Bị Basedow có mang thai được không

Basedow là bệnh lý gây cường giáp rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt trong thai kỳ, Basedow gây nhiều nguy cơ cho sản phụ và em bé. Cùng tìm hiểu để nắm rõ bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không? Nếu có mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào?

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh Basedow

Trước khi tìm hiểu bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế của bệnh Basedow là gì.

Basedow là bệnh tự miễn bắt nguồn từ phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch gây Basedow. Một số đối tượng nguy cơ này là:

  • Thai kỳ và giai đoạn hậu sản.
  • Bổ sung quá nhiều I-ốt qua thức ăn.
  • Chất Lithium ( thường có trong thuốc thần kinh) có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch cơ thể.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Một số loại virus và vi khuẩn có thể làm kích hoạt đáp ứng miễn dịch cơ thể.
  • Điều trị corticoid không đúng cách. Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng không đúng liều, thời gian hoặc ngưng điều trị cũng có thể gây đáp ứng miễn dịch.
  • Cơ thể và tinh thần cũng có thể gây rối loạn miễn dịch cơ thể.

Thai kỳ vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh Basedow. Vì thế bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không? Thì câu trả lời là bản thân Basedow gây ảnh hưởng xấu đến sinh sản.

Bị Basedow có mang thai được không
Basedow tăng nhiều nguy cơ trong thai kỳ

Triệu chứng và biến chứng của bệnh Basedow

Triệu chứng cơ năng

  • Sụt cân nhanh. Đây là biểu hiện thường gặp nhất. Bệnh nhân mất nhiều cân nặng với tốc độ nhanh mặc dù vẫn ăn ngon.
  • Rối loạn tinh thần: Dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, khó tập trung và mệt mỏi nhưng khó ngủ.
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt. Có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng. Có triệu chứng hay khát và uống nước nhiều.
  • Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác tức ngực, khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng

Triệu chứng thực thể

  • Tim mạch: Tim đập nhanh thường xuyên, huyết áp tăng, mạch đập mạnh. Ở những người có bệnh tim trước đó có thể xuất hiện triệu chứng suy tim.
  • Triệu chứng thần kinh- cơ: Run đầu chi, tăng lên khi xúc động hay gắng sức. Yếu cơ tứ chi, đặc biệt là các cơ ở gốc chi. Người bệnh đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn.
  • Bướu giáp lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt.
  • Lồi mắt: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
  • Phù niêm trước xương chày, tổn thương xương. Dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra.
Bị Basedow có mang thai được không
Các biểu hiện của Basedow trong thai kỳ cần chú ý

Biến chứng của bệnh Basedow

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, Basedow có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh thường xuyên ở bệnh nhân cường giáp có thể gây khởi phát vào các rối loạn nhịp nguy hiểm. Thường gặp nhất là rung nhĩ. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy tim do cường giáp.

Cơn bão giáp: Đây là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tính mạng.  Tình trạng hormone tăng quá cao làm triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề.

Lồi mắt ác tính: Thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng. Lồi mắt hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Thực tế, bệnh Basedow ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển bình thường của thai nhi cụ thể như sau:

Trẻ sinh ra khi mẹ mắc bệnh Basedow sẽ có nguy cơ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân bắt nguồn từ kháng thể kích thích tuyến giáp có thể truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến tuyến giáp trẻ sơ sinh. Cường giáp ở trẻ sơ sinh làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời. Nên tầm soát và kiểm tra kĩ sức khỏe thai nhi trước khi sinh để có kế hoạch xử lý tiếp theo.

Trước khi sinh, tim thai nhanh, siêu âm xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai chậm tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Việc điều trị cường giáp ngay trong thai kỳ phụ thuộc nhiều yếu tố và phải tuân theo chặt chẽ y lệnh của bác sĩ. Sau khi sinh, cường giáp có thể được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm máu.

Về mặt sản phụ, bệnh Basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc nặng hơn ở người đã bị mắc trước đó. Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không thì câu trả lời là có. Bệnh  làm tăng nguy cơ sinh non và xuất hiện tiền sản giật ở thai phụ.

Ngoài ra, sản phụ sẽ có nguy cơ phát triển suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Thai kỳ làm các triệu chứng tim mạch nặng hơn gây tăng áp lực lên hệ tuần hoàn của mẹ.

Bị Basedow có mang thai được không
Tìm hiểu bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không và gây ảnh hưởng như thế nào?

Những cách phòng ngừa bệnh Basedow

Tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng chúng ta có thể nâng cao khả năng phòng bệnh. Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể giúp phòng ngừa Basedow góp phần giảm ảnh hưởng của Basedow trong sinh sản . Một số phương pháp như sau:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều I-ốt,
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm stress.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích.
  • Luyện tập thể dục thể thao.
  • Điều trị tốt các bệnh lý nội khoa nền.

Như vậy, Basedow là bệnh lý tuyến giáp gây nhiều nguy cơ trong thai kỳ. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng cho cả sản phụ và trẻ sơ sinh. Việc chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị lâu dài đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ của Basedow trong thai kỳ.

Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà Đã trả lời: Ngày 18/05/2021
Nội tiết

Chào bạn,

Basedow là bệnh lý nội tiết thường gặp ở phụ nữ, rất nhiều chị em cũng từng thắc mắc liệu bị Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản hay không?. Thực tế, chị em trong độ tuổi sinh đẻ không may mắc phải căn bệnh này vẫn hoàn toàn có thể sinh con nếu được điều trị tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ khi được điều trị ổn định thì mới quyết định mang thai, bởi trong quá trình chữa trị, các thuốc kháng giáp có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non…

Nếu như bệnh Basedow không được điều trị ổn định, có thể gây ra biến chứng trong quá trình thai kì như:

– Đối với thời điểm bệnh mới xảy ra trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ ở người phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài những triệu chứng điển hình, sản phụ còn có thể bị đẻ non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, người mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp.

– Nguy cơ suy giáp thai kỳ ở người mẹ: Do không điều trị hoặc không điều trị đủ liều nên gây ra thiếu máu, các bệnh lý về cơ như đau cơ, yếu cơ, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường về nhau thai, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và chảy máu cam sau sinh. Đa phần các biến chứng này xảy ra ở những phụ nữ bị suy giáp giai đoạn nặng.

– Nguy cơ suy giáp thai kỳ với em bé: Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển não của trẻ. Trẻ sinh ra suy giáp bẩm sinh có thể gặp bất thường nghiêm trọng về nhận thức và sự phát triển của hệ thần kinh. Điều này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu trẻ được phát hiệm sớm ngay sau khi sinh.

Tóm lại, nếu bạn đang bị mắc Basedow và chưa được điều trị ổn định thì không nên có thai vào thời kỳ mang bệnh, vì lúc này nguy cơ thai nhi rất dễ bị di truyền từ mẹ sang con và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tôi cảm thấy rất đau lòng vì mình đã hại con, nhưng tôi không muốn gia đình tan vỡ, và tôi muốn sinh thêm 1 cháu nữa. Mong Tuổi Trẻ Online giúp đỡ tôi phải làm sao để sinh con được bình thường. Xin cảm ơn rất nhiều.

Bạn đọc

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Bạn thân mến,

Bạn không tiếp tục đau lòng nữa vì việc có thai trong khi uống thuốc trị bệnh Basedow không có gì là sai và gần như không có tác hại gì đối với thai nhi. Hi vọng những điều tôi trình bày sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ và an tâm hơn, cũng như xác định được những việc cần làm.

Bệnh Basedow (trong các tài liệu tiếng Anh được gọi là bệnh Graves - Graves’ disease) là bệnh tuyến giáp thường gặp, gây ra cường giáp và có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc uống. Hai biện pháp khác dùng khi thuốc uống kém hiệu quả hoặc khi bệnh tái phát là phẫu thuật cắt bớt tuyến giáp và dùng iốt phóng xạ.

Với biện pháp dùng thuốc uống, có hai loại thuốc kháng giáp thường được dùng là propyl-thio-uracil (viết tắt là PTU) và methimazole (còn được biết với tên thiamazole). Hai thuốc này có thể dùng được trong thời gian mang thai trong trường hợp cần thiết, và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

Những tác hại chính là do dùng thuốc không đúng liều lượng và không phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu bạn dùng liều thấp (1-2 viên mỗi ngày) thì không nên e ngại ảnh hưởng đến con bạn. Con bạn đã sinh ra và (nếu) không có khiếm khuyết bẩm sinh thì bạn nên an tâm.

Việc điều trị bệnh Basedow bằng thuốc có một điểm hạn chế là bệnh có thể và thường tái phát sau khi ngưng thuốc. Để hạn chế vấn đề này, thời gian dùng thuốc nên kéo dài ít nhất là 1 năm, có thể lâu hơn nếu cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn không thể chắc chắn hoàn toàn là không bị phát sau khi chấm dứt đợt điều trị. Do vậy, việc tái khám, theo dõi sau khi ngưng thuốc là cần thiết nhằm phát hiện sớm sự xuất hiện trở lại của bệnh.

Một khi người bệnh đã ngưng thuốc và bệnh không tái phát, đó là lúc tốt nhất để có thai. Tuy nhiên, diễn tiến có thể không như mong muốn. Bệnh có thể tái phát trở lại khi bạn chuẩn bị có thai hoặc trong thời gian mang thai. Do vậy, nhiều trường hợp việc dùng thuốc kháng giáp là không thể tránh khỏi.

Thông thường, không nhất thiết phải đợi đến khi bệnh ổn định, ngưng thuốc mới có thai. Bạn có thể có thai an toàn khi bệnh ổn định và đang duy trì bằng một liều thuốc kháng giáp thấp. Trường hợp bệnh tái phát và phải dùng thuốc liều cao, bạn vẫn có thể và nên tiếp tục thai kỳ, miễn là bệnh cường giáp được điều trị đúng và được kiểm soát tốt.

Trường hợp bạn muốn có thêm một cháu nữa thì nên kiểm tra tình trạng bệnh ngay trước khi có thai, cũng như trong suốt thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh. Nếu bệnh chưa ổn định, bạn có thể sẽ phải uống thuốc kháng giáp trước cũng như trong thời gian mang thai. Việc này không quan trọng lắm. Bạn nên đi khám đều đặn để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh liều lượng thuốc, nếu cần, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất cho bạn và cho cả thai nhi.

Nếu bạn sinh con ở những bệnh viện có đủ phương tiện xét nghiệm, con của bạn sẽ được kiểm tra về bệnh tuyến giáp ngay lúc sinh, chủ yếu là làm xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp. Nếu con của bạn chưa được kiểm tra vào lúc sinh, bạn có thể đưa con đi khám và xét nghiệm tại các bệnh viện nhi.

Một việc làm không đúng thường xảy ra khi người bệnh có thai là ngưng tất cả thuốc đang uống mà không đi tái khám. Điều này hết sức nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh cũng như thai nhi. Bệnh Basedow thường hay tái phát khi có thai, nhưng nếu được theo dõi kỹ và điều trị một cách hợp lý, sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi hầu hết đều rất tốt, gần giống như người bình thường. Bạn có thể theo dõi và điều trị bệnh Basedow tại các trung tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa nội tiết trong thành phố như BV Đại học Y dược, BV Chợ Rẫy, BV Nhân Dân 115, BV Nguyễn Tri Phương…

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)