Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Hóa đơn giá trị gia tăng (hay được gọi phổ biến bằng cái tên “Hóa đơn đỏ”) thực chất là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hóa đơn GTGT thì cần làm thủ tục hủy hóa đơn:

  • Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
  • Thành lập hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh) Thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải bao gồm đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh.
  • Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn cần ký vào biên bản hủy hóa đơn, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
  1. Cách thức hủy hóa đơn GTGT

Hình thúc hủy hóa đơn GTGT phải được ghi rõ trong Biên bản hủy hóa đơn:

  • Cắt góc (Cát góc dưới bên phải, góc có chữ ký thủ trưởng đơn vị)
  • Đốt
  • Xé nhỏ
  • Làm cho không sinh số trên phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice (đối với hóa đơn điện tử)

Lưu ý: Tùy vào từng chi cục thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp hủy hóa đơn GTGT theo 1 trong 3 cách thức trên. Do đó doanh nghiệp nên liên hệ trước với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn.

  1. Hồ sơ hủy hóa đơn GTGT không tiếp tục sử dụng gồm những gì?

Hồ sơ hủy hóa đơn được quy định tại Khoản 3, Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC bao gồm:

  • Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)
  • Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục)
  • Biên bản hủy hóa đơn
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này)

Lưu ý:

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

Có 2 hình thức nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn cho Cơ quan thuế như sau:

  • Nộp trực tiếp: Lập 02 bản trong đó 01 bản lưu tại doanh nghiệp, 01 bản gửi cơ quan thuế
  • Nộp qua mạng: thông quan phần mềm HTKK -> chọn Thông báo kết quả hủy hóa đơn (TB03/AC) -> Kết xuất dữ liệu XML rồi nộp qua mạng giống như thao tác nộp tờ khai thuế GTGT

Cách thức thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần lập thông báo kết quả hủy hóa đơn bằng phần mềm HTKK. Các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK. Sau đó chọn mục Hóa đơn => Thông báo kết quả hủy hóa đơn (TB03/AC).

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Ảnh 1: Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp

Bước 2: Lúc này màn hình hiện ra tờ khai thông báo kết quả hủy hóa đơn. Các bạn tiến hành nhập các chỉ tiêu như mã hóa đơn, tên hóa đơn, mẫu số, ký hiệu, từ số đến số, người lập biểu, người đại diện theo pháp luật… Cuối cùng các bạn nhấn Ghi rồi Kết xuất file XML.

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Ảnh 2: Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp theo, các bạn mở trình duyệt web và đăng nhập vào địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn

Sau đó các bạn chọn mục DOANH NGHIỆP rồi đăng nhập vào hệ thống.

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Ảnh 3: Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp

Bước 4: Sau khi đăng nhập vào hệ thống, các bạn chọn mục Khai Thuế => chọn tiếp Nộp tờ khai XML. Sau khi giao diện chuyển vào mục Nộp tờ khai XML, các bạn chọn mục Chọn tệp tờ khai.

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Ảnh 4: Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp

Bước 5: Lúc này, hộp thoại Open hiện ra.

Các bạn tiến hành tìm tới vị trí lưu của tờ khai Thông báo kết quả hủy hóa đơn tạo bên trên rồi nhấn Open.

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024

Ảnh 5: Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp

Bước 6: Bây giờ tờ khai đã được upload lên hệ thống. Các bạn chỉ cần cắm USB chữ ký số của đơn vị mình vào máy tính rồi nhấn Ký điện tử. Sau đó nhấn tiếp Nộp tờ khai. Chỉ cần như vậy là tờ khai Thông báo kết quả hủy hóa đơn đã được nộp cho Cơ quan Thuế.

Báo cáo sửu dụng hóa đơn sai theo tt39 năm 2024
Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài Chính! Trong quá trình thực thi Chính Sách Thuế còn vướng mắc kính mong Bộ Tài Chính giải đáp giúp chúng tôi vấn đề sau: Tháng 3/2022 Công ty chúng tôi có xuất 01 đơn hàng cho khách, đã kê khai thuế quý 01/2022, nhưng đến tháng 5/2022 mới phát hiện đơn hàng bị sai tên khách hàng đặt mua (Cty Mẹ ở Bình Dương lên đơn hàng đặt mua nhưng nhân viên đơn hàng lại lên đơn hàng nhầm cho cty Con ở Trà Vinh dẫn đến hóa đơn sai thông tin người mua hàng bao gồm tên cty, MST, Địa chỉ, các thông tin khác: Tên hàng, số lượng thành tiền, thuế suất thì không bị sai), Cty Mẹ đã nhận hàng và ký xác nhận vào phiếu giao hàng nhưng cũng không phát hiện ra sai sót này. Chúng Tôi đã liên hệ với phía khách hàng là Cty mẹ ở Bình Dương (là người đặt hàng đồng thời cũng là người đã nhận được hàng) để xin làm biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh lại thông tin người mua hàng, nhưng họ không chấp nhận đòi hủy hóa đơn sai và xuất lại hóa đơn mới thì họ mới thanh toán. Liên hệ với cty con ở Trà Vinh (người nhận hóa đơn bị sai) thì họ nói họ không lên đơn, nên không thể làm thủ tục nhập kho và xuất trả lại cho chúng tôi được. Cty Chúng tôi hiện còn sử dụng hóa đơn theo TT39. Trường hợp, trong tháng 5/2022 nếu bên Cty Chúng Tôi làm biên bản điều chỉnh đồng thời xuất hóa đơn điều chỉnh giảm toàn bộ trị giá đơn hàng cũng như số lượng đơn hàng của hóa đơn bị xuất sai đã kê khai thuế trong tháng 3/2022 bằng 0 và xuất lại hóa đơn mới trong T05/2022 về đúng thông tin người mua hàng với tên hàng hóa, số lượng, thành tiền bằng đúng giá trị của hóa đơn đã bị sai trong T03/2022 thì có hợp lệ không? Mong được sự phản hồi của Bộ Tài Chính để chúng tôi thực thi đúng pháp luật . Chân thành cảm ơn!

09/09/2022

- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định:

+ Tại khoản 3 Điều 20 quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

+ Tại khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“…

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời nguyên tắc như sau:

Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã thực hiện giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì hai bên phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).