Bài 4 trang 36 sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37 [ngắn nhất]

Câu 1 [trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

a] Viết hoa tên riêng:

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Hồ Chí Minh

- Lượm của Tố Hữu: Lượm, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b] Viết hoa tu từ [viết hoa để thể hiện sự kính trọng].

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Bác, Cha

Câu 2 [trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặng, vội vàng, mau mau, mênh mông.

- Tròm râu im phăng phắc: từ láy phăng phắc miêu tả sự tĩnh lặng suy nghĩ của bác, làm nổi bật lên không gian yên tĩnh vào đêm khuya

Câu 3 [trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Qua việc sử dụng các từ láygiàu giá trị tạo hình giúp em hình dung chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch đúng với độ tuổi của em.

Câu 4 [trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

a] Bàn tay mẹ chỉ sự lao động vất vả nhọc nhằn của người mẹ.

- Mối liên hệ tương đồng - ẩn dụ.

- Tác dụng: Làm nổi bật những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

b] Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh.

- Mối liên hệ tương cận: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật – hoán dụ.

- Tác dụng: Làm giảm bớt sự đau thương, mất mát của đất nước trong bối cảnh chiến tranh.

c] Từ in đậm trong câu thơ chỉ:

 Mười năm chỉ thời gian trước mắt

 Trăm năm chỉ thời gian lâu dài

- Mối quan hệ tương cận: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – hoán dụ.

- Tác dụng: Nhấn muốn có lợi ý lâu dài thì phải chú trọng vào việc giáo dục con người.

Câu 5 [trang 37 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

[1-c] Buôn thúng bán mẹt: buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

[2-e] Châm lấm tay bùn: sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

[3-d] Gạo chợ nước sông: cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

[4-b] Một nắng hai sương: làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

[5-a] Nhường cơm sẻ áo: giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

Câu 6 [trang 37 SGK Ngữ Văn 6 tập 2]:

Trả lời:

Trong những năm tháng chiến trang gian khổ. Nhân dân trên khắp cả nước đã cùng nhau đồng cam cùng khổ, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những chiến sĩ ở chiến trường nguy hiểm xa xôi. Tất cả cùng một lòng hợp sức để mong sao đất nước có thể trở lại hòa bình, sạch bóng quân thù. Và cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười với dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng họa. Đánh dấu bước chuyển mình mới của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 27

Đêm nay Bác không ngủ

Lượm

Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Tự đánh giá - Sao không về Vàng ơi?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

CHUẨN BỊ

Trả lời câu 1 [trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản, và đọc phần Chuẩn bị của bài Đêm nay Bác không ngủ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể về cậu bé giao thư liên lạc - Lượm hồn nhiên vui tươi, dũng cảm hi sinh vì tổ quốc.

- Những yếu tố tự sự miêu tả thể hiện qua chi tiết như:

+ Ngoại hình cậu bé được miêu tả: loắt choắt, xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo vang trên đường vàng, cười híp mắt, má đỏ bồ quân

+ Tự sự kể chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ: ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về, tình cờ chú cháu, gặp nhau hàng bè

+ Tưởng tượng kể lại ngày Lượm mất

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ bốn chữ

+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm

- Ý nghĩa: Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hi sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước. 

Câu 2

Trả lời câu 2 [trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Phương pháp giải:

Từ hành động và cách cư xử, xác định tính cách của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả:

+ Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

+ Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương.

+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ viết năm 1949.

Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ.

Câu 3

Trả lời câu 3 [trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.

Phương pháp giải:

Em tham khảo sách, báo hoặc internet.

Lời giải chi tiết:

- Lý Tự Trọng [1914 - 1931] tên thật Lê Hữu Trọng, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thái Lan và từng học tập ở Trung Quốc.

+ Ngày 9/2/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng bắn chết tên thanh tra mật thám Lơ Gơ-răng rồi bị bắt. Tại phiên tòa xét xử, anh tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. 

+ Ngày 21/11/ 1931, trước khi lên máy chém, chàng trai 17 tuổi đã hô tên Việt Nam và hát bài Quốc tế ca, giữ vững tinh thần cách mạng đến phút cuối đời.

- Nguyễn Văn Trỗi [1940 - 1964], quê Quảng Nam, tham gia Biệt động nội thành Sài Gòn khi gia đình chuyển vào Sài Gòn. 

+ Ngày 2/5/1964, anh thay đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Mỹ. Việc bại lộ, anh bị bắt ngày 9/5/1964.

+ Tòa án quân sự chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ra lệnh xử bắn Nguyễn Văn Trỗi vào ngày 15/10/1964 tại khám Chí Hòa. 

+ Trong những phút cuối đời, anh không đồng ý bịt mắt, xưng tội và hô vang khẩu hiệu quyết chiến.

- Võ Thị Sáu [1933 - 1952] sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa. 

+ Trải qua nhiều thử thách, năm 14 tuổi, chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Trong quá trình hoạt động, chị Sáu luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng. 

+ Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tấn công hai tên ác ôn thất bại và bị bắt. Chị bị đày ra Côn Đảo chờ ngày xử tử. Tại đây, chị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 23/1/1952, trên pháp trường, Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí thế hiên ngang, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!”.

- Vừ A Dính [1934 - 1949] sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu. 

+ Anh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo khi mới 13 tuổi.

+ Trong một lần làm nhiệm vụ, Vừ A Dính bị giặc bắt. Đòn roi tra tấn dã man không thể khiến chiến sĩ nhỏ tuổi khuất phục. Ngày 15/6/1949, quân Pháp bắn chết Vừ A Dính.

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ngoại hình:

+ Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.

+ Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.

+ Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

+ Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

=> Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. 

- Tính cách, phẩm chất:

+ Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.

+ Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.

+ Nguyện hi sinh vì đất nước.

CH cuối bài

Trả lời câu 1 [trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian [khoảng 10 dòng].

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung thơ, em viết lại thành đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

     Đó là một ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt xinh xinh của chú bé ấy vẫn mãi ám ảnh tôi. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các đại từ mà tác giả gọi nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Cụ thể:

- Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí, vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hi sinh.

- Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề