Bé gái bị đau vùng kín khi đi tiểu

 Bs. Diêm Thuỷ cho biết thêm, điều lạ là tôi đã điều trị rất nhiều thuốc khác nhau cho cháu nhưng tình trạng không cải thiện, khí hư tại quần lót vẫn màu xanh không đỡ. Cuối cùng tâm sự và hỏi han với người mẹ thì được biết bé gái này chỉ ăn thịt và ăn rất nhiều đồ ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, nước có ga không thích ăn rau và uống nước hoa quả. Từ việc khai thác đó, bác sĩ kê đơn cho bé và dặn mẹ cho con ăn chế độ cân bằng dinh dưỡng tăng cường rau xanh, quả, sữa chua. Sau một thời gian tình trạng viêm của cháu đã hết.

Qua thực tế khám chữa bệnh, Bs Diêm Thuỷ cho rằng chế độ ăn của em bé có ảnh hưởng rất lớn đến việc này. Nhiều trẻ ăn rất nhiều thịt, uống nước ngọt, ăn đồ ăn nhanh khiến lượng ure thải ra nhiều khiến các cháu dễ bị viêm. Do đó, chế độ ăn nhiều chất xơ, rau, uống nhiều nước rất quan trọng với các bé. Các cha mẹ nên hướng dẫn con ăn cân bằng và tăng cường rau xanh, hoa quả, sữa chua.. đây là một chế độ ăn kiềm hoá rất tốt cho cơ thể.

Từ câu chuyện trên, BS Diêm Thuỷ khuyến cáo, các bà mẹ có con gái nhỏ cần quan tâm kiểm tra quan sát đồ lót của con khi thấy có khí hư, hay con ngứa ngáy khó chịu bộ phận sinh dục có thể bé đã bị viêm nhiễm vùng kín cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám và xử lý kịp thời. 

Bởi, theo BS. Diêm Thuỷ, viêm âm đạo là bệnh đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời nó để lại hệ luỵ lớn, khi viêm không được điều trị dứt điểm nó sẽ đã lan vào tử cung, buồng trứng khi đó thì ảnh hưởng nặng nề.

Cũng theo BS. Diêm Thuỷ, trẻ em thường không bị viêm âm đạo mà chỉ viêm âm hộ. Khi thấy con bị viêm nhiều gia đình dùng các biện pháp dân gian như dùng nước chè xanh để rửa. Phương pháp này cũng rất tốt tuy nhiên với một số loại viêm nhiễm thì bệnh đỡ hơn nhưng có những viêm nhiễm không khỏi được.  Do đó, vẫn cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được hướng dẫn kịp thời.

 Chế độ ăn thiếu cân bằng với nhiều thịt, đồ ăn nhanh nước uống có ga không tốt cho sức khoẻ sinh sản của bé gái [ảnh minh hoạ]

Chia sẻ thêm về vấn đề  này, PGS.TS Lưu Thị Hồng, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế cho hay, bên cạnh chế độ ăn uống không cân bằng thì vấn đề vệ sinh của bé gái cũng là nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm. Cá  biệt bác sĩ đã gặp trường hợp bé gái học cấp 2 đến khám đã bị nấm âm đạo do đến kỳ kinh vệ sinh không tốt.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo tới các phụ huynh cần chú ý, hướng dẫn bé vệ sinh đúng cách. Đó là sau khi đi vệ sinh tiểu tiện hay đại tiện phải dùng nước rửa sạch sau đó mới thấm khô. Ở nhà nên dùng khăn xô để thấm khô. Tránh tình trạng nhiều trẻ mắc sai lầm là đi vệ sinh xong chỉ lấy giấy thấm khô mà không dùng nước rửa.

PGS. Hồng cũng lưu ý, việc bị viêm nhiễm tự ý dùng thuốc để điều trị cũng khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là tự ý dùng kháng sinh. Việt Nam là một trong nước bị kháng kháng sinh cao. Nhiều trường hợp cứ thấy ngứa là sử dụng kháng sinh đặt âm đạo, việc tự điều trị không đúng như thế thì dẫn đến kháng kháng sinh. Khi nhiễm viêm nấm mà điều trị không đúng sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và càng về sau điều trị càng khó khăn hơn do vi khuẩn kháng thuốc,

Để giảm thiểu việc viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cần làm những việc đơn giản như vệ sinh phần phụ đúng cách, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra cần ăn uống đầy đủ, da dạng thực phẩm và tập luyện thể dục, thể thao.


8% trẻ em gái và 2% trẻ em trai sẽ bị nhiễm trùng tiểu khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thận nguy hiểm cho bé. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi bệnh lý này? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như:

  • Thận, nơi lọc chất thải và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu
  • Niệu quản, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang
  • Bàng quang, nơi lưu trữ nước tiểu
  • Niệu đạo, đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể

Trong đó, các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.

Nước tiểu thông thường là vô trùng. Nhưng, trên cơ thể chúng ta thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở trên da và khu vực trực tràng, hậu môn. Đôi khi vi khuẩn có thể di chuyển vào niệu đạo, bàng quang… Khi điều này xảy ra, hệ tiết niệu của bé sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nên nhiễm trùng đường tiểu.

Có 2 loại nhiễm trùng tiểu cơ bản:

  • Nhiễm trùng bàng quang: còn được gọi là viêm bàng quang, tình trạng này có thể gây sưng và đau ở bàng quang.
  • Nhiễm trùng thận: nếu vi khuẩn đi lên từ bàng quang qua niệu quản đến thận gây nhiễm trùng thận được gọi là viêm bể thận. Nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn nhiễm trùng bàng quang và có thể gây hại cho thận, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thận bình thường, nhưng các cơ quan khác lại bất thường. Cụ thể như:

Nước tiểu từ thận xuống niệu quản và vào bàng quang. Dòng chảy một chiều này thường được duy trì nhờ một “van nắp” nơi niệu quản nối với bàng quang. Tuy nhiên, với trường hợp trào ngược túi niệu quản, nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản đến thận. Dòng nước này có thể mang vi khuẩn từ bàng quang lên thận và gây nhiễm trùng thận [viêm bể thận].

Dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn tại nhiều vị trí trong đường tiết niệu. Những tắc nghẽn này hầu hết là do các khu vực hẹp bất thường làm ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường rõ ràng, điển hình như đau bụng dưới, lưng hoặc bên hông và bé có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn. Một số trẻ sẽ mất kiểm soát bàng quang và có thể làm ướt giường. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu và/hoặc nước tiểu có màu hồng.

Với trẻ nhỏ hơn, bố mẹ cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn mới có thể nhận ra tình trạng bất thường. Đơn cử, trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn như quấy khóc, bỏ bữa hoặc sốt.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm:

  • Nóng hoặc đau rát khi trẻ đi tiểu
  • Đi tiểu có mùi hôi hoặc đục
  • Trẻ đi tiểu gấp nhưng chỉ có vài giọt
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Theo TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Trưởng khoa Tiết Niệu, BVĐK Tâm Anh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ cần được xử lý càng sớm càng tốt để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé. Vì thế, bạn nên đưa bé đến bác sĩ của chuyên khoa ngay, nếu nhận thấy con có các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng tiểu như đã đề cập ở trên.

Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu để tiến hành chẩn đoán chính xác. Mẫu này có thể được sử dụng để:

  • Phân tích nước tiểu: Nước tiểu được kiểm tra bằng một que thử đặc biệt để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng như sự xuất hiện của máu và bạch cầu. Ngoài ra, kính hiển vi có thể được sử dụng để tìm vi khuẩn hoặc mủ trong nước tiểu.
  • Cấy nước tiểu: Quá trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm này thường mất từ ​​24 – 48 giờ để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, lượng vi khuẩn tồn tại và loại kháng sinh thích hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra bổ sung để xác định xem liệu nguồn gốc của nhiễm trùng tiểu ở bé có phải do bất thường đường tiết niệu gây ra hay không. Nếu con bạn bị nhiễm trùng thận, các phương pháp dưới đây cũng được chỉ định để tìm dấu hiệu tổn thương thận:

  • Siêu âm thận và bàng quang
  • Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi tiểu [VCUG]
  • Xạ hình thận bằng DMSA
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT scan] hoặc cộng hưởng từ [MRI] thận và bàng quang

Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em có vai trò ngăn ngừa các biến chứng y khoa nghiêm trọng hơn cho trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và các tình trạng nghiêm trọng hơn như:

  • Áp xe thận
  • Giảm chức năng thận hoặc suy thận
  • Thận ứ nước hoặc sưng thận
  • Nhiễm trùng huyết dẫn đến suy nội tạng và tử vong

Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, các chuyên gia tiết niệu sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp.

Các loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là:

  • Amoxicillin
  • Amoxicillin và axit clavulanic
  • Cephalosporin
  • Doxycycline [dành cho trẻ trên 8 tuổi]
  • Nitrofurantoin
  • Sulfamethoxazole-trimethoprim

Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng bàng quang đơn giản, có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phải nhập viện để truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Trong một số trường hợp sau đây, bé của bạn cần được nhập viện:

  • Dưới 6 tháng tuổi
  • Sốt cao khó hạ
  • Có khả năng bị nhiễm trùng thận, đặc biệt nếu trẻ bị bệnh nặng hoặc còn nhỏ
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn
  • Mất nước, nôn mửa hoặc không thể dùng thuốc uống vì bất kỳ lý do nào khác

Khi điều trị cho bé tại nhà, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn ba ngày hoặc trẻ có biểu hiện:

  • Sốt cao hơn 38,3˚C
  • Trẻ sơ sinh sốt trên 38˚C kéo dài hơn 3 ngày
  • Quấy khóc, đau đớn
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Thay đổi lượng nước tiểu

Tuy nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em khá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể giúp con phòng bệnh bằng lời khuyên của PGS Vũ Lê Chuyên như sau:

  • Hạn chế tắm bồn, nhất là bé gái, vì vi khuẩn và xà phòng sẽ dễ xâm nhập vào niệu đạo
  • Tránh mặc quần áo và đồ lót bó sát đặc biệt là các bé gái
  • Giúp con uống đủ nước
  • Tránh cho trẻ uống caffein vì có thể gây kích ứng bàng quang
  • Thay tã thường xuyên ở trẻ nhỏ
  • Dạy trẻ lớn cách vệ sinh đúng để giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên thay vì nhịn tiểu
  • Dạy trẻ cách lau an toàn từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đi tiêu

Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ và người thân cần chú ý một số nguyên tắc nhất định trong chăm sóc như sau:

  • Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi biểu hiện của trẻ và trao đổi với bác sĩ ngay khi có bất thường
  • Tái khám theo lịch hẹn
  • Bổ sung nước và thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường đề kháng
  • Vệ sinh và hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách

Khoa Tiết niệu BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm; tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát.

Đặc biệt, thế mạnh của Khoa Tiết niệu còn ở các phẫu thuật nội soi sỏi thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang; tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực giúp chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, giải phóng bạn khỏi những trở ngại của bệnh tật, nhanh chóng quay trở về với cuộc sống thường nhật.

Để đặt lịch khám và chữa nhiễm trùng đường tiết niệu với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Tiết niệu, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Với chẩn đoán và điều trị kịp thời, bé hoàn toàn có thể hồi phục sau khi bị nhiễm trùng tiểu. Vì thế, điều quan trọng với nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là bạn phải nhận biết và đưa bé đến các bệnh viện cho chuyên khoa Tiết Niệu càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ sơ sinh.

Video liên quan

Chủ Đề