Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

Trong mặt phẳng Oxy, mỗi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng: ax + by + c = 0, với a và b không đồng thời bằng 0.

Chú ý:

• Mỗi phương trình ax + by + c = 0 (a và b không đồng thời bằng 0) đều xác định một đường thẳng có vectơ pháp tuyến n→=a;b.

• Khi cho phương trình đường thẳng ax + by + c = 0, ta hiểu a và b không đồng thời bằng 0.

Ví dụ: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ trong mỗi trường hợp sau:

  1. Đường thẳng ∆ đi qua điểm H(2; 1) và có vectơ pháp tuyến n→=−2;−1.
  1. Đường thẳng ∆ đi qua điểm K(5; –8) và có vectơ chỉ phương u→=3;−4.
  1. Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm M(6; 3), N(9; 1).

Hướng dẫn giải

  1. Đường thẳng ∆ đi qua điểm H(2; 1) và có vectơ pháp tuyến n→=−2;−1 nên ta có phương trình tổng quát của ∆ là: –2(x – 2) – 1(y – 1) = 0

⇔ –2x – y + 5 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của ∆ là –2x – y + 5 = 0.

  1. ∆ có vectơ chỉ phương u→=3;−4 nên ∆ nhận n→=4;3 làm vectơ pháp tuyến.

Đường thẳng ∆ đi qua điểm K(5; –8) và có vectơ pháp tuyến n→=4;3 nên ta có phương trình tổng quát của ∆ là: 4(x – 5) + 3(y + 8) = 0

⇔ 4x + 3y + 4 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của ∆ là 4x + 3y + 4 = 0.

  1. Với M(6; 3), N(9; 1) ta có: MN→=3;−2.

∆ có vectơ chỉ phương MN→=3;−2 nên ∆ nhận n→=2;3 làm vectơ pháp tuyến.

Đường thẳng ∆ đi qua điểm M(6; 3) và có vectơ pháp tuyến n→=2;3 nên phương trình tổng quát của ∆ là: 2(x – 6) + 3(y – 3) = 0

⇔ 2x + 3y – 21 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của ∆ là 2x + 3y – 21 = 0.

Nhận xét:

• Phương trình đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(xA; yA), B(xB; yB) có dạng:

x−xAxB−xA=y−yAyB−yA (với xB ≠ xA, yB ≠ yA).

• Nếu đường thẳng ∆ cắt trục Ox và Oy tại A(a; 0) và B(0; b) (a, b khác 0) thì phương trình ∆ có dạng:

xa+yb=1 (1).

Phương trình (1) còn được gọi là phương trình đoạn chắn.

Ví dụ:

+) Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm P(2; 5), Q(1; 8).

Suy ra phương trình đường thẳng ∆: x−21−2=y−58−5⇔x−2−1=y−53.

Vậy phương trình đường thẳng ∆ là x−2−1=y−53.

+) Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm X(–4; 0) và Y(0; 5).

Vậy phương trình đoạn chắn của ∆: x−4+y5=1.

4. Liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc nhất và đường thẳng

Ta đã biết đồ thị của hàm số bậc nhất y = kx + y0 (k ≠ 0) là một đường thẳng d đi qua điểm M(0; y0) và có hệ số góc k. Ta có thể viết: y = kx + y0 ⇔ kx – y + y0 = 0.

Như vậy, đồ thị hàm bậc nhất y = kx + y0 là một đường thẳng có vectơ pháp tuyến n→=k;−1 và có phương trình tổng quát là kx – y + y0 = 0. Đường thẳng này không vuông góc với Ox và Oy.

Ngược lại, cho đường thẳng d có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 với a và b đều khác 0, khi đó ta có thể viết: ax + by + c = 0 ⇔y=−abx−cb ⇔ y = kx + y0.

Như vậy d là đồ thị của hàm bậc nhất y = kx + y0 với hệ số góc k=−ab và tung độ gốc y0=−cb.

Ví dụ:

+) Cho đường thẳng d có phương trình: y = 2x + 1 ⇔ 2x – y + 1 = 0.

Ta suy ra vectơ pháp tuyến của đường thẳng d là n→=2;−1.

+) Cho đường thẳng d’ có phương trình: x + 5y – 2 = 0 ⇔y=−15x+25.

Khi đó ta có d là đồ thị của hàm bậc nhất y = kx + y0, với hệ số góc k=−15 và tung độ gốc y0=25.

Chú ý:

• Nếu a = 0 và b ≠ 0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành y=−cb.

Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Oy tại điểm 0;−cb.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

• Nếu b = 0 và a ≠ 0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành x=−ca.

Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Ox tại điểm −ca;0.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024
Trong cả hai trường hợp trên, đường thẳng d không phải là đồ thị của hàm số bậc nhất.

5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường thẳng ∆1: a1x + b1y + c1 = 0 (a12+b12>0) có vectơ pháp tuyến n→1 và đường thẳng ∆2: a2x + b2y + c2 = 0 (a22+b22>0) có vectơ pháp tuyến n→2.

Ta có thể dùng phương pháp tọa độ để xét vị trí tương đối của ∆1 và ∆2 như sau:

– Nếu n→1 và n→2 cùng phương thì ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau. Lấy một điểm P tùy ý trên ∆1.

+ Nếu P ∈ ∆2 thì ∆1 ≡ ∆2.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

+ Nếu P ∉ ∆2 thì ∆1 // ∆2.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

– Nếu n→1 và n→2 không cùng phương thì ∆1 và ∆2 cắt nhau tại một điểm M(x0; y0) với (x0; y0) là nghiệm của hệ phương trình: a1x+b1y+c1=0a2x+b2y+c2=0.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

Chú ý:

  1. Nếu n→1.n→2=0 thì n→1⊥n→2, suy ra ∆1 ⊥ ∆2.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024

  1. Để xét hai vectơ n→1a1;b1 và n→2a2;b2 cùng phương hay không cùng phương, ta xét biểu thức a1b2 – a2b1:

+ Nếu a1b2 – a2b1 = 0 thì hai vectơ cùng phương.

+ Nếu a1b2 – a2b1 ≠ 0 thì hai vectơ không cùng phương.

Trong trường hợp tất cả các hệ số a1, a2, b1, b2 đều khác 0, ta có thể xét hai trường hợp:

+ Nếu a1a2=b1b2 thì hai vectơ cùng phương.

+ Nếu a1a2≠b1b2 thì hai vectơ không cùng phương.

Ví dụ: Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau:

  1. ∆1: 4x – 10y + 1 = 0 và ∆2: x + y + 2 = 0.
  1. ∆1: 12x – 6y + 6 = 0 và ∆2: 2x – y + 5 = 0.
  1. ∆1: 8x + 10y – 12 = 0 và ∆2: x=−6+5ty=6−4t
  1. ∆1: x=−1−5ty=2+4t và ∆2: x=−6+4t'y=2+5t'

Hướng dẫn giải

  1. ∆1: 4x – 10y + 1 = 0 và ∆2: x + y + 2 = 0.

∆1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=4;−10 và n→2=1;1.

Ta có 41≠−101.

Suy ra n→1 và n→2 là hai vectơ không cùng phương.

Khi đó ta có ∆1 và ∆2 cắt nhau tại một điểm M.

Giải hệ phương trình:

4x−10y+1=0x+y+2=0⇔x=−32y=−12

Suy ra M−32;−12.

Vậy ∆1 cắt ∆2 tại điểm M−32;−12.

  1. ∆1: 12x – 6y + 6 = 0 và ∆2: 2x – y + 5 = 0.

∆1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=12;−6 và n→2=2;−1.

Ta có 122=−6−1.

Suy ra n→1 và n→2 là hai vectơ cùng phương.

Khi đó ta có ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau.

Chọn M(0; 1) ∈ ∆1.

Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng ∆2, ta được: 2.0 – 1 + 5 = 4 ≠ 0.

Suy ra M(0; 1) ∉ ∆2.

Vậy ∆1 // ∆2.

  1. ∆1: 8x + 10y – 12 = 0 và ∆2: x=−6+5ty=6−4t

∆1 có vectơ pháp tuyến n→1=8;10.

∆2 có vectơ chỉ phương u→2=5;−4.

Suy ra ∆2 có vectơ pháp tuyến n→2=4;5.

Ta có 84=105.

Suy ra n→1 và n→2 là hai vectơ cùng phương.

Khi đó ta có ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau.

Chọn M(–6; 6) ∈ ∆2.

Thế tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng ∆1, ta được: 8.(–6) + 10.6 – 12 = 0.

Suy ra M(–6; 6) ∈ ∆1.

Vậy ∆1 ≡ ∆2.

  1. ∆1: x=−1−5ty=2+4t và ∆2: x=−6+4t'y=2+5t'

• ∆1 có vectơ chỉ phương u→1=−5;4.

Suy ra ∆1 có vectơ pháp tuyến u→2=4;5.

• ∆2 có vectơ chỉ phương u→2=4;5.

Suy ra ∆2 có vectơ pháp tuyến n→2=5;−4.

∆1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=4;5 và n→2=5;−4.

Ta có n→1.n→2= 4.5 + 5.(–4) = 0.

Suy ra n→1⊥n→2.

Do đó ∆1 ⊥ ∆2.

∆1 đi qua điểm A(–1; 2) và có vectơ pháp tuyến n→1=4;5.

Suy ra phương trình tổng quát của ∆1: 4(x + 1) + 5(y – 2) = 0 ⇔ 4x + 5y – 6 = 0.

Tương tự, ta tìm được phương trình tổng quát của ∆2: 5x – 4y + 38 = 0.

Gọi M(x; y) là giao điểm của ∆1 và ∆2.

Suy ra tọa độ điểm M thỏa hệ phương trình:

4x+5y−6=05x−4y+38=0⇔x=−16641y=18241

Khi đó ta có tọa độ là M−16641;18241.

Vậy ∆1 và ∆2 vuông góc với nhau tại điểm M−16641;18241.

6. Góc giữa hai đường thẳng

  1. Khái niệm góc giữa hai đường thẳng

Hai đường thẳng ∆1 và ∆2 cắt nhau tạo thành bốn góc.

• Nếu ∆1 không vuông góc với ∆2 thì góc nhọn trong bốn góc đó được gọi là góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2.

• Nếu ∆1 vuông góc với ∆2 thì ta nói góc giữa ∆1 và ∆2 bằng 90°.

Ta quy ước: Nếu ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau thì góc giữa ∆1 và ∆2 bằng 0°.

Như vậy góc α giữa hai đường thẳng luôn thỏa mãn: 0° ≤ α ≤ 90°.

Góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 được kí hiệu là Δ1,Δ2^ hoặc (∆1, ∆2).

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD có CBD^=30°.

Bài tập phương trình đường thẳng với tam giác năm 2024
Tính các góc: (BD, BC), (AB, AD), (AD, BC), (AB, BD).

Hướng dẫn giải

Ta có:

+) CBD^=30°. Suy ra (BD, BC) = 30°.

+) Vì AB ⊥ AD nên (AB, AD) = 90°.

+) Vì AD // BC nên (AD, BC) = 0°.

+) Ta có ABD^+DBC^=90° (Vì AB ⊥ BC).

⇔ABD^=90°−DBC^=90°−30°=60°.

Vì ABD^=60° nên (AB, BD) = 60°.

Vậy (BD, BC) = 30°, (AB, AD) = 90°, (AD, BC) = 0°, (AB, BD) = 60°.

  1. Công thức tính góc giữa hai đường thẳng

Đường thẳng ∆1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=a1;b1, n→2=a2;b2.

Ta có công thức: cosΔ1,Δ2=a1a2+b1b2a12+b12.a22+b22.

Nhận xét: Nếu ∆1, ∆2 có vectơ chỉ phương u→1, u→2 thì cosΔ1,Δ2=cosu→1,u→2.

Chú ý: Ta đã biết hai đường thẳng vuông góc khi và chỉ khi chúng có hai vectơ pháp tuyến vuông góc. Do đó:

• Nếu ∆1 và ∆2 lần lượt có phương trình a1x + b1y + c1 = 0 và a2x + b2y + c2 = 0 thì ta có:

(∆1, ∆2) = 90° ⇔ a1a2 + b1b2 = 0.

• Nếu ∆1 và ∆2 lần lượt có phương trình y = k1x + m1 và y = k2x + m2 thì ta có:

(∆1, ∆2) = 90° ⇔ k1k2 = –1.

Nói cách khác, hai đường thẳng có tích các hệ số góc bằng –1 thì vuông góc với nhau.

Ví dụ: Tìm số đo của góc giữa hai đường thẳng d1 và d2 trong các trường hợp sau:

  1. d1: x – 2y + 5 = 0 và d2: 3x – y = 0.
  1. d1: 4x + 3y – 21 = 0 và d2: x=2−6ty=−1+8t
  1. d1: x=1−ty=1+2t và d2: x=2−4t'y=5−2t'

Hướng dẫn giải

  1. d1: x – 2y + 5 = 0 và d2: 3x – y = 0

d1, d2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=1;−2,n→2=3;−1.

Ta có cosd1,d2=1.3+−2.−112+−22.32+−12=22.

Suy ra (d1, d2) = 45°.

Vậy (d1, d2) = 45°.

  1. d1: 4x + 3y – 21 = 0 và d2: x=2−6ty=−1+8t

d1 có vectơ pháp tuyến n→1=4;3.

d2 có vectơ chỉ phương u→2=−6;8 nên có vectơ pháp tuyến n→2=8;6.

Ta có n→2=2n→1.

Suy ra n→2 // n→1.

Vậy (d1, d2) = 0°.

  1. d1: x=1−ty=1+2t và d2: x=2−4t'y=5−2t'

d1, d2 có vectơ chỉ phương lần lượt là u→1=−1;2, u→2=−4;−2.

Ta có u→1. u→2= (–1).(–4) + 2.(–2) = 0.

Suy ra u→1⊥u→2⇒n→1⊥n→2

Vậy (d1, d2) = 90°.

7. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆ có phương trình ax + by + c = 0 (a2 + b2 > 0) và điểm M0(x0; y0). Khoảng cách từ điểm M0 đến đường thẳng ∆, kí hiệu là d(M0, ∆), được tính bởi công thức: dM0,Δ=ax0+by0+ca2+b2.

Ví dụ: Tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng được cho tương ứng như sau:

  1. A(3; 4) và ∆: 4x + 3y + 1 = 0.
  1. B(1; 2) và d: 3x – 4y + 1 = 0.

Hướng dẫn giải

  1. Với A(3; 4) và ∆: 4x + 3y + 1 = 0 ta có:

dA,Δ=4.3+3.4+142+32=5.

Vậy khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng ∆ bằng 5.

  1. Với B(1; 2) và d: 3x – 4y + 1 = 0 ta có:

dB,d=3.1−4.2+132+−42=45.

Vậy khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng d bằng 45.

(Xem trong file pdf)

Bài tập tự luận

Dạng 1. Xác định VTCP – VTPT của đường thẳng.

Dạng 2. Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn một số tính chất cho trước.

Bài tập trắc nghiệm

Dạng 1. Xác định véctơ chỉ phương, véc tơ pháp tuyến của đường thẳng, hệ số góc của đường thẳng.

Dạng 2. Viết phương trình đường thẳng và các bài toán liên quan.

Bài tập tự luyện

1. Bài tập vận dụng (có đáp án)

Bài 1. Cho ∆ABC có A(–2; 3), B(2; 5), C(5; 1).

  1. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng AB và AC.
  1. Viết phương trình tham số của đường thẳng BC.
  1. Tính khoảng cách từ điểm B lần lượt đến cạnh AC và tính diện tích tam giác ABC.
  1. Viết phương trình đường trung tuyến kẻ từ C của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

a)

• Với A(–2; 3), B(2; 5) ta có AB→=4;2.

Do đó đường thẳng AB có vectơ pháp tuyến n→AB=2;−4.

Đường thẳng AB đi qua A(–2; 3) và nhận n→AB=2;−4 làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình tổng quát là:

2(x + 2) – 4(y – 3) = 0 ⇔ x – 2y + 8 = 0.

• Với A(–2; 3), C(5; 1) ta có AC→=7;−2.

Do đó đường thẳng AC có vectơ pháp tuyến n→AC=2;7.

Đường thẳng AC đi qua A(–2; 3) và nhận n→AC=2;7 làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình tổng quát là:

2(x + 2) + 7(y – 3) = 0 ⇔ 2x + 7y – 17 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng AB, AC lần lượt là x – 2y + 8 = 0, 2x + 7y – 17 = 0.

  1. Với B(2; 5), C(5; 1) ta có BC→=3;−4.

Đường thẳng BC đi qua B(2; 5) và nhận BC→=3;−4 làm vectơ chỉ phương nên có phương trình tham số là:

x=2+3ty=5−4t

Vậy phương trình tham số của đường thẳng BC là x=2+3ty=5−4t

  1. Với B(2; 5) và đường thẳng AC: 2x + 7y – 17 = 0 ta có:

dB, AC=2.2+7.5−1722+72=225353.

Vậy khoảng cách từ điểm B đến cạnh AC bằng 225353.

Ta có AC→=7;−2 nên AC=72+−22=53.

SABC=12.dB,AC.AC=12.225353.53=11 (đvdt).

Vậy diện tích ∆ABC bằng 11 đvdt.

  1. Gọi I là trung điểm của AB. Khi đó tọa độ của điểm I thỏa mãn:

xI=xA+xB2=−2+22=0yI=yA+yB2=3+52=4

Suy ra I(0; 4).

Ta có CI→=(0−5;4−1)=(−5;3).

Đường trung tuyến kẻ từ C của tam giác ABC chính là đường thẳng đi qua hai điểm C và I, tức là đường thẳng CI.

Do đó đường thẳng CI đi qua C(5; 1) có một vectơ chỉ phương là CI→(−5;3).

Phương trình tham số của đương thẳng CI là : x=5−5ty=1+3t.

Vậy phương trình tham số của đường trung tuyến kẻ từ C của tam giác ABC là: x=5−5ty=1+3t.

Bài 2. Cho hai đường thẳng ∆1: (m – 3)x + 2y + m2 – 1 = 0 và ∆2: –x + my + (m – 1)2 = 0.

  1. Xác định vị trí tương đối và xác định giao điểm (nếu có) của ∆1 và ∆2 trong các trường hợp m = 0, m = 1.
  1. Tìm m để hai đường thẳng ∆1 và ∆2 song song với nhau.

Hướng dẫn giải

a)

• Nếu m = 0 thì:

Phương trình ∆1: –3x + 2y – 1 = 0 và phương trình ∆2: –x + 1 = 0.

Đường thẳng ∆1, ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=−3;2, n→2=−1;0.

Ta có a1b2 – a2b1 = (–3).0 -2.(–1) = 2 ≠ 0.

Suy ra n→1,n→2 là hai vectơ không cùng phương.

Khi đó ta có ∆1, ∆2 cắt nhau tại điểm M.

Vì M là giao điểm của ∆1 và ∆2 nên tọa độ điểm M thỏa hệ phương trình:

−3x+2y−1=0−x+1=0⇔x=1y=2

Suy ra M(1; 2).

• Nếu m = 1 thì:

Phương trình ∆1: –2x + 2y = 0 và phương trình ∆2: –x + y = 0.

Đường thẳng ∆1, ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=−2;2, n→2=−1;1.

Ta có −2−1=21.

Suy ra n→1,n→2 là hai vectơ cùng phương.

Khi đó ta có ∆1, ∆2 song song hoặc trùng nhau.

Chọn điểm O(0; 0) ∈ ∆1.

Thay tọa độ điểm O vào phương trình ∆2 ta được: –0 + 0 = 0 (đúng).

Suy ra O(0; 0) ∈ ∆2.

Do đó ∆1 ≡ ∆2.

Vậy khi m = 0 thì ∆1 cắt ∆2 tại điểm M(1; 2) và khi m = 1 thì ∆1 trùng ∆2.

  1. ∆1: (m – 3)x + 2y + m2 – 1 = 0 và ∆2: –x + my + (m – 1)2 = 0.

∆1, ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=m−3;2, n→2=−1;m.

Chọn B0;1−m22∈Δ1.

∆1 // ∆2 khi và chỉ khi n→1,n→2 là hai vectơ cùng phương và B ∉ ∆2.

Ta có n→1,n→2 là hai vectơ cùng phương.

⇔ a1b2 – a2b1 = 0.

⇔ (m – 3).m – 2.(–1) = 0.

⇔ m2 – 3m + 2 = 0.

⇔ m = 1 hay m = 2.

Ở câu a), ta đã chứng minh được ∆1 trùng ∆2 khi m = 1.

Do đó ta loại m = 1.

Với m = 2, ta có tọa độ B0;−32 và phương trình ∆2: –x + 2y + 1 = 0.

Thay tọa độ B vào phương trình ∆2, ta được: −0+2.−32+1=−2≠0.

Suy ra với m = 2, B ∉ ∆2.

Vậy m = 2 thì ∆1 // ∆2.

Bài 3. Tìm m để góc hợp bởi hai đường thẳng ∆1: 3x−y+7=0 và ∆2: mx + y + 1 = 0 một góc bằng 30°.

Hướng dẫn giải

∆1: 3x−y+7=0 và ∆2: mx + y + 1 = 0

∆1, ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n→1=3;−1, n→2=m;1.

Ta có cosΔ1,Δ2=m3+−1.132+−12.m2+12.

Hay cosΔ1,Δ2=m3−12m2+1

Theo đề, ta có góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 bằng 30°.

Ta suy ra m3−12m2+1=cos30°=32

⇔3m2+1=m3−1

⇔ 3m2 + 3 = 3m2 – 23m+ 1

⇔ 23m = –2

⇔m=−33.

Vậy m=−33 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 4. Cho đường thẳng d: 3x – 2y + 1 = 0 và điểm M(1; 2). Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua điểm M và tạo với đường thẳng d một góc 45°.

Hướng dẫn giải

Gọi n→=a;b là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆.

Phương trình đường thẳng ∆ đi qua M(1; 2) có dạng: a(x – 1) + b(y – 2) = 0.

⇔ ax + by – a – 2b = 0.

Đường thẳng d: 3x – 2y + 1 = 0 có vectơ pháp tuyến n→'=3;−2.

Góc giữa hai đường thẳng ∆ và d là:

cos(∆, d) =3a+−2.ba2+b2.32+−22=3a−2b13.a2+b2

Theo đề, ta có ∆ tạo với d một góc 45°.

Suy ra cos45°=3a−2b13.a2+b2.

⇔22=3a−2b13.a2+b2

⇔26a2+b2=23a−2b

⇔ 26a2 + 26b2 = 4(9a2 – 12ab + 4b2)

⇔ –10a2 + 48ab + 10b2 = 0

⇔a=5ba=−15b

• Với a = 5b, ta chọn a = 5.

Ta suy ra b = 1.

Khi đó ta nhận được phương trình đường thẳng ∆: 5x + y – 7 = 0.

• Với a=−15b, ta chọn a = 1.

Ta suy ra b = –5.

Khi đó ta nhận được phương trình đường thẳng ∆: x – 5y + 9 = 0.

Vậy có hai đường thẳng ∆ thỏa yêu cầu bài toán có phương trình lần lượt là 5x + y – 7 = 0 và x – 5y + 9 = 0.