đạt được mục tiêu cấu tạo các thành phần khỏe mạnh của cơ thể bằng cách tăng lượng cơ trong cơ thể và giảm lượng mỡ thừa.

4. Bạn biết gì về BPM?

Chỉ số BPM đơn giản là một đơn vị quy ước nhịp tim trong một phút, được viết tắt theo tên tiếng anh là Beats per minute. Chỉ số nhịp tim của bạn 95bpm, có nghĩa là trong 1 phút, nhịp tim của bạn đập 95 lần.

Ở người bình thường, nhịp tim lý tưởng nhất là từ 60 - 80 nhịp/phút ở trạng thai nghỉ ngơi và đôi khi chúng có thể dao động lên 100 bpm. Tuy nhiên, khi nhịp tim tăng, tim đồng nghĩa phải làm việc nhiều hơn, nhưng hiệu quả bơm máu đi nuôi cơ thể lại bị giảm, về lâu dài có thể làm tăng gánh nặng cho tim, cuối cùng có thể dẫn tới suy tim.

BPM là gì?

5. Đừng nhầm lẫn giữa BPM và BP!

BP là viết tắt của Blood Pressure (Huyết áp), đây là một cách khác để đo sức khoẻ tim mạch, nó không phải là chỉ số đo tim mạch (BPM). BP sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ hiểu sâu hơn về các yếu tố nguy cơ lâu dài tiềm ẩn. Ví dụ, tùy theo BP cao hay thấp, bác sĩ có thể giải thích cơ hội chống lại các cơn đau tim hoặc suy thận trong tương lai của chúng ta. Theo dõi BP giúp các bác sỹ và chính bản thân chúng ta kiểm soát được sức khỏe tim mạch của mình.

Sự khác biệt giữa huyết áp và nhịp tim

6. Chuyển hóa BMP

Chuyển hóa cơ bản (BMP) là một xét nghiệm máu cung cấp thông tin về:

  • Lượng đường (glucose) và canxi trong máu
  • Cách thận đang hoạt động
  • Cân bằng điện giải và chất lỏng của cơ thể

Xét nghiệm BMP – Basic Metabolic Panel (Bảng chuyển hoá cơ bản) là xét nghiệm máu cơ bản đánh giá chức năng thận, chất điện giải, lượng đường trong máu, giúp các bác sỹ biết nếu bạn bị mất nước hoặc các vấn đề khác nguy hiểm hơn. Khi đọc kết quả xét nghiệm máu của mình, nếu hiểu về BMP sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về tình trạng sức khoẻ để có cách chăm sóc phù hợp, nhất là đối với trẻ em.

7. Để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đừng bỏ qua: ERW/ARW

Electrolyzed Reduced Water viết tắt là ERW, còn được gọi là Alkaline Reduced Water – là tên khoa học của nước chiết xuất điện phân. Đây là một loại nước được tạo ra qua quá trình điện phân nước từ máy điện giải.

Nước ion kiềm được tạo ra ở cực âm của quá trình điện phân nước trong máy điện giải có tên khoa học được viết tắt là ARW/ERW

Loại nước này còn có các tên gọi thông dụng khác như nước điện giải ion kiềm, nước ion kiềm, nước ion kiềm giàu Hydro hay gọi tắt là nước kiềm. Trong tiếng Anh nước này là Alkaline ionized water. Còn theo triết lý của người Nhật, nước ion kiềm giúp đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, khỏe mạnh tự nhiên như ban đầu nên được gọi là nước hoàn nguyên như đúng tên gọi của nó.

Theo triết lý của người Nhật, nước ion kiềm được gọi là nước hoàn nguyên

Không chỉ là loại nước sạch, đây còn là loại nước tốt cho sức khỏe có giá trị hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nước ion kiềm là phát minh vĩ đại của các nhà khoa học Nhật Bản vào những năm 1940 và được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng trong thông cáo Dược phẩm 763 (1965).

Khác với các loại nước thông thường, nước ion kiềm có các đặc tính ưu việt như tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa nhanh các axit dư thừa, cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ giúp cấp nước cho tế bào và đào thải độc tố nhanh chóng, giàu chất chống oxy hóa (chứa nhiều phân tử Hydro/Hydrogen) giúp loại bỏ các gốc tự do và phòng chống bệnh tật, giàu vi khoáng (Na, K, Ca, Mg…) giúp xây dựng các tế bào cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.

Như vậy, ở trên là các từ viết tắt và ý nghĩa của nó mà bạn cần phải biết trong đời sống thường ngày để có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình và gia đình. Hi vọng qua bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin sức khỏe hữu ích nhất.

chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?

BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, từ 23 – 24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì. Còn chỉ số BMI theo phân loại quốc tế (WHO) thì dưới 18,5 là nhẹ cân, 18,5-24,9 là bình thường, 25-29,9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì. Chỉ số trên đánh giá chính xác trọng lượng cơ thể ở gần hết người lớn trên 19 tuổi.

chỉ số BMI bao nhiêu là suy dinh dưỡng?

Nếu chỉ số BMI của bạn thấp hơn mức 18.5, nhiều khả năng bạn đang rơi vào tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Đối tượng này thường không sở hữu sức khỏe dẻo dai, ổn định.

Chỉ số cân đối là gì?

Chỉ số BMI là gì? BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét), để đánh giá được tình trạng cơ thể: gầy, cân đối, thừa cân, béo phì của một người trưởng thành.

Cân nặng viết tắt là gì?

Trong đó: BMI đơn vị thường dùng là kg/m2. Cân nặng (kg) Chiều cao (m)