Bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 79

– Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.

– Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.

Viết lại các tên riêng như sau:

– Tên người: An–be Anh–xtanh; Crit-xti-an An-đec-xen, I-u-ri Ga-ga-rin.

– Tên địa lí: Xanh Pê-téc-bua; Tô–ki-ô; A-ma-dôn; Ni-a-ga-ra.

Bài tập 1: Trang 79 vbt toán 4 tập 2

Viết vào ô trống

Tỉ lệ bản đồ

1 : 500 000

1 : 15 000

1 : 2000

Độ dài trên bản đồ

2cm

3dm

50mm

Độ dài thật

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng sau:

Tỉ lệ bản đồ

1 : 500 000

1 : 15 000

1 : 2000

Độ dài trên bản đồ

2cm

3dm

50mm

Độ dài thật

1 000 000cm

45 000dm

100 000mm

Bài tập 2: Trang 79 vbt toán 4 tập 2

Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 2 500 000, quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn đo được 27cm. Hỏi độ dài thật của quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh- Quy Nhơn là bao nhiêu ki-lô-mét?

Hướng dẫn giải:

Độ dài thật của quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh- Quy Nhơn là số ki-lô-mét là:

27×2500000=67500000[cm]

67500000cm = 675km

Đáp số: 675km

Bài tập 3: Trang 79 vbt toán 4 tập 2

Một mảnh đất hình chữ nhật được vẽ trên bản đồ có tỉ lệ kích thước như hình bên:

Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh đất.

Hướng dẫn giải:

Ta có: tỉ lệ là 1:500 nên

Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:

5×500=2500[cm]

Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:

2×500=1000[cm]

Đáp số:

Chiều rộng: 1000cm

Chiều dài: 2500cm

Câu 1 trang 79 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, điền vào bảng sau :

a] Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu,...

b] Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thuỷ, bến tàu,.

c] Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.

M : khách sạn, hướng dẫn viên,...

d] Địa điểm tham quan, du lich.

M : phố cổ, bãi biển,....

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a] Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống, máy nghe nhạc, đèn pin, dụng cụ thể thao [bóng, lưới]...

b] Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, bến xe, xe đạp, xe xích lô, sân bay, vé xe, vé tàu, đường sắt...

c] Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch

M : khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch

d] Địa điểm tham quan du lịch.

M : phố cổ, bãi biển, công viên, thác nước, núi, sông, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm

Câu 2 trang 80 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm, điền vào bảng sau :

a] Đồ dùng cần cho cuôc thám hiểm.

M : la bàn, lều trại,...

b] Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.

M : bão, thú dữ,...

c] Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M : kiên trì, dũng cảm,...

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a] Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, thiết bị an toàn

b] Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mùa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát,...

c] Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò. ham hiểu biết, hiếu kì, không ngại khổ, không ngại khó

Câu 3 trang 80 VBT Tiếng Việt lớp 4: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

Phương pháp giải:

- Viết đoạn văn có mở bài, thân bài, kết bài.

- Chủ đề: hoạt động du lịch hay thám hiểm.

- Yêu cầu: sử dụng một vài từ ngữ trong bài tập 1 hoặc bài tập 2

Trả lời:

        Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chúng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất. Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Những người quả cảm Tuần 26

Soạn bài: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì?

Câu 1 [trang 78 sgk Tiếng Việt 4] : Tìm câu kể “Ai là gì?” và nêu tác dụng của mỗi câu [dùng để giới thiệu hay nhận định] SGK TV4 tập 2 trang 78.

Trả lời:

a. – Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

* Tác dụng: Dùng để giới thiệu.

– Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.

* Tác dụng: Dùng để nêu nhận định.

b. Ồng Năm là dân ngụ cư của làng này.

* Tác dụng: Dùng để giới thiệu.

c. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

* Tác dụng: Dùng để nêu nhận định.

Câu 2 [trang 79 sgk Tiếng Việt 4] : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm:

Trả lời:

Câu 3 [trang 79 sgk Tiếng Việt 4] : Có lần, em cùng với các bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể chuyện đó, trong đoạn có sử dụng kiểu câu “Ai là gì?”

Trả lời:

“Sau khi ăn cơm tối xong, em cùng với một sô” bạn trong nhóm đến thăm Hà – Hà bị bệnh hai ngày nay không đi học được. Chúng tôi vừa mới đến ngõ thì gặp bác gái. – Chúng cháu chào bác ạ! Nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. – Ồ, quý hóa quá! Các cháu vào đi – Mẹ Hà vừa mời chúng tôi vào nhà vừa nói. Ba chúng tôi theo bác gái vào nhà. Mẹ Hà đánh thức Hà dậy. Thấy chúng tôi, Hà rất mừng. Chúng tôi ngồi xuống cạnh Hà hỏi thăm bệnh tình của bạn. Tôi quay lại thưa với mẹ Hà: – Cháu xin giới thiệu với bác các bạn trong nhóm để bác biết. Cháu là Thanh con mẹ Phương. Bạn mặc áo hoa ngồi cạnh Hà là Thúy con bác Khánh xóm dưới. Còn đây là Phượng con bác Đạt gần nhà cháu. Bốn đứa chúng cháu cùng trong một tổ”.

Video liên quan

Chủ Đề