Bé bao nhiêu tuổi có thể nhổ răng sữa đươc năm 2024

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, nhổ răng sữa cho bé 5 tuổi có được không ạ hay phải điều trị vì bé nhà em bị sâu chiếc răng hàm, có màu đen tí xíu và thi thoảng lại bị ê nhức. Mong bác sĩ giải đáp dùm. – Minh Anh (TPHCM)

.jpg) Nhổ răng sữa cho bé 5 tuổi được không?

Nha khoa Đông Nam trả lời:

Chào bạn Minh Anh, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng khi chia sẻ vấn đề cùng Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin có những giải đáp như sau:

Nhổ răng sữa cho bé 5 tuổi được không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, bố mẹ cần nắm rõ lịch thay răng sữa của trẻ:

.jpg) Lịch thay răng sữa của trẻ mà bố mẹ cần phải biết

Việc nhổ răng sữa đúng thời điểm mang ý nghĩa rất lớn, giúp bé có được một hàm răng đẹp, khỏe mạnh về sau. Tuy nhiên, răng hàm sữa thì đến khi bé 11-12 tuổi mới thay. Vì vậy, bé mới 5 tuổi không nên nhổ bỏ răng hàm sữa.

Bởi vì việc can thiệp làm mất răng trước thời hạn thay răng sẽ làm hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc vào nhau, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ sau này. Có trường hợp nhổ răng sữa sớm cũng làm răng vĩnh viễn chậm mọc lên.

.jpg) Mất răng sữa trước thời hạn làm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc sau này

Chỉ khi gặp các trường hợp sau mới cần phải nhổ răng ngay để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con:

- Răng bị nhiễm trùng ở chân răng dễ gây thiếu sản men và abces xương ổ răng.

- Răng sữa bị thối tủy bắt buộc phải nhổ bỏ vì nếu giữ lại có thể lây lan xuống mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc.

- Răng sữa bị sâu không thể cứu chữa được cũng nên nhổ để không làm lây lan sang các răng khác và mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Vậy, răng sữa bé 5 tuổi bị sâu thì phải làm sao?

Răng sữa bị sâu nhưng chưa đến lúc phải thay răng và không gặp 2 trường hợp như vừa chia sẻ thì cần điều trị sớm, tránh tình trạng để lâu tủy răng sẽ bị hoại tử, sinh ra mủ xunh quanh chân răng làm ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn đang ủ mầm bên dưới.

Dựa vào kết quả thăm khám mức độ tổn thương của răng hàm sữa, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị như sau:

Tái khoáng:

Đối với trường hợp sâu răng mới chớm thì bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng để khắc phục mà không gây đau nhức cho trẻ.

.jpg) Tái khoáng không gây đau nhức

Phần bị sâu sẽ được bác sĩ sử dụng các chất: Cacium, Phospate, Flour… để phủ lên nhằm phục hồi lớp men răng, chặn đứng sự tác động của vi khuẩn.

Trám răng:

Trường hợp răng sâu xuất hiện những lổ hỗng, có đốm đen kèm theo đau nhức thì cần phải chữa tủy để loại bỏ những mầm răng bị viêm nhiễm. Sau đó, dùng vật liệu composite lành tính để trám lại, tái tạo hình dáng ban đầu của răng.

Đây được xem là phương pháp cần thiết để giữ răng, tránh việc tái phát lại gây đau nhức cho trẻ. Với công nghệ ngày càng tiến bộ thì những thao tác này cũng sẽ không gây quá nhiều đau đớn. Quá trình trám răng chỉ diễn ra 15-30 phút là hoàn thành.

.jpg) Trám răng sữa bằng vật liệu chuyên dụng composite

Nhiều phụ huynh lo lắng việc chữa tủy sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn không ảnh hưởng. Mặc dù sau khi lấy tủy, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu nhưng vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai đến lúc thay răng và đặc biệt là giữ chỗ, định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Hướng dẫn chế độ chăm sóc răng sữa cho trẻ:

  • Mặc dù khi chưa có chiếc răng sữa nào thì phụ huynh cũng chú ý việc vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách dùng gạch rơ lưỡi và nướu cho bé.

.jpg) Dùng gạc để vệ sinh răng miệng cho con

  • Khi con lớn hơn một chút, răng sữa cũng đã hình thành thì hãy hướng dẫn, nhắc nhở và quan sát con đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải và kem đánh răng phù hợp.

.jpg) Hướng dẫn và nhắc nhở con đánh răng mỗi ngày

  • Cần hạn chế cho con ăn các loại bánh kẹo ngọt, nước có ga, nhất là trước khi đi ngủ vì những thực phẩm này sẽ làm gia tăng vi khuẩn trong mảng bám gây sâu răng.

.jpg) Hạn chế những thực phẩm không tốt cho răng miệng

Sau những bữa ăn phụ nên nhắc con súc miệng lại với nước để hạn chế sự hình thành mảng bám.

Khi bé 1 tuổi, hãy đưa con đi nha sỹ để kiểm tra xem răng có mọc đều, bình thường hay có bị sâu răng không, việc kiểm tra sớm sẽ giúp bé có hàm răng đều và đẹp về sau.

.jpg) Cho trẻ thăm khám nha khoa từ lúc 1 tuổi

Với tình trạng răng sữa của bé nhà mình thì bạn nên đưa bé trực tiếp đến Nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem răng sâu đã đến mức độ nào, từ đó mới có thể đưa ra giải pháp chính xác nhất.

Trẻ em bao nhiêu tuổi mới được nhổ răng?

Đây là câu hỏi được rất nhiều các bậc làm cho mẹ quan tâm. Thế nhưng, theo các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt không nên nhổ răng cho trẻ quá sớm chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như: – Trẻ đã đến tuổi mọc răng vĩnh viễn (thường 5 – 7 tuổi) nhưng các răng sữa vẫn không có hiện tượng lung lay và rụng đi.

Bao nhiêu tuổi mới thay răng sữa?

Khi bước sang giai đoạn từ 5 - 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng những răng vĩnh viễn. Quá trình trên cũng có thể xảy ra muộn hơn, ở những trẻ đã 7 - 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.

Sau khi nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại?

Theo đó, sau khi rụng răng sữa, thời gian mọc răng vĩnh viễn nhanh hay chậm ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, thời gian chuẩn là khoảng từ 6-12 tháng. Nếu bé mọc răng vĩnh viễn lâu hơn thời gian này thì cũng chưa phải là điều đáng lo, tuy nhiên cha mẹ cần đặc biệt theo dõi tình trạng thay răng của con.

Trẻ em bao nhiêu tuổi thay răng cấm?

Những chiếc răng này có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to. Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Răng thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi và không bao giờ thay răng, nếu vì một lý do nào đó mà chiếc răng này bị mất đi thì chúng sẽ vĩnh viễn không mọc lại nữa.