Cetirizin có dùng được cho phụ nữ cho con bú

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan, não]. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline [doxycycline, minoxycline,…] và nhóm fluoroquinolones [levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…] khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel [aluminium phosphate], maalox [aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon] được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI [ức chế bơm proton] thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ [lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…]. Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 16:03 21/04/2022
  • Xếp hạng 4.99/5 với 20250 phiếu bầu

Việc sử dụng thuốc kháng Histamin ở phụ nữ đang cho phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng do một số thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Thuốc kháng Histamin đường uống là nhóm thuốc ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1, được phân thành 2 nhóm:

  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 1 [gây ra tình trạng buồn ngủ]
  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 [không gây buồn ngủ].

Thuốc kháng Histamin được chỉ định trong điều trị bệnh dị ứng mũi, đặc biệt viêm mũi dị ứng theo mùa [sốt cỏ khô] và viêm mũi vận mạch. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa nổi mề đay, điều trị phát ban mề đay, ngứa, côn trùng đốt và các trường hợp dị ứng thuốc. Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng Histamin cho phụ nữ có thai thì cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Đối với, tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng quy định về liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi các phản ứng dị ứng thuốc khi dùng cho các đối tượng đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú và người cao tuổi.


Thuốc kháng Histamin đường uống

2.1. Các thuốc kháng Histamin thế hệ 1

Những thuốc kháng Histamin thường được sử dụng trong viêm mũi dị ứng tác động vào các thụ thể Histamin H1. Hiện nay, chưa có thuốc nào trong nhóm này được báo cáo về việc tăng nguy cơ cho thai nhi khi sử dụng vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

2.2. Các thuốc kháng Histamin thế hệ 2

Hiện nay, các loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2 được ưa thích vì chúng không gây ra tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương [ví dụ như buồn ngủ] và chúng có sẵn mà không cần kê đơn. Một số thuốc kháng Histamin thế hệ hai thường dùng là cetirizin, desloratadine, fexofenadine, và loratadine.

Thuốc loratadin, desloratadine rất ít có khả năng bài tiết qua sữa mẹ, không có tác dụng an thần nên không thấy có tác dụng không mong muốn với phụ nữ có thai được báo cáo. Theo một nghiên cứu cho thấy khi dùng 40mg thuốc kháng Histamin thế hệ 2 loratadin, chỉ có 11,7mcg loratadin và các chất chuyển hóa của nó trong sữa mẹ, nồng độ thuốc cao nhất trong 2h đầu dùng thuốc. Trong một nghiên cứu khác cũng chỉ có 0,46%lượng loratadin và 1,1% lượng desloratadin bài tiết qua sữa mẹ. Khi dùng thuốc kháng Histamin thế hệ 2 với liều thấp thông thường, thuốc bài tiết rất ít qua sữa mẹ. Vì vậy, đối với đối tượng phụ nữ cho con bú nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 2 vì rất ít bài tiết qua sữa và ít ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc kháng Histamin cho phụ nữ có thai, bạn nên thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Bạn cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi lựa chọn điều trị bằng các thuốc kháng Histamin.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ

  • Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc kháng Histamin thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ có tính an toàn hơn.
  • Nên dùng thuốc kháng Histamin ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.
  • Không sử dụng các dạng thuốc kháng Histamin có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.
  • Bạn nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Khi đang sử dụng thuốc kháng Histamin cho phụ nữ cho con bú nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy... Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.
  • Bạn cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ký ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ với những trường hợp sử dụng thuốc kháng Histamin cho phụ nữ cho con bú.

Để đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề