Bàng giá khám sức khỏe tiền hôn nhân Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện phụ sản tuyến Trung Ương, hạng I được thành lập vào năm 1978, tiền thân là Nhà Bảo sanh Chợ Lớn với nhiệm vụ chủ yếu là đỡ sinh cho các sản phụ sinh thường.

Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện phụ sản trực thuộc Trung Ương, là nơi ra đời của hơn 35.000 đứa trẻ mỗi năm

Hiện tại, Bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện hàng đầu về Sản – Phụ khoa của thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện thực hiện thăm, khám và điều trị các bệnh lý về sản, phụ khoa, đỡ sinh, điều trị các ván đề về vô sinh hiếm muộn và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

  • Mã số thuế: 0301514513
  • Địa chỉ đăng ký: Số 128 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Người đại diện pháp luật: Hoàng Thị Hồng Diễm
  • Ngày hoạt động: 11/01/1998 [đã hoạt động 21 năm]
  • Điện thoại: 028 3855 8532

Bệnh viện Hùng Vương có quy mô 900 giường, mỗi năm chào đón khoảng 35.000 đến 40.000 đứa trẻ, trong đó có 20.000 đến 25.000 ca phẫu thuật. Bệnh viện có 1.200 nhân viên, 30 khoa trong đó có hơn 20 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 10 phòng chức năng.

Năm 2017:

  • Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục 2015-2016, quyết định số 3564/QĐ – UBND ngày 7/7/2017.
  • Nhận bằng khen của Bộ Y tế theo Công văn số 5454/QĐ-BYT ngày 29/9/2016 về việc khen thưởng trong cảnh giác dược ADR 2011-2015.
  • Nhận giấy khen của Sở Y tế theo Công văn số 5856/QĐ-SYT ngày 19/10/2016 về việc khen thưởng báo động đỏ nội viện.

Năm 2018:

  • Nhận bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố theo Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 29/01/2018 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bằng khen của Bộ Y tế cho thành tích xuất sắc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo Quyết định số 4644/QĐ-BYT ngày 24/7/2018 của Bộ Y tế.

Bệnh viện Hùng Vương quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành về Sản – Phụ khoa như:

  • Phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang – Khoa Sản bệnh.
  • Thạc sĩ Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm.
  • Tiến sĩ Tô Mai Xuân Hồng.
  • Bác sĩ Lê Minh Tâm – Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức.
  • Thạc sĩ Võ Triệu Đạt – Khoa Sanh A.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Viễn – Khoa Hậu phẫu.
  • Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thu Tuyết – Khoa Chẩn đoán hình ảnh.
  • Bác sĩ Thân Trọng Thạch – Khoa Hiếm muộn.
  • Tiến sĩ Tạ Thị Thanh Thủy – Khoa Phụ ngoại – Ung bướu.
  • Bác sĩ Châu Nguyễn Phương Thảo – Khoa xét nghiệm
  • Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyền – Khoa Mổ – Hồi sức.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đăng Quang – Khoa Kế hoạch hóa gia đình
  • Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành – Khoa Phụ nội – Nội tiết.
  • Bác sĩ Lê Vũ Ngọc Duyên – Khoa Giải phẫu – Tế bào – Di truyền.
  • Bác sĩ Bùi Thị Thủy Tiên – Khoa Nhi sơ sinh.
  • Bác sĩ Đỗ Thị Mỹ Khanh – Khoa Cấp cứu.
  • Thạc sĩ Nhan Ngọc Hiền – Khoa Sanh A.
  • Thạc sĩ Trần Ngọc Ánh – Khoa sanh A.
  • Bác sĩ Trần Ngọc Thùy Trang – Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức.
  • Bác sĩ Trương Thành Trọng – Khoa Dinh dưỡng.

Sản khoa:

  • Khám, tư vấn trước mang thai.
  • Khám thai định kỳ, tiêm ngừa VAT.
  • Tầm soát tiền sản.
  • Khám, tư vấn và điều trị sẩy thai liên tiếp.
  • Mở các lớp tiền sản.
  • Tour Hành trình vượt cạn.
  • Dịch vụ sanh.
  • Khám và điều trị các bệnh lý trong thai kỳ.

Sơ sinh:

  • Chăm sóc sinh non tháng.
  • Chăm sóc Kangaroo.
  • Suy hô hấp sơ sinh.
  • Vang da sơ sinh.
  • Nhiễm trùng sơ sinh.
  • Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG và HIV.
  • Chăm sóc trẻ em dị tật bẩm sinh.
  • Tầm soát các bệnh lý bẩm sinh.
  • Khám, theo dõi định kỳ trẻ em khỏe mạnh.
  • Tiêm chủng trẻ em.

Phụ khoa:

  • Khám phụ khoa định kỳ.
  • Điều trị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • U nang buồng trứng.
  • Rong kinh, rong huyết.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Soi cổ tử cung, sinh thiết, đốt cổ tử cung.
  • Nạo sinh thiết buồng trứng cổ tử cung.
  • Khám và điều trị bệnh lý sàn chậu.
  • Tư vấn, tiêm ngừa HPV.

Nhũ:

  • Khám nhũ.
  • Chụp nhũ ảnh.
  • Điều trị khối u vú lành tính.
  • Điều trị ung thư vú giai đoạn đầu.
  • Kế hoạch hóa gia đình:
  • Cung cấp các biện pháp tránh thai tạm thời.
  • Cung cấp các biện pháp tránh thai vĩnh viễn.
  • Hút thai.
  • Phá thai bằng thuốc.

Vô sinh – Hiếm muộn:

  • Khám và tư vấn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
  • IVF với xin trứng, xin tinh trùng, xin phôi.
  • Tinh dịch đồ.
  • Khám nam khoa.
  • Sinh thiết tinh hoàn, trữ mẫu tinh hoàn.
  • Điều trị dãn tĩnh mạch thừng tinh.

Để tiết kiệm thời gian khám bênh, người bệnh có thể tham khảo quy trình khám bệnh sau:

  • Bước 1: Đi đến khu khám bệnh, mua sổ khám bệnh, lấy số thứ tự, điền đầy đủ thông tin cá nhân. Xuất trình thẻ bảo hiểm xã hội [nếu có] kèm với giấy tờ tùy thân có ảnh, kèm theo giấy chuyển viện, giấy hẹn tái khám [nếu có].
  • Bước 2: Nhận số thứ tự khám bệnh và phòng khám. Những bệnh nhân vượt tuyến hoặc trái tuyến có thể cần ứng trước một khoảng viện phí.
  • Bước 3: Di chuyển đến phòng khám, ngồi chờ đến số thứ tự thì vào khám.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi về lịch sử bệnh án, chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm hoặc nội soi cần thiết.
  • Bước 5: Ra bàn hướng dẫn để lấy số thứ tự siêu âm hoặc xét nghiệm cần thiết. Kế tiếp đến quầy thu ngân đóng tiền siêu âm. Lưu ý, nếu có bảo hiểm y tế, bệnh nhân chỉ đóng các tiền cho các loại siêu âm bảo hiểm không chi trả.
  • Bước 6: Mang kết quả siêu âm, xét nghiệm về phòng khám ban đầu để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ kê toa, hẹn tái khám hoặc chỉ định nhập viện điều trị.
  • Bước 7: Ra quầy nộp sổ mua thuốc. Nếu có bảo hiểm y tế, sau khi khám xong bạn sẽ được hướng dẫn ngồi trước quầy nhận bệnh để chờ được gọi tên đóng tiền chênh lệch [nếu có].

Khi đến khám thai tại khu B, bệnh nhân thực hiện theo các bước sau đây:

+ Bước 1: Nhận số thứ tự khám thai tại quầy hướng dẫn.

+ Bước 2: Ngồi chờ hộp số ở khu A, đến số thứ tự thì làm hồ sơ theo hướng dẫn, đóng tiến tại quầy thu tiền.

+ Bước 3: Ngồi chờ tại phòng khám ghi trong số thứ tự [thường là phòng số 4 hoặc số 5], khi đến lượt thì vào khám.

+ Bước 4: Nếu cần làm xét nghiệm, đo chỉ số NST hoặc siêu âm thì thai phụ quay trở lại bàn rút số để lấy số thứ tự, đóng tiền, làm xét nghiệm cần thiết.

+ Bước 5: 

  • Nếu cần làm xét nghiệm thì vào phòng số 8: Nộp phiếu xét nghiệm, cắm que huyết trắng lên giá [nếu có], để lọ nước tiểu vào mâm [nếu có].
  • Nếu cần siêu ầm thì ngồi chờ tại phòng số 12 và 13. Khi bảng điện tử hiển thị số thứ tự thì vào siêu âm.
  • Nếu cần đo NST thì vào phòng số 11 để nộp sổ, sau đó ra ngoài chờ gọi tên để đo NST.

+ Bước 6: Mang kết quả xét nghiệm quay trở lại phòng khám ban đầu. Bác sĩ chẩn đoán, cho toa thuốc [nếu cần], hẹn tái khám.

Lưu ý: Nếu thai phụ có bảo hiểm y tế thì sau khi khám xong sẽ được hướng dẫn ngồi đợi tại quầy nhận bệnh để đóng tiền chệnh lệch [nếu có], sau đó chờ nhân viên gọi tên đến phòng số 9 nhận thuốc và sổ bảo hiểm.

Người bệnh có thể tham khảo quy trình khám nhũ hoa sau đây:

  • Bước 1: Đến bàn hướng dẫn để lấy số thứ tự, điền thông tin cá nhân vào phiếu đăng kí khám bệnh. Đóng tiền hoặc đi duyệt bảo hiểm y tế.
  • Bước 2: Bệnh nhân đến buồng khám được chỉ định, nộp sổ, biên lai đóng tiền, giấy chuyển viện và sổ khám bệnh vào rổ.
  • Bước 3: Chờ được gọi tên hoặc số thứ tự thì vào khám. Ưu tiên cho người lớn tuổi, phụ nữ đi kèm con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và trẻ em.
  • Bước 4: Nhân viên y tế lập hồ sơ khám bệnh, hoàn tất thông tin bệnh nhân, lập hồ sơ theo dõi.
  • Bước 5: Bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn hoặc thực hiện các thủ thuật cần thiết. Chỉ định các xét nghiệm hoặc siêu âm, X-quang cần thiết.
  • Bước 6: Bệnh nhân quay trở lại quầy đăng ký để nộp tiền siêu âm, xét nghiệm, làm các xét nghiệm cần thiết sau đó mang kết quả quay trở lại phòng khám ban đầu.
  • Bước 7: Bác sĩ đọc kết quả siêu âm, xét nghiệm, X-quang cần thiết. Bác sĩ tư vấn, kê toa hoặc giải thích các lý do nhập viện [nếu cần nhập viện].
  • Bước 8: Trả kết quả, hướng dẫn dùng thuốc, hẹn tái khám.

Phòng khám thai dịch vụ nhân khám cho tất cả các trường hợp thai mới, trễ kinh hoặc xét nghiệm, kiểm tra thai kỳ. Quy trình khám thai dịch vụ như sau:

  • Bước 1: Đăng ký tại quầy hướng dẫn và nhận số thứ tự khám. Người đến khám ghi đầy đủ thông tin cá nhân vào tờ đăng ký khám bệnh.
  • Bước 3: Ngồi chờ gọi số thứ tự để đóng tiền khám ngay tại sảnh chờ của bệnh viện.
  • Bước 4: Thai phụ ngồi chờ đến số thứ tự để nhận phòng khám và số thứ tự tại phòng khám.
  • Bước 5: Thai phụ đến phòng khám để lập sổ khám thai, cân, đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu và thực hiện siêu âm. Nếu ở trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần 20 của thai kỳ, thai phụ sẽ được khuyến khích làm xét nghiệm Triple test để phát hiện dị tật thai nhi.
  • Bước 6:Thai phụ sẽ được nhập viện nếu có các bệnh lý cần theo dõi hoặc có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Bước 7: Bác sĩ tư vấn, dặn dò, thai phụ nhận thuốc và ra về.

Bảng giá một số dịch vụ tại bệnh viện Hùng Vương:

STTNội dung khám Giá thườngGiá bảo hiểm y tếGiá dịch vụ
1Khám thai80.00039.000130.000
2Khám phụ khoa80.00039.000130.000
3Khám kế hoạch39.000130.000
4Khám hiếm muộn150.000
5Khám nhũ [chuyên gia]250.000
6Khám nhũ39.000130.000
7Khám + chích trẻ em40.00090.000
8Khám cấp cứu39.000130.000
9Hủy thai: Cắt thai nhi ngôi ngang2.658.0002.658.0002.658.000
10Sanh thường675.000675.0001.300.000
11Phẫu thuật lấy thai lần đầu2.223.0002.223.0003.000.000
12Phẫu thuật lấy thai lần 2 trở lên2.773.0002.773.0003.500.000
13Triệt sản nữ qua đường rạch nhỏ2.728.0002.728.000

Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí có thể tăng lên mà không báo trước. Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập trang Website chính thức của bệnh viện tại đây.

Lịch làm việc cụ thể tại bệnh viện Hùng Vương như sau:

  • Thứ hai đến thứ sau: Làm việc từ 6 giờ 30 đến 19 giờ.
  • Thứ bảy: Làm việc từ 7 giờ đến 11 giờ.
  • Chủ nhật: Sáng làm việc từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.
  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3855 8532
  • Fax: 028 3857 4365
  • Email:
  • Website: bvhungvuong.vn

# Bản đồ đường đi đến bệnh viện Hùng Vương:



Video liên quan

Chủ Đề