Bị tiêu chảy uống trà sữa được không

Theo Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp, bạn cần lưu ý tránh một số thực phẩm có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa. Dưới đây là 6 loại thực phẩm người bệnh không nên sử dụng khi bị tiêu chảy.

Đồ ăn nhiều chất béo

Thức ăn nhiều chất béo làm tăng tốc độ co bóp của ruột, có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo như: thức ăn nhanh, thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có kem béo… Thay vào đó, nên lựa chọn thịt nạc như: thịt lợn nạc, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem…

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không
Người bệnh tiêu chảy cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán

Thực phẩm gây đầy hơi

Một số loại trái cây và rau quả có thể gây đầy hơi như: đậu, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô (mơ khô, mận khô, nho khô)… Tình trạng đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu dạ dày và làm triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Do vậy, bạn cần tránh những thức ăn này cho đến khi bệnh tiêu chảy ổn định. Nên sử dụng các thực phẩm khác như: rau chân vịt, bí, dâu tây, dứa, dưa lưới…

Chất làm ngọt nhân tạo

Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có tác dụng nhuận tràng. Chúng cũng có thể làm tăng khí và đầy hơi, không tốt cho người bệnh đang bị tiêu chảy.

Bạn cần tránh các loại thực phẩm thường chứa chất làm ngọt nhân tạo như: nước ngọt, soda ăn kiêng, kẹo không đường, kẹo cao su không đường, chất thay thế đường cho cà phê và trà. Thay vào đó, hãy chọn nước trắng hoặc trà không đường, trà thảo mộc.

Sản phẩm từ sữa

Nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh có biểu hiện không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hóa.

Các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường gọi là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt men lactase này. Đường lactose không được tiêu hóa sẽ làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Thực phẩm chứa lactose phổ biến bao gồm: sữa, kem, phô mai… Tuy nhiên, sữa chua là một ngoại lệ. Người bệnh nên chọn sữa chua vì chứa men vi sinh tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nên ăn sữa chua nguyên chất và ít đường.

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không
Sữa và sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua) không tốt cho người bị tiêu chảy

Đồ uống chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Bạn nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh tiêu chảy ổn định. Nên lựa chọn uống nước trắng, nước dừa, nước trà thảo mộc, dung dịch bổ sung điện giải… để đề phòng mất nước qua phân do tiêu chảy nhiều lần.

Thực phẩm không an toàn

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy, bạn càng cần phải lựa chọn thức ăn cẩn thận từ nguồn gốc, độ tươi ngon, đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn.

Đặc biệt, lưu ý vệ sinh thực phẩm tốt: rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước chảy, vệ sinh dao, thớt, bồn rửa trước và sau khi sử dụng. Nấu chín kỹ thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.

Tuyệt đối không ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố. Không nên ăn rau sống và các thực phẩm chưa được nấu chín.

Nguyễn Liên

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không

Đa số các món ăn đã chế biến có thể để 3-4 ngày trong tủ lạnh dưới 4 độ C.

Vì sao một số người bị tiêu chảy khi uống sữa

VTV.vn - Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại bị tiêu chảy khi uống sữa hay chưa? Đừng bất ngờ nhé bởi không ít người cũng rơi vào tình trạng giống bạn!

Sữa là một chất tiết ra trong thời kỳ các loài động vật có vú nuôi con mới sinh. Tùy vào nhu cầu của các con non, lượng sữa cũng như thành phần dinh dưỡng của mỗi loại sữa lại khác nhau. Sữa bò được sử dụng nhiều hơn cả và được coi là loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi và nhiều chất dinh dưỡng.

Khi ngành công nghiệp sữa càng phát triển, việc sử dụng sữa cùng ngày một phổ biến. Tuy nhiên cũng từ đó, đã xuất hiện một số quan điểm bất lợi về việc sử dụng sữa, trong đó có việc xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở một số người.

Thành phần đáng lưu ý trong sữa có đường lactose. Theo các chuyên gia, có không ít người không hấp thu được loại đường lactose, gây nên tình trạng không dùng nạp được sữa hoặc tiêu chảy khi dùng sữa. Bên cạnh đó, cũng có những người cao tuổi chưa từng sử dụng sữa cũng có thể thiếu chất men cần thiết để tiêu hóa đường lactose trong sữa.

Việc rối loạn tiêu hóa khi uống sữa cũng có khả năng do tình trạng nhiễm khuẩn. Do giàu dưỡng chất nên sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn. Việc nhiễm khuẩn có thể xảy ra ngay từ quá trình vắt sữa cho đến khâu thu mua, chế biến và bảo quản. Vì thế, khi lựa chọn sản phẩm từ sữa cần đặc biệt chú ý đến thời gian sử dụng, tình trạng bao bì phải nguyên vẹn, tránh sử dụng phải sữa đã biến chất.

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không
Những ai không nên uống sữa đậu nành?

VTV.vn - Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng song không phải dành cho tất cả mọi người.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của TV Online!

Từ khóa:

tiêu chảy khi uống sữa, đi ngoài khi uống sữa, vì sao bị tiêu chảy khi uống sữa, rối loạn tiêu hóa, lợi ích của sữa

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI Lê Hữu Đồng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi mắc phải các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa nói chung, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Hay cụ thể hơn là chọn lọc kỹ các loại thực phẩm hàng ngày trong khi bệnh. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là “ Người bị tiêu chảy nên ăn gì ?”. Hãy cùng bác sĩ Lê Hữu Đồng - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang điểm qua một số thực phẩm được khuyên dùng và chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bị tiêu chảy.

1. Người bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì? Những thực phẩm sau được khuyên là phù hợp và có lợi cho những người bị tiêu chảy. Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo...

  • Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.
  • Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.
  • Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không

Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy

  • Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.
  • Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.
  • Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta - nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy

Những thực phẩm cần tránh có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản..., các loại rau nhiều chất xơ. Đây là những thực phẩm có thể khiến đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không

Trà hoa cúc, hàm lượng ta - nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột

Nhiều người mặc dù đã sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với bệnh trạng nhưng vẫn không thể dứt bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân rất có thể là chưa có một chế độ ăn uống khoa học. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy phải bảo đảm:

  • Thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể: Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm và nước rau quả.
  • Chế độ ăn nâng dần khối lượng thực phẩm: Chuyển thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm...
  • Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ hoặc rau có nhiều xơ.
  • Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lí, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng.

Bị tiêu chảy uống trà sữa được không

Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung rau quả

Không khó để trả lời câu hỏi người bị tiêu chảy nên ăn gì. Tuy nhiên nếu không lưu ý, những thực phẩm mà bạn cho là rất bình thường cũng có thể làm bệnh trạng của bạn kéo dài hơn. Chia sẻ những lưu ý trong thực phẩm khi điều trị bệnh tiêu chảy cho bạn bè và người thân bạn nhé!

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có 2 loại vắc-xin phòng tiêu chảy do virus Rota là: Rotarix sản xuất bởi GSK tại Bỉ và Rotateq sản xuất bởi công ty MSD tại Mỹ.

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM: