Bản thân em cân làm gì để không gây mất cân bằng sinh học trong quần xã

Đặc trưng của hệ sinh thái tự nhiên

Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên là khả năng tự lập lại cân bằng, nghĩa là mỗi khi bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầu. Đặc trưng này được coi là khả năng thích nghi của hệ sinh thái. Khả năng tự thích nghi này phụ thuộc vào cơ chế cấu trúc-chức năng của hệ, thể chế này biểu hiện chức năng của hệ trong mỗi giai đoạn phát triển. Những hệ sinh thái trẻ nói chung là ít ổn định hơn một hệ sinh thái đã trưởng thành. Cấu trúc của hệ sinh thái trẻ bao giờ cũng giản đơn, số lượng các loại ít và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng không nhiều lắm. Do vậy quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong thành phần không phức tạp. Ở hệ sinh thái phát triển và trưởng thành, số lượng thể loại và cá thể tăng lên, quan hệ tương tác cũng phức tạp hơn. Do số lượng lớn và tính đa dạng của các mối liên hệ, các tương quan tác động và ảnh hưởng lẫn nhau nên dù xảy ra một sự tắc nghẽn nào hay sự mất cân bằng ở một khu vực nào đó cũng không dẫn đến sự rối loạn chung của toàn bộ hệ sinh thái.

Như vậy, trong một hệ sinh thái luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tính ổn định và tính phong phú về tình trạng, về chủng loại trong thành phần của hệ sinh thái với tính cân bằng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái càng trưởng thành thì cân bằng môi trường càng lớn.

Hệ sinh thái nào đó nếu còn tồn tại thì có nghĩa là đều đặc trưng bởi một sự cân bằng sinh thái nhất định. Thế ổn định biểu hiện sự tương quan về số lượng các loài, về chất lượng, về quá trình chuyển hóa năng lượng, về thức ăn của toàn hệ … Nhưng nếu cân bằng bị phá vỡ thì toàn hệ sẽ phải thay đổi. Cân bằng mới sẽ phải lập lại, có thể tốt cũng có thể không tốt cho xu thế tiến hóa.

Hệ sinh thái thực hiện chức năng tự lập lại cân bằng thông qua hai quá trình chính, đó là sự tăng số lượng cá thể và sự tự lập cân bằng thông qua các chu trình sinh địa hóa học, giúp phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng có ở hệ sinh thái trở về mức độ ban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng.

Hai cơ chế trên chỉ có thể thực hiện được trong một thời gian nhất định. Nếu cường độ tác động vượt quá khả năng tự lập cân bằng thì sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là hệ sinh thái bị hủy diệt.

Một số nguyên nhân của sự phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên

Sự cân bằng của hệ sinh thái bị phá vỡ do quá trình tự nhiên và nhân tạo. Các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất …. Các quá trình nhân tạo chính là các hoạt động sống của con người như tiêu diệt một loại thực vật hay động vật, hoặc đưa vào hệ sinh thái một hay nhiều loại sinh vật mới lạ; hoặc phá vỡ nơi cư trú vốn đã ổn định từ trước tới nay của các loài; hoặc quá trình gây ô nhiễm, độc hại; hoặc sự tăng nhanh số lượng và chất lượng một cách đột ngột của một loài nào đó trong hệ sinh thái làm phá vỡ sự cân bằng. Ví dụ:

Ở Châu phi, có thời kỳ chuột quá nhiều, người ta đã tìm cách tiêu diệt không còn một con. Tưởng rằng có lợi, nhưng sau đó mèo cũng bị tiêu diệt và chết vì đói và bệnh tật. Từ đó lại sinh ra một điều rất tai hại như mèo điên và bệnh dịch.

Sinh vật ngoại lai chính là mối lo toàn cầu. Đánh dấu ngày đa dạng sinh học thế giới 22/5, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới [WCU] đã công bố danh sách 100 loài sinh vật du nhập nguy hiểm nhất. Chúng tàn phá thế giới sau khi “xổng” khỏi nơi cư trú bản địa, mà lại thường có sự trợ giúp của con người. Trong số 100 loài, có những loài rất quyến rũ như lan dạ hương nước và sên sói đỏ, loài rắn cây màu nâu và lợn rừng. Nguyên nhân chính là con người đã mở đường cho nhiều loài sinh vật nguy hại bành trướng. Chẳng hạn loài cầy mangut nhỏ được đưa từ châu Á tới Tây Ấn Độ để kiểm soát nạn chuột. Nhưng rất mau chóng, nó đã triệt hại một số loài chim, bò sát và lưỡng cư ở vùng này. Loài kiến “mất trí” đã tiêu diệt 3 triệu con cua trong 18 tháng trên đảo Giáng sinh, ngoài khơi Ấn Độ Dương.

Sinh vật ngoại lai cũng đã xâm nhập Việt Nam như ở vùng Đồng Tháp Mười và rừng Tràm U Minh hiện đang phát triển tràn lan một loài cây có tên là cây mai dương [cây xấu hổ].
Cây mai dương có nguồn gốc từ Trung Mỹ, chúng sinh sản rất nhanh nhờ gió lẫn sinh sản vô tính từ thân cây. Bằng nhiều cách, chúng đã du nhập vào châu Phi, châu Á, Úc và đặc biệt thích hợp phát triển ở vùng đất ngập nước thuộc vùng nhiệt đới. Tại rừng Tràm U Minh, cây mai dương đã bành trướng trên một diện tích rộng lớn. Nếu tình trạng này tiếp diễn vài năm nữa, rừng tràm U Minh sẽ hóa thành rừng trinh nữ. Do tốc độ sinh trưởng nhanh của loài cây này, đã lấn áp cỏ – nguồn thức ăn chính cho sếu, cá, vì vậy ảnh hưởng đến sếu, cá ở Tràm Chim.

Ốc bươu vàng [pilasisnensis] được nhập khẩu vào nước ta khoảng hơn 10 năm nay. Ban đầu chúng được coi như một loại thực phẩm giàu đạm, dễ nuôi trồng, mang lại lợi ích kinh tế cao. Nhưng do sinh sản quá nhanh mà thức ăn chủ yếu là lá lúa, ốc bươi vàng đã phá hoại nghiêm trọng mùa màng ở nhiều tỉnh phía Nam. Hiện nay, đại dịch này đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Cá hổ pirama [còn gọi là cá kim cương, cá răng, tên khoa học là Serralmus nattereri] xuất hiện trên thị trường cá cảnh nước ta vào khoảng thời gian 1996-1998. Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, thuộc loại ăn thịt, hung dữ. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt khi nhập loài này, vì khi chúng có mặt trong sông, động vật thủy sinh sẽ bị tiêu diệt toàn bộ, tác hại khó mà lường hết được. Trước nguy cơ này, Bộ Thủy sản sau đó đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu và phát triển loại cá này.

Như vậy, khi một mắt xích quan trọng trong toàn hệ sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng thì hệ sinh thái đó dễ dàng bị phá vỡ.

Sinh thái học

Năm 1869, nhà sinh học Đức Ernst Haeckel đã đặt ra thuật ngữ Ecology từ hai chữ Hy lạp là “Okois” có nghĩa là nhà hoặc nơi ở và “logos” có nghĩa là nghiên cứu về. Do đó, có thể hiểu “sinh thái học là môn học nghiên cứu những tác động qua lại giữa các cá thể, giữa những cá thể và những yếu tố vật lý, hóa học tạo nên môi trường sống của chúng”.

Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về nơi ở, nơi sinh sống của sinh vật, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật và điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật.

Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học chính là các hệ sinh thái. Nghiên cứu hệ sinh thái bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên như ao, đại dương, rừng, sa mạc, hệ thực vật, hệ động vật … ngoài ra còn có các hệ sinh thái nhân tạo như ruộng rẫy, vườn cây ăn trái và một số các hệ khác.

Cần có giải pháp kịp thời bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái của Việt Nam

[ĐCSVN] – Không chỉ đối mặt với hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên đất, nước…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học, hệ sinh thái và tài nguyên rừng nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân suy giảm, mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của cộng đồng.


Cần có giải pháp kịpt hời bảo vệ hệ sinh thái của Việt Nam. [Ảnh minh họa: Bích Liên]

Nguy cơ đe dọađa dạng sinh học, hệ sinh thái

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học [ĐDSH] cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái [HST], các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các HST với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm… Giá trị ĐDSH cung cấp khoảng 80% thủy sản khai thác ven bờ, 40% lượng protein cho người dân...

Các HST có tính ĐDSH cao đang thu hút nhiều khách du lịch, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị về kinh tế. 70% tăng trưởng du lịch là từ các vùng duyên hải giàu tính ĐDSH. Ngoài ra, trong bối cảnh ô nhiễm ngày càng gia tăng, biến đổi khí hậu [BĐKH] đang trở nên khắc nghiệt hơn thì vai trò ứng phó với BĐKH của các HST càng quan trọng. Tuy nhiên, ĐDSH tại nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia vừa được Bộ tài nguyên và Môi trường công bố cuối năm 2016, các HST bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách báo động. Tốc độ tuyệt chủng của một số loài ngày một tăng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của HST như điều hoà nước, chống xói mòn, tiêu hủy chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Và cuối cùng là hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Hiện nay, điều đáng lo ngại là chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục giảm. Tuy độ che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức ĐDSH thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức ĐDSH cao nhưng tỷ lệ bảo tồn còn rất thấp.

Báo cáo cũng chỉ ra trong giai đoạn 1990 - 2013, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm của diện tích rừng trồng cao hơn khoảng 6 lần tốc độ phục hồi của rừng tự nhiên. Do thời tiết khô hạn diễn ra thường xuyên trong giai đoạn 2011 - 2015 nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số địa phương. Tính riêng năm 2014, tổng diện tích rừng bị cháy là 3.157ha, tăng 157,2% so với năm trước. Vấn nạn chặt phá rừng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tỉnh nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2011, diện tích rừng bị chặt phá trong cả nước lên tới 6.710,3ha thì đến năm 2014, diện tích rừng bị chặt phá chỉ còn là 870ha, đây là nỗ lực rất lớn của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong số diện tích rừng bị cháy và bị phá, rừng nguyên sinh vẫn chiếm tỷ lệ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tăng các nguy cơ lũ lụt, sự cố môi trường. Diện tích rừng trồng tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ khai thác. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá gây sức ép không nhỏ đối với phát triển lâm nghiệp cũng như đối với môi trường tự nhiên của nước ta khi HST rừng đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ và lưu giữ CO2 trong tự nhiên.

Cùng với đó, nhiều nơi diễn ra tình trạng tất rừng do chuyển đổi mục đích, tiêu biểu phải kể đến Tây Nguyên. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT], nguồn tài nguyên rừng Tây Nguyên đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, đa dạng sinh học rừng cũng bị suy giảm. Đặc biệt, việc mất rừng còn do chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất, chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su với hơn 72.000 ha, chuyển hơn 8.000 ha đất rừng để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện; đồng thời, làm cho hàng ngàn héc ta rừng bị ngập trong lòng hồ, hàng chục ngàn héc ta rừng bị triệt phá… Công tác quản lý, khôi phục rừng cũng còn nhiều bất cập. Cụ thể, 55 công ty lâm nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp nhưng vẫn hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước, với nguồn nhân lực mỏng, năng lực và trách nhiệm có hạn, cơ chế quản lý bất cập… dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, buông lỏng quản lý rừng để mặc cho “lâm tặc” phá rừng, nhiều diện tích rừng trở nên vô chủ…

Cần có giải pháp kịp thời

Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ĐDSH có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp cho những dịch vụ sinh thái, từ việc lọc nước cho tới sản xuất thức ăn, chu trình cácbon và những dịch vụ này đáng giá hàng tỉ đô la mỗi năm. Mặc dù ĐDSH có tầm quan trọng như vậy nhưng nó đang đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng. Những hoạt động của con người đang phá hủy các vùng sinh thái phong phú như: rừng nhiệt đới, vùng đất ngập nước, các rạn san hô, các cánh đồng cỏ, và có nguy cơ biến hành tinh của chúng ta thành một nơi cằn cỗi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chính con người.

Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống. Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách.

Các chuyên gia cũng cho rằng, ngoài những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, việc quy hoạch, bảo tồn ĐDSH, trong đó bảo vệ và phát triển rừng ven biển phải đảm bảo ổn định lâu dài. Cần có những cơ chế chính sách hợp lý cho những người tham gia bảo vệ rừng cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn.

Theo Cục Bảo tồn ĐDSH [Bộ Tài nguyên và Môi trường], hiện nay diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực tế ở Việt Nam, công việc chuyển đổi đất, đặc biệt đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp, lương thực vẫn diễn ra hàng năm. Xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường, công trình đập thủy điện đã gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành rào cản sự di cư và làm mất các sinh cảnh tự nhiên. Việc khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt săn bắn, buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã cũng như khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt vẫn tồn tại dường như là thách thức đối với các cấc cấp quản lý bảo tồn ĐDSH. Do vậy, hoạt động bảo tồn ĐDSH cần được thực hiện thường xuyên, có định hướng cụ thể, để đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của cộng đồng chung về một môi trường sống lành mạnh.

Để ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất, khai thác, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái pháp luật…, đồng thời, khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Các lực lượng liên ngành [kiểm lâm, công an, quân đội] duy trì hoạt động, thực hiện quy chế, phương án phối hợp chặt chẽ, tổ chức thường trực tại hiện trường, thường xuyên phối hợp chính quyền cơ sở, hỗ trợ chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm đất rừng, chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, kiên quyết xóa bỏ các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, các chủ rừng, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm để phá rừng, cháy rừng; rà soát, kiểm kê, thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm; sử dụng sai mục đích, hoặc chuyển mục đích sử dụng trái quy định của pháp luật để phục hồi rừng, đặc biệt tại các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp./.

Bích Liên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • WHO: Vaccine vẫn có giá trị bảo vệ cao trước đại dịch COVID-19
  • Thêm 359 ca mắc COVID-19, bệnh nhân nặng tăng nhẹ
  • Phát triển trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
  • Tỷ lệ tiêm vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở TP Hồ Chí Minh mới đạt 76%
  • TP Hồ Chí Minh: Các bác sĩ trẻ tình nguyện chăm sóc sức khoẻ cho người dân
  • Số mắc mới COVID-19 tăng hơn 800 ca
  • Gần 450 ca COVID-19 mới, 1 bệnh nhân tử vong

Video liên quan

Chủ Đề