Bé hay bị vết bầm tím ở chân webtretho

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho người lớn

Chân e bị như thế này không biết là nguyên nhân gì? Ai biết chỉ em với

Bé hay bị vết bầm tím ở chân webtretho

Hôm qua ngồi lướt mạng đọc được tin đại loại là mẹ này có con đi học mẫu giáo, sau vài buổi con đi học rất vui vẻ thì cu cậu về nhà với nhiều vết bầm tím trên người. Người mẹ lo lắng nên chụp ảnh lại hỏi cô giáo phụ trách lớp. Sau khi xem camera thì phía nhà trường vẫn chưa đưa ra cho phụ huynh được lời giải thích thỏa đáng nên mẹ bé lại ra về.

Đến trưa hôm sau lúc bé ngủ say thì mẹ bé phát hiện trên cơ thể con lộ rõ nhiều vết bầm đỏ trên da cùng vết bầm trên đỉnh đầu. Vì quá nóng ruột nên chị ấy đã chụp ảnh lại lần nữa gửi cho cô giáo và yêu cầu giải thích lý do nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía cô giáo.

Bé hay bị vết bầm tím ở chân webtretho

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tiếp sau đó là màn “bóc phốt” của mẹ bé với cô giáo và nhà trường về việc thiếu trách nhiệm lên facebook. Cũng ngay hôm đó gia đình cùng cô giáo đưa bé tới viện khám để biết tình hình. Sau khi làm các xét nghiệm thì bác sĩ thông báo kết quả bé bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Là một căn bệnh chứ không phải bị bạo hành ở trường/ Nhờ được chăm sóc và cứu chữa kịp thời nên bé đã qua con nguy kịch. Đồng thời người mẹ cũng rút ra được bài học lớn cho riêng mình khi chưa tìm hiểu kỹ sự việc đã vội quy kết.

Đọc xong câu chuyện này tôi lại nhớ đến chuyện của mình 3 năm trước, lúc ấy con gái lớn của tôi đang học lớp 5 tuổi tại 1 trường mầm non gần nhà. Bé cũng gặp tình trạng y hệt như trên, chỉ khác là mức độ nhẹ hơn. Và bản thân tôi sau khi nói chuyện với cô và cô khẳng định là cô không đánh bé thì tôi và chồng đã lập tức đưa con tới bệnh viện để khám. Kết quả chúng tôi phát hiện con bị xuất huyết giảm tiểu cầu.

Đặt vào tâm trạng của người mẹ, quả thật lúc ấy tôi vô cùng lo lắng và bất an, thậm chí không tin tưởng vào những gì cô giáo của con nói. Tuy nhiên tôi bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, hỏi thêm con về chuyện này thì con gái cũng nói rằng cô không đánh. Nhưng khi được mẹ hỏi vậy tại sao người lại bầm tím thế kia thì bé ậm ừ không trả lời được, có lúc lại bảo: Con không sao, tự nhiên nó bị vậy đó mẹ…

Tôi nghĩ sau chuyện này nhiều bà mẽ sẽ cần nghiêm túc hơn nữa trong việc quan tâm tới sức khỏe của trẻ nhỏ để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc khác như nhà tôi và gia đình người mẹ tôi vừa kể ở trên. 

Trong trường hợp các mẹ phát hiện có vết bầm tím trên người bé nhưng nguyên nhân không phải do va đập thì rất có thể sẽ là biểu hiện của những căn bệnh em liệt kê sau đây. Các mẹ lưu ý để có những phương án xử lý kịp thời, tránh để quá muộn bệnh nặng, khó chữa.

1. Bệnh gan

Khi nhắc đến bệnh gan nhiều người sẽ nghĩ đó là bệnh của người trưởng thành. Tuy nhiên thì trẻ em cũng rất dễ có thể mắc phải đấy ạ. Bệnh gan ở trẻ em là cụm từ chỉ các bệnh lý về gan thông thường ở trẻ như: nhiễm siêu vi viêm gan ( A, B, C...). 

Khi gan gặp vấn đề, khả năng giải phóng các protein cần thiết cho quá trình đông máu sẽ sụt giảm. Vì vậy nhưng vết bầm sẽ dễ xuất hiện hơn, da chuyển màu vàng, ngứa, nước tiểu màu sẫm và chân có thể bị sưng. 

2. Bệnh máu không đông

Bệnh có tính di truyền, khi bị bệnh máu của người bệnh sẽ đông chậm hơn lúc bị thương, thậm chí là không đông. Nguyên nhân là do thiếu 1 số loại protein cần thiết cho quá trình đông máu.

3. Thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh scurvy. Biểu hiện thường thấy là nướu răng bị chảy máu, bị những vết thâm tím do xuất huyết dưới da. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Ngoài ra, thiếu vitamin K cũng có thể gây ra vấn đề tương tự.

Bé hay bị vết bầm tím ở chân webtretho

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

4. Ung thư

Đây là một dạng ung thư máu và tủy xương, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Ung thư loại này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và da dễ bị bầm tím, các chuyên gia cho biết.

5. Tiểu đường

Người bị tiểu đường thường gặp vết bầm tím trên da. Bệnh này tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu nên cũng dễ gây ra các vết bầm tím. Ngược lại, các vết bầm tím cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Đi kèm là các dấu hiệu khác như khát nước, mệt mỏi, thị lực giảm,… Khi thấy vết bầm tím cùng với các dấu hiệu trên, chúng ta hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

6. Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

Nguồn tổng hợp

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Các mẹ ơi, hôm nọ em có tình cờ đọc được một bài báo khá là hay, nói về các vết bầm trên da của trẻ. Đúng là vấn đề em cũng đang lo lắng , vì nhóc nhà em hay thích chạy nhảy, rất ư là hiếu động, té bầm tay bầm chân là như ăn cơm bữa lun. Em nghĩ là cũng có nhiều mẹ sẽ quan tâm như em và muốn tìm hiểu về vấn đề này đây, nên em đã đánh lại bài báo đó và post lên đây cho các mẹ cùng tham khảo nhé:“Vết bầm da là một vùng da đổi màu do bị chảy máu dưới da và tích tụ dịch trong các mô. Trẻ em thường gặp vết bầm ở chân tay, trên đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ . Nguyên nhân do mạch máu dưới da bị đứt, vỡ khi bị va chạm mạnh vào vật cứng hoặc do té ngã, chơi thể thao... Đối với các sang chấn nhẹ, vết bầm thường tan từ từ. Vết bầm da có thể làm trẻ khó chịu trong nhiều ngày vì thời gian tan vết bầm thường kéo dài. Các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc tại nhà giúp trẻ dễ chịu và vết bầm tan nhanh hơn đồng thời phát hiện kịp thời biến chứng nặng.Trẻ bị bầm da thường có triệu chứng sưng, đau tại vùng bị chấn thương. Kích thước vết bầm phụ thuộc vào mức độ rỉ máu và tổn thương dưới da. Lúc đầu, vết bầm màu đỏ hay hồng, rồi đỏ tím sau 1 đến 2 ngày chuyển sang màu xanh tím. Đặc biệt ở độ tuổi đến trường, một số trẻ nhạy cảm còn bị mất tự tin với bạn bè vì chẳng may những vết bầm ở ngay mặt hay những vùng dễ nhận thấy.Hiện nay có nhiều biện pháp tiện dụng và hiệu quả để giúp trẻ xóa đi các vết bầm trên cơ thể. Nhẹ thì có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh, nặng hơn thì có thể dùng các thuốc bôi ngoài da để rút ngắn thời gian tan bầm. Cần lưu ý đến làn da nhạy cảm ở trẻ khi sử dụng các chế phẩm tan bầm. Chính vì thế các bác sỹ khuyến khích sử dụng các chế phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần tan bầm dịu nhẹ cho da như MPS (như Hirudoid) dạng phân tử thấp. Hoạt chất này sẽ thẩm thấu qua da dễ dàng giúp tan máu bầm nhanh chóng, rút ngắn thời gian lành vết thương. Đặc biệt hoạt chất này an toàn cho vùng da nhạy cảm của trẻ”.Em thấy bài báo cũng khá là hay, giải thích rõ cho mình hiểu thêm về các vết bầm tím mà con trẻ hay gặp phải. Cũng thêm một kiến thức mới cho các bà mẹ như tụi mình phải không các chị. Nhưng lọai thuốc thoa trị tan bầm mà bài báo có nhắc đến em cũng chưa thử dùng qua bao giờ, các mẹ có ai đã từng dùng thử cho gia đình hoặc cho các bé thì chia sẻ giúp em với nhé. Em cám ơn mọi người.