Đánh giá công nghệ thông tin trường đại học

Công nghệ thông tin [CNTT] đang là ngành học thu hút nhiều bạn học sinh, sinh viên yêu thích với cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, học trường nào, theo đuổi đam mê ra sao thì còn không ít khó khăn.

Ngành Công nghệ thông tin được dự báo vẫn là ngành "hot" và "khát" nhân lực. Ảnh; GĐ

Nên xây dựng tiêu chí để chọn trường

Một học sinh gửi câu hỏi mong các chuyên gia giải đáp về băn khoăn giữa chọn Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Công nghệ Thông Tin hay Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì trường nào đào tạo CNTT tốt hơn.

Giải đáp thắc mắc này, ông Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM cho hay rất khó để so sánh trường này với trường kia, bởi mỗi sự so sánh có một bộ tiêu chí. Theo ông Thắng, các bảng xếp hạng trên thế giới cũng vậy, mỗi bảng xếp hạng đều có những tiêu chí khác nhau dẫn đến vị trí của các trường thay đổi tuỳ thêm tiêu chí. Cho nên, để so sánh trường nào tốt hơn là rất khó. Chọn trường nào thì thí sinh nên tự tạo cho mình một bộ tiêu chí, đánh giá so sánh các trường, đôi khi bộ tiêu chí đơn giản là người thân của mình học trường đó rất thích nên mình theo học cùng.

Ông Thắng cho biết thêm, hiện nay, nhu cầu về CNTT rất lớn, hầu hết các lĩnh vực đều có thể gắn thêm CNTT để trở thành một lĩnh vực đào tạo mới. Ví dụ, ngành Khoa học dữ liệu ở trong nhóm Kinh tế có đánh giá phân tích khác với Khoa học dữ liệu dành cho nhóm Cơ khí... Do đó, IT sẽ phục vụ cho bài toán phân tích đó bằng cách chuyển tải những công thức, nguyên tắc, nguyên lý vào trong việc lập trình sao cho việc lập trình tối ưu nhất, tốt nhất, tận dụng được nền tảng khoa học công nghệ.

Trước câu hỏi học sinh yêu thích CNTT nhưng gia đình định hướng học Kinh tế, ông Thắng cho hay: “Rất khó để phân tích được là bạn nên hay không nên đi theo phía gia đình. Đôi khi, chúng ta sẽ đặt câu hỏi lỡ mình đi theo gia đình mà mai mốt đuối quá theo không được thì sao? Ai là người chịu trách nhiệm? Không lẽ suốt ngày đi trách móc ba mẹ? Như vậy không đúng. Mặt khác, lỡ chúng ta chọn con đường đi riêng của mình và gặp trục trặc, vất vả thì lấy ai chia sẻ những khó khăn? Lúc này có thể chỉ là gia đình, ba mẹ chia sẻ ngược lại, dạy cách mình đi, hỗ trợ mình thêm. Trong mối quan hệ gia đình, nếu bạn muốn thuyết phục gia đình thì cũng phải thể hiện được ý chí, khát vọng, đam mê của bạn thì mới thuyết phục người khác. Đôi khi bạn ngại ngùng thì có thể tận dụng sức mạnh của người thân, bạn bè, thầy cô để tác động ngược lại ba mẹ”, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa gợi ý.

Ở góc độ khác, ông Thắng cũng cho rằng đôi khi gia đình tạo ra một con đường nhưng chúng ta học ngành nghề mình yêu thích vẫn phục vụ con đường ba mẹ tạo ra.

Ngành CNTT khát

Theo thống kê của VietnamWorks, trong 3 năm qua, số lượng công việc của ngành CNTT tăng trung bình 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự chỉ tăng 8% dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự trầm trọng trong ngành công nghệ.

Để học sinh hiểu rõ hơn về ngành học này, TS Lê Mạnh Hải - Trưởng khoa CNTT, Trường Đại học Gia Định [GDU] chia sẻ: CNTT vừa là ngành khoa học, vừa là ngành kỹ thuật, nói một cách nôm na là phần cứng và phần mềm, làm về máy tính và các mạng máy tính đồng thời có những chương trình đưa CNTT ứng dụng vào đời sống.

Ông Hải thông tin TPHCM đã xây dựng 1 chương trình lớn là thành phố thông minh đến năm 2030 trong đó 3 lĩnh vực mà ngành CNTT chiếm tỉ trọng cao là sức khoẻ thông minh, giáo dục thông minh và giao thông thông minh. Ngoài ra, có 1 ngành ứng dụng CNTT rất lớn là kinh tế trong kinh doanh. CNTT là nền tảng để các ứng dụng kinh doanh phát triển rất nhiều trong thời gian qua, thậm chí thay đổi cả phương thức kinh doanh của cả công ty lớn.

Học sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về bảo mật thông tin, kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính,… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành CNTT có khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.

Dưới đây là top 10 trường đào tạo công nghệ - thông tin tốt nhất thế giới hiện nay:

10. Đại học Princeton

Nằm ở New Jersey, Mỹ, Đại học Princeton thường xuyên có mặt trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới nói chung và lĩnh vực đào tạo công nghệ nói riêng. Trường đại học này nhận được điểm đánh giá của QS là 85,6 cho hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin. Ảnh: Flickr.

9. Đại học Quốc gia Singapore [NUS] 

NUS là học viện lâu đời nhất tại Singapore. Ngôi trường này có khoảng 35.000 sinh viên và hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin đạt 85,9 điểm theo đánh giá của QS. Ảnh: Smuconlaw/Wikipedia.

8. EHT Zurich - Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ 

Đây là trường đại học nhận được nhiều giải thưởng nhất thế giới [mà không phải của Mỹ hay Anh]. 21 giải thưởng Nobel đã được trao cho sinh viên hoặc giáo sư của EHT và hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin của trường đại học này được QS đánh giá đạt 86,3 điểm. Ảnh: ETH Zurich.

7. Đại học California, Berkeley [UCB]

Đây là một trong những ngôi trường có kiến trúc ấn tượng nhất thế giới. Hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin của ngôi trường này nhận được điểm đánh giá 89,4 từ QS. Ảnh: Brainchildvn/Wikipeida.

6. Đại học Cambridge 

Thành phố Cambridge là một trong những trung tâm công nghệ lớn nhất nước Anh, trường Đại học tại Cambridge cũng thường xuyên có tên trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới. Trong đó, hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin của trường được QS chấm 89,8 điểm. Ảnh: Flickr/Ari Bakker.

5. Đại học Carnegie Mellon

Carnegie Mellon, một trường đại học nghiên cứu tư nhân tại Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ có thể không có uy tín quốc tế được như Harvard hay Stanford nhưng hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin của ngôi trường này vẫn được đánh giá rất cao, với 91,4 điểm trên bảng xếp hạng QS. Ảnh: Dllu/Wikipeida.

4. Trường Đại học Harvard

Đại học Harvard thường xuyên dẫn đầu danh sách trường đại học tốt nhất thế giới nhưng không có hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin tốt nhất trên thế giới. Dù xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách nhưng Harvard vẫn nhận được điểm xếp hạng ấn tượng 92,4. Ảnh: Wikimedia Commons.

3. Đại học Oxford

Được thành lập năm 1096, trường đại học cổ xưa này vẫn còn giữ vị trí hàng đầu về đào tạo công nghệ, và là cái nôi của nhiều startup như DeepMind. Oxford nhận được điểm đánh giá 92,5 từ QS. Ảnh: Steve Parsons/PA Images

2. Đại học Stanford 

Trường Đại học Stanford tại California nổi tiếng là nơi đào tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp đi làm tại một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Google, HP, Instagram và Snapchat. Stanford nhận được số điểm 93,2 từ QS. Ảnh: Robert Johnson/Business Insider.

1. Viện Công nghệ Massachusetts [MIT] 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới cũng là nơi có hệ thống đào tạo công nghệ - thông tin dẫn đầu thế giới. Học viện công nghệ này được QS đánh giá đạt 93,8. Theo The Guardian "một cuộc khảo sát của MIT với các cựu sinh viên cho thấy rằng họ đã thành lập 25.800 công ty, sử dụng hơn 3 triệu người trong đó có khoảng 1/4 lực lượng lao động tại thung lũng Silicon". Ảnh: Wikipedia.

Nguồn: //nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/bizlife/top-10-truong-dai-hoc-dao-tao-cong-nghe-hang-dau-the-gioi-1804666.html

Chủ Đề