Bài văn chứng minh câu tục ngữ học học nữa học mãi

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ ” Học, học nữa, học mãi” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu ca dao thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh câu nói: Học, học nữa, học mãi – Baid làm 1

Có thể thấy được rằng công việc học tập luôn được đánh giá là quan trọng đối với con người, đặc biệt là càng trong xã hội hiện đại thì lại càng thấy được sự quan trọng của việc học tập. Học tập giúp cho con người ta lĩnh hội được nhưng tri thức hay mới và bổ sung cho kiến thức cũ. Có lẽ chính vì thế mà Lê – nin đã từng nói rằng “Học, học nữa, học mãi” để khuyên nhủ con người chúng ta cần phải coi trọng việc học, và học không ngừng nghỉ.

Thật dễ có thể nhận thấy được câu nói của Lê-nin có tới ba ý, và ba ý này lại như đã có thể được tách riêng bởi ba dấu phẩy. Câu nói như thật ý nghĩa đó là “Học, học nữa, học mãi”, chính với cách nói ngắn gọn, nó dường như như một khẩu hiệu hành động hô to và thật dõng dạc. Việc “Học” còn được coi chính là một lời thúc giục con người học tập và cũng như thôi thúc mỗi chúng ta cứ tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Còn ý câu “Học nữa” nó như là một lời gợi nhắc nhớ chúng ta nên tiếp tục học tập, học tập thêm nữa, mỗi con người phải con học tập là kim chỉ Nam mới có thể duy trì thêm nữa việc học tập. Ý cuối cùng đó là “học mãi”, việc học mãi này như một ý rất hay và bao hàm nó dường như cũng đã nâng cao hơn nữa. “học mãi” như là để có thể tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó đó chính là con người chúng ta cần  mãi học tập, học tập suốt cả cuộc đời. Tựu chung lại ta có thể nhận thấy được ba ý trong một câu nói mang tính chất tăng tiến. Sự tăng tiến chẳng những thúc giục cho mỗi người chúng ta học tập mà còn còn như đã khẳng định tính chất của công việc học tập.

Qủa thật học tập chính là công việc lâu dài, mà đã là công việc lâu dài thì chúng ta cần học tập mãi mãi. Câu hỏi tại sao phải học tập? Và câu hỏi tại sao phải “học nữa, học mãi”? Luôn luôn thường trực cho những ai khi đọc lời dạy này của Lê – nin. Câu trả lời có lẽ là do chính bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên và xã hội. Nhờ có học tập mà đã giúp cho tất cả chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Khi chúng ta mà có tri thức, chắc chắn rằng cúng ta sẽ nhận thức đúng về những hiện tượng và quy luật tự nhiên, xã hội này. Ví dụ là những điều đơn giản như thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Còn khi mà chúng ta thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng giận. Thực sự con người mà có được những tri thức, chúng ta có việc làm ổn định, đồng thời chính bản thân người có hộc sẽ có thu nhập để nuôi sống bản thân họ. Không dừng lại ở đó ta như thấy được gia đình và trở nên có ích đối với xã hội hơn rất nhiều.

Nhưng ta có thể thấy được việc học dường như không dừng lại ở đó, mà để cuộc sống tốt đẹp theo dòng chảy hiện đại thì lại cần phải có được cho mình những kiến thức tươi mới của thời đại. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta lại cần phải coi việc học tập là công việc suốt đời. Con người chúng ta không nên bằng lòng với những gì mình đã có, bởi một thực tế cho thấy được rằng núi này cao đã có núi khác cao hơn, người này giỏi lại có người khác giỏi hơn. Cho nên chúng ta cũng như cần phải thường xuyên học tập thêm nữa để chuyên sâu lĩnh vực mình học hỏi. Khi đã hiểu được những kiến thức cơ bản rồi thì cũng từ đó nâng cao trình độ, tay nghề hơn để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả, đạt năng suất cao hơn trong công việc. Bên cạnh đó ta còn phải biết được rằng trong xã hội luôn luôn biến đổi cũng như phát triển. Thế giới xung quang chúng ta như đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Và nếu ta không có tri thức để có thể chung sống để có thể vươn lên trong cuộc sống thì ta sẽ bị tụt hậu nhanh chóng. Bởi lý do đó mà con người cũng phải thường xuyên học tập không ngừng đúng như câu nói của Lê – nin “Học, học nữa, học mãi”.

Xem thêm:  Kể lại chuyện mình [hoặc một bạn] từng mắc lỗi

Học không phải chỉ là ở trong sách giáo khoa trong những lời dạy của thầy cô trong trường. Mà sự học hỏi này còn được mở rộng hơn rất nhiều. Đó chính là học cả trong cuộc sống, học từ những người xung quanh mình, luôn luôn biết tiếp thu chính là điều quan trọng nhất để cho con người có thể hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ai có thể làm việc nhất là những công việc có tính khoa học mà lại không có kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu cả. Hãy tự mình học tập để chạm được tới những mơ ước mà mình mong muốn. Hãy cứ cố gắng vì biết đâu đó bạn sẽ không chỉ thành công ở điều bạn mơ ước mà trên con đường bạn thực hiện mơ ước đó có nhiều điều thú vị hơn.

Trong thực tế cũng đã chúng mình rằng chính bản thân Lê-nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thế giới và như cả ở trong chính nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,… Những người này đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Qủa thật ta như thấy được những con người vẻ vang ấy đã học tập suốt đời, họ đã luôn luôn phấn đấu không ngừng học hỏi. Họ đã học ngay cả khi trong lao tù hay khi trên giường bệnh. Và có thể thấy được chính sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng lớn cho những thành công họ đã đạt được.

Câu nói “Học, học nữa, học mãi’ sẽ mãi thực sự là một lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, là đối với thế hệ học sinh chúng em, những con người đang chập chững bước đi đầu tiên vào cuộc sống. Chúng em biết được rằng hành trang mang theo là lời khuyên chứa đựng tư tưởng đúng đắn và tiến bộ của Lê-nin để cố gắng phấn đấu học tập hơn nữa.

Giải thích và chứng minh câu nói: Học, học nữa, học mãi – Baid làm 2

Giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu cho sự phát triển của của một quốc gia, dân tộc. Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hôi, khi nền kinh tế ngày một phát triển càng đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, sáng tạo. Chính vì vậy học tập là quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm lâu dài, thậm chí là suốt đời. Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

Trước tiên để hiểu câu nói này chúng ta cần giải thích “học” là gì? Học là hoạt động tiếp thu tri thức, tư duy trí tuệ. Cái mỗi chúng ta học không chỉ là những tri thức về xã hội loài người được lưu giữ trong sách vở mà còn là những kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống. Khi khoa học kĩ thuật, kinh tế ngày một phát triển đi đôi với đó là cả xã hội vì thế những yêu cầu đặt ra cho con người ngày càng tăng. Khi đó chúng ta phải học tập không ngừng nghỉ để theo kịp tiền trình phát triển đó, thậm chí là vượt qua để đưa xã hội lên một tầm cao mới.

Học là cách để mỗi chúng ta trau dồi thêm kiến thức. Những tri thức của xã hội loài người rất phong phú và đa dạng, nó giống như cát ở trong sa mạc, như nước của đại dương không thể cân đo đong đếm được. Nguồn tri thức vô tận, hơn nữa nó còn không ngừng phát triển. Chính vì vậy không có một ai trên đời có thể khẳng định rằng bản thân nắm được hết những tri thức của nhân loại. Đó là điều không thể. Vậy nếu đó là vô tận thì chúng ta cần phải cố gắng nhồi nhét hết không? Câu trả lời là không. Mỗi chúng ta cần học tập và tiếp thu những cái cần cho cuộc sống hằng ngày, cho công việc của bản thân. Và đó là công cuộc kéo dài mãi mãi để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, để mỗi chúng ta có thể đáp ứng được nhưng yêu cầu của công việc, xã hội đang ngày một tăng cao.

Xem thêm:  Em hãy kể lại một câu chuyện cười mà em đã gặp trong cuộc sống

Từ ngày còn bé khi bước vào lớp mẫu giáo, đến những năm tháng trên ghế nhà trường, trên giảng đường của các trường đại học…đó là khoảng thời gian để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Tại đó, cánh cửa kì diệu của nguồn tri thức vô tận sẽ mở ra trước mắt ta giống như một chân trời mới. Ta được truyền đạt kiến thức, được học cách tiếp thu kiến thức rồi học cách tư học tập, tự nghiên cứu. Sau này khi bước ra khỏi vòng tay bao bọc của nhà trường, mỗi chúng ta có thể tự tin bước những bước chân trên con đường đời chứa đựng đầy chông gai, thử thách. Chúng ta có thể vận dụng những kiến thức đã học, có thể sử dụng những cách thức để có thể tiếp tục quá trình học tập để đáp ứng các yêu cầu của công việc. 

Vậy để chúng ta có thể tự trau dồi kiến thức ở mai sau thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần làm gì? Mỗi người cần tìm cho bản thân một cách học hiệu quả và quan trọng “Học phải đi đôi với hành”. Học tập phải gắn liền với thực tế, không được tách rời thực tế. Bên cạnh những kiến thức trong chương trình, những gì thầy cô giảng thì cần có sự cầu tiến, cần chủ động và tích cực đọc, nghiên cứu những tài liệu khác, học không chỉ trong trường mà học cả ở ngoài xã hội. Quá trình tiếp thu tri thức không đứng một mình mà còn cần vận dụng và sáng tạo. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được đạo lí “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Thậm chí có những người luôn tự mãn về bản thân, có tâm tư “Ếch ngồi đáy giếng”, tự cho mình là giỏi, là nhất. Điều đó thật nực cười khi mà gắn với câu nói của một nhà bác học Drawin “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. 

Rõ ràng có thể thấy câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê – nin là vô cùng đúng đắn. Không có con đường nào trải toàn hoa cả mà nó chứa rất nhiều chông gai. Vì thế muốn thành công thì nhiệm vụ học tập hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ là một điều cần thiết và kéo dài liên tục. Có như vậy chúng ta mới có một cuộc sống tốt đẹp, xã hội mới ngày một văn minh, phát triển.

Giải thích và chứng minh câu nói: Học, học nữa, học mãi – Baid làm 3

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Con người từ khi sinh ra, chưa có hiểu biết gì về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ cái nhỏ nhất đến cái lớn dần lên. Học là cả đời chứ không phải nhất thời vì vậy có câu nói “ học, học nữa, hoc mãi”.

Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập cũng như việc học bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó không xảy ra cùng một lúc nhưng xây dựng dựa trên những định hình mà chúng ta đã biết. Học tập có thể xem như một quá trình, chứ không phải tập hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều.

Chúng ta học ở khắp mọi nơi, không chỉ học ở trường mà còn học ở ngoài xã hội, học từ cha mẹ bạn bè, học từ khi sinh ra học ăn, học nói học gói, học  mở. Lớn lên thêm chút học cách giao tiếp, ứng xử, học kiến thức khoa học xã hội. Chúng ta có thể học ở sách vở, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập thông tin một cách bao quát nhất. Học là để ta mở mang kiến thức hiểu biết giúp ích trong cuộc sống này. “ Học mãi” là học hết kiến thức ở mảng này ta lại học sang kiến thức ở mảng khác, từ bao quát đến cụ thể, từ cấp độ dễ đến cấp độ khó. Người ham học hỏi luôn thấy thiếu, học như thế là chưa đủ luôn cố gắng tổng hợp thật nhiều kiến thức để nâng cao hiểu biết. Con người nâng cao hiểu biết của mình bằng việc học mẫu giáo rồi lên cấp một, rồi lại cấp hai, cấp ba, vào đại học rồi lại học cao hoc. Việc học không bao giờ là thừa luôn được con người vun đắp qua thời gian.

Xem thêm:  Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Tuy nhiên, có nhiều người còn học lệch kiến thức, họ chỉ học những thứ họ thích mà bỏ qua hết những kiến thức khác. Và cách học sai, luôn tin vào điều mình thấy mà cổ hủ bác bỏ những ý kiến góp ý khác.

Còn “  học mãi” là học cả đời, học không ngừng nghỉ, học đến già, luôn tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới dù tuổi tác đã cao, đã ham học thì tuổi tác và thời gian không bao giờ là vấn đề cả. Có những bạn trẻ ngày nay rất lười học luôn hao phí thời gian vào những thứ vô bổ, tốn tiền, tụ tập bạn bè ăn chơi trong khi bài tập sách vở mặc kệ không quan tâm. Việc học là rất quan trọng với mỗi cá nhân, học càng nhiều bạn càng tự tin vào bản thân hơn, càng có nhiều kiến thức rộng, tầm hiểu biết cao sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quát hơn về một vấn đề, tìm ra cách giải quyết nhanh hơn. Học còn là con đường nhanh nhất giúp bạn chạm vào những ước mơ của bản thân. Khi bạn chăm học, bạn có thể giúp đỡ được những người học kém hơn mình tìm ra con đường học tốt nhất.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu được những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong kiến thức toán đơn giản hoặc là trong quy luật thịnh suy của toàn xã hội. Như vậy có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, thế giới mà chúng ta tìm kiếm không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn. Học cả trí lẫn tâm mới là cách học toàn diện cần hướng tới.

Ngày xưa, ông cha  ta có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm vì nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm ông bắt đom đóm làm đèn…Ngày nay có rất nhiều những tấm gương ham học và chịu khó học mà chúng ta cần học tập. Ngày xưa chiến tranh bom đạn nhưng các em học sinh yêu việc học hơn cả tính mạng, vượt qua nguy hiểm đến với trường học để học chữ, mong sao lớn lên có thể giúp ích cho đất nước.

Nhưng hoc như thế nào để hiệu quả thì không mấy ai có thể làm được. Ta cần chú ý nghe cô giáo giảng bài, chịu khó đọc nhiều tài liệu và hỏi ý kiến của những người có kiến thức để kiến thức đó được đảm bảo là đúng. Luôn lắng nghe sự góp ý của mọi người để rút kinh nghiệm cho bản thân. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu được các kiến thức đã học.

Câu nói đã khuyên chúng ta nên học tập thật nhiều, học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Mỗi học sinh cần luôn nhớ và làm theo.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề