Bạn biệt gì về Học thông qua chơi

Học qua chơi là một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao ở lứa tuổi mầm non. Việc lồng ghép kiến thức thông qua các trò chơi là con đường nhanh nhất để trẻ khám phá thế giới.

1. Học qua chơi là gì

Thực tế cho thấy, trẻ tiếp thu nhiều nhất trong những năm đầu đời. Trẻ luôn tràn đầy năng lượng, có thể chạy nhảy hàng giờ liền mà không mệt. Vui chơi không hề vô nghĩa mà chính là cách khám phá thế giới của riêng trẻ. Trong quá trình đó, trẻ có thể nhận biết được các chất liệu xung quanh, các loài động vật, thực vật, nhận biết mùi hương, màu sắc,… và vô vàn điều kỳ diệu trong thế giới.

                                                            Bố mẹ, thầy cô là người dẫn dắt để khơi gợi hứng thú của trẻ

Nắm bắt được điều đó, phương pháp học qua chơi ra đời. Phương pháp này không “nhồi nhét” kiến thức theo cách áp đặt mà khéo léo đặt chúng qua các trò chơi để trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hào hứng và đầy tự tin. Các hoạt động chơi dưới sự dẫn dắt của bố mẹ, thầy cô sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực lẫn nhận thức.

2. Tại sao phương pháp học qua chơi lại quan trọng ở mầm non

Thật khó để yêu cầu một đứa trẻ 3 tuổi ngồi hàng giờ liền nghe cô giảng bài. Tuy nhiên thay vào đó là chơi một trò chơi vận động thì chắc chắn trẻ sẽ hứng thú tham gia và chơi hết mình.

Trí tuệ và tính cách của trẻ chủ yếu được hình thành trong 5 năm đầu đời. Trong khoảng thời gian này, hoạt động chính của trẻ là vui chơi. Nếu truyền đạt kiến thức theo cách truyền thống thì trẻ sẽ khó tiếp thu, dần dần dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất động lực, thậm chí là sai lệch trong hành vi.

Vì vậy, học qua chơi là phương pháp tối ưu đáp ứng được những nhu cầu của trẻ.

                                            Học qua chơi đã và đang là phương pháp giáo dục quan trọng ở lứa tuổi mầm non

                                              XEM THÊM: Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

3. Những lợi ích của “học qua chơi”

      Nâng cao nền tảng thể lực

Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng Việt Nam, trẻ bị béo phì đang ở mức báo động, chiếm từ 10-15%. Bởi vậy thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được giải phóng năng lượng, phát triển toàn diện về hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy tuần hoàn, hô hấp.

      Phát triển kỹ năng xã hội

Trong xã hội hiện đại thì kiến thức thôi là chưa đủ. Bởi vậy, trẻ cần được rèn luyện những kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ & hợp tác, đàm phán và giải quyết vấn đề. Khi tham gia trò chơi tập thể, trẻ cũng học cách tự chủ cảm xúc, biết lắng nghe và tôn trọng mọi người.

                                                      Trẻ được trang bị các kỹ năng mềm thông qua hoạt động chơi

      Hình thành tư duy

Trong 3 năm đầu đời của trẻ, não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất, tăng gấp 3 lần về trọng lượng so với lúc mới sinh và đến năm 5-6 tuổi, bộ não của trẻ cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ.

Vì vậy những trải nghiệm học qua chơi sẽ quyết định khả năng tư duy và trí thông minh của trẻ trong những năm tiếp theo.

     Khám phá bản thân

Không chỉ đơn thuần là chơi mà là cách để trẻ khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Có trẻ hứng thú với âm thanh, có trẻ nhanh nhạy với màu sắc, có trẻ lại thích vận động, có trẻ hoạt ngôn, có trẻ lại yêu thích các con số,… Từ đó gia đình có thể định hướng để phát triển lâu dài cho trẻ.

Học qua chơi nằm trong chương trình P.C.P độc quyền tại Green School. Được kết hợp bởi 3 nguyên tắc giáo dục: Positive discipline [Kỷ luật tích cực] – Critical Thinking [Tư duy phản biện] – Học qua chơi [Play], phương pháp P.C.P đảm bảo trẻ được học tập và rèn luyện kiến thức , nhân cách, phẩm chất với niềm vui và sự phấn khích thông qua các hoạt động được thiết kế phù hợp với lứa tuổi.

Nguồn: Green School

Một phương pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ tại trường học chính là 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢. Nghiên cứu cho thấy việc học qua những trò chơi bổ ích sẽ giúp các bé tiếp cận với kiến thức dễ dàng hơn. Không chỉ tập trung vào kiến thức mà phương pháp này còn xây dựng kỹ năng sống thực tế dành cho trẻ. Bởi vậy, phương pháp học tập này được cho là yếu tố quyết định tương lai của trẻ ở thế kỉ 21.

 𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?

Trẻ con không bao giờ thiếu năng lượng dành cho việc giải trí. Phương pháp học qua chơi được xây dựng từ điều cốt lõi này, sử dụng các trò chơi để truyền đạt kiến thức một cách tự nhiên nhất. Nhờ vậy, những đứa trẻ có thể thỏa sức tò mò, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề bằng trí tưởng tượng vô tận qua những trò chơi vui vẻ.

Học bằng phương pháp chơi sẽ thúc đẩy khả năng tự nhiên của trẻ bằng sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người khuyến khích khả năng học và hỏi qua các hoạt động giúp kích thích khả năng suy nghĩ của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ con đang chơi lắp ghép, giáo viên sẽ đặt câu hỏi và các giả thuyết đa dạng về chủ đề đó. Giáo viên cũng có thể nâng khả năng nhận thức của trẻ bằng cách liên kết các kiến thức toán học, khoa học và văn học qua trò chơi. Từ đó, trẻ sẽ có khả năng hiểu sâu hơn thay vì chỉ nhớ kiến thức thông thường.

𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠?

Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích dài hạn của chương trình học qua chơi ở bậc mẫu giáo. Trẻ em sẽ được khám phá kiến thức và cách giải quyết vấn đề qua chủ đề yêu thích với sự hướng dẫn của giáo viên.

Ngược lại với học qua chơi là phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm, đơn phương truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ. Mặc dù phương pháp này có giáo trình dạy và học chặt chẽ hơn và được áp dụng phổ biến, thế nhưng nghiên cứu lại chỉ ra rằng “ học qua chơi” lại đặc biệt hiệu quả hơn đối với trẻ nhỏ bởi sự gần gũi và dễ hiểu.

Những tài liệu này còn chỉ ra rằng, trẻ nhỏ sẽ có những phản ứng tiêu cực với phương pháp dạy và học truyền thống. Nó bao gồm căng thẳng, mất động lực học tập và các vấn đề nghiêm trọng về hành vi. Điều này, đặc biệt nghiêm trọng đối với những trẻ chưa sẵn sàng tiếp cận với chương trình giảng dạy chính thống.

𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 “𝐡𝐨̣𝐜 𝐪𝐮𝐚 𝐜𝐡𝐨̛𝐢” 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐠𝐢̀?

Học qua chơi vẫn tập trung chính vào việc dạy và học. Kiến thức có thể được truyền đạt dưới dạng 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐭𝐮̛̣ 𝐝𝐨 và 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐜𝐨́ 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐝𝐚̂̃𝐧.

Tham gia những trò chơi sẽ kích thích não bộ ở trẻ trong việc tìm hiểu và khám phá. Từ đó, sẽ tạo động lực cho chúng trở nên chủ động với môi trường xung quanh, thúc đẩy sự tập trung trong việc học. Trẻ sẽ được tham gia vào quá trình tư duy linh hoạt ở cấp độ cao bao gồm cách giải quyết vấn đề, phân tích, đánh giá, áp dụng kiến thức và sáng tạo.

Các hoạt động vui chơi còn giúp tăng trí tưởng tượng, thúc đẩy sự tò mò và tạo ra thái độ nhiệt tình, tính kiên trì đối với việc học ở trẻ. Kiến thức và kĩ năng trẻ có được qua các trò chơi không thể đạt được thông qua việc học “vẹt”. Bởi lẽ, khi học vẹt trẻ sẽ chỉ học thuộc đơn thuần kiến thức mà không có sự tìm tòi hiểu sâu về vấn đề.

Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh chính là điểm mấu chốt của phương pháp học qua các trò chơi này. Bởi vậy, giáo viên đóng vai trò tích cực trong việc hướng dẫn trẻ tương tác trong các hoạt động. Từ đó, trẻ sẽ được giáo viên hỗ trợ nhằm phát triển các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, chia sẻ và tư duy phản biện, đàm phán và giải quyết các mâu thuẫn.

Giáo viên cũng sẽ khéo léo sử dụng động lực, sở thích ở trẻ để tạo hứng thú với các khái niệm, ý tưởng muốn được truyền tải. Theo cách này, trẻ em học tập và thực hành các kiến thức quan trọng trong niềm vui và sự hứng thú.

Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ trẻ em sẽ có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong các kỹ năng đọc viết khi được học qua chơi. Khả năng này bao gồm sự am hiểu về cấu trúc và nghĩa của vốn từ. Một nghiên cứu khác chứng minh rằng vốn từ và khả năng diễn đạt của trẻ sẽ cao hơn các bạn cùng trang lứa ở lớp học truyền thống.

Tuy rằng, phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang có chỗ đứng trong ngành giáo dục. Thế nhưng rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra lợi ích của chương trình dạy qua chơi. Ở chương trình này, các hoạt động vui chơi là một yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức chứ không đơn thuần chỉ là phần thưởng giống như phương pháp truyền thống. Bởi vậy, trẻ em sẽ tích cực và đầu tư nhiều hơn vào quá trình học.

Đặc biệt các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ em được trải nghiệm chương trình học qua chơi sẽ có một nền tảng vững chắc trong tương lai.

Video liên quan

"Học thông qua chơi" số đặc biệt: Truyền cảm hứng ứng dụng các phương pháp "Học thông qua chơi" cho các thầy cô giáo

VTV.vn - Số cuối của "Học thông qua chơi" ngày 28/12 sẽ cho khán giả thấy thực tế của việc áp dụng các phương pháp của chương trình của các thầy cô giáo ở Thái Bình và Hà Nội.

Dự án "Học thông qua chơi" đã đến và áp dụng với một số trường học tại 4 tỉnh thành trên cả nước là: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Trị, Hồ Chí Minh. Sau khi series được phát sóng, có rất nhiều giáo viên bày tỏ sự hứng thú, quan tâm đến với chương trình, một trong số đó là các cô giáo ở tiểu học Bắc Sơn, Thái Bình và trường tiểu học Tràng An, Hà Nội. Các cô đã tự áp dụng và điều chỉnh từ 15 phương pháp để vận dụng vào các tiết học trên lớp.

Cô Lê Thị Nếp, giáo viên trường tiểu học Bắc Sơn chia sẻ: "Các phương pháp của chương trình có rất nhiều điểm phù hợp với lớp mình đang phụ trách.Thứ nhất là mình đang dạy các em lớp 1, rất là hiếu động từ mầm non chuyển sang. Vì vậy, nếu dạy các em theo cách truyền thống trước đây sẽ gây áp lực cho các em".

"Trước đây khi tham gia seri "Thầy cô chúng ta đã thay đổi", mình cũng có cái ý tưởng và cũng mày mò tìm ra nhiều cái phương thức để cho cái lớp mình nó vui hơn nhưng sự sáng tạo của tôi cũng hạn chế. Sau khi tiếp cận với các phương pháp "Học thông qua chơi" như là kể chuyện đầu tiết học hay sơ đồ tư duy, tôi đã có thêm nhiều gợi ý tuyệt vời để xây dựng tiết học khiến học sinh hứng thú hơn và giúp các em phát huy được hết năng lực của mình".

Nói về những thành quả và trở ngại sau khi áp dụng phương pháp "Học qua trạm", cô giáo Hoàng Anh, trường tiểu học Tràng An chia sẻ: "Thuận lợi nổi bật nhất mà lớn nhất mà mình nhìn thấy khi áp dụng "Học thông qua trạm" đó là huy động được sức sáng tạo của trò, thu hút được hứng thú của các bạn ấy".

"Bên cạnh những thuận lợi rất lớn như vậy, mình thấy đương nhiên sẽ có những khó khăn nhất định đối với giáo viên, vì bình thường các tiết học các bạn học sinh chủ yếu ngồi yên ở một vị trí, tuy nhiên với hoạt động "Học thông qua trạm", các bạn ấy sẽ di chuyển liên tục ở cả 5 trạm, và việc này khá khó khăn đối với các giáo viên trong việc kiểm soát các bạn học sinh. Tuy nhiên nếu mình nghiên cứu nhiều hơn nữa, và vận dụng thêm một vài lần nữa thì chắc mình sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc ổn định trật tự cũng như di chuyển trong lớp học của các con".

Dự án "Học thông qua chơi" gồm 15 clip với những phương pháp, những gợi ý dành cho giáo viên và phụ huynh trên toàn quốc có thể giúp con em mình có những trải nghiệm học tập tích cực và phát triển kỹ năng như thể chất, nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo - những kỹ năng quan trọng hỗ trợ trẻ kiến tạo cuộc sống thành công và hạnh phúc trong tương lai.

Với mục đích truyền cảm hứng cho các giáo viên trên cả nước có động lực tìm hiểu và áp dụng ‘’Học thông qua chơi" cũng như giải mã những lầm tưởng về việc áp dụng trò chơi trong giờ học, số đặc biệt này chắc chắn là một tập không thể bỏ qua cho các thầy cô và phụ huynh. Đón xem chương trình vào 20h00 ngày 28/12 trên VTV7, 21h00 trên Fanpage của VTV7 Kids và 21h30 trên kênh Youtube của chương trình.

Series chương trình "Học thông qua chơi" lên sóng VTV7

VTV.vn - Series chương trình "Học thông qua chơi" sẽ lên sóng số đầu tiên vào 20h00 thứ 7 tuần này [10/10] trên VTV7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Học thông qua Chơi

Video liên quan

Chủ Đề