Anh chị hiểu như thế nào về từ nói nhanh trong bài ca dao

1/ Thể thơ: Lục bát biến thể; PTBĐ: Tự sự, biểu cảm, miêu tả

2/ Bài thơ đang nói đến người mẹ và Ước mơ của người mẹ [có mười tay] để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho đứa con của mình một cách đầy đủ nhất –> Tình yêu của mẹ dành cho con.

3/ Bàn tay mẹ được biểu hiện:  Người mẹ phải lo toan bao công việc, từ “bắt cá”, “bắn chim”, “làm ruộng”, “tìm hái rau”, “ôm ấp con đau”, “vay gạo”, “cầu cúng ma” đến: “khung cửi guồng xa”, “bếp nước”, “lo cửa nhà nắng mưa”,“đi củi, muối dưa”, thậm chí để: “van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn” 

4/ Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê.- Tác dụng: Điệp từ, điệp ngữ -> Nhấn mạnh ước mong của người mẹ có [nhiều tay] để làm đủ mọi việc, lo lắng đủ bề cho đứa con của mình.

- Liệt kê các công việc từ đồng áng, nhà cửa, xóm làng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần mà người mẹ phải đảm đương, gánh vác.

5/ Cuộc sống khốn khó, bao vất vả nhọc nhằn vây bọc, để chăm chút gia đình, nuôi dạy được đứa con khôn lớn, người mẹ phải lo toan bao công việc, từ “bắt cá”, “bắn chim”, “làm ruộng”, “tìm hái rau”, “ôm ấp con đau”, “vay gạo”, “cầu cúng ma” đến: “khung cửi guồng xa”, “bếp nước”, “lo cửa nhà nắng mưa”,“đi củi, muối dưa”, thậm chí để: “van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn” trước những thế lực áp bức.“mười tay”của mẹ với một mong ước duy nhất là làm thế nào bảo vệ và nuôi con khôn lớn nên người.

6/ Qua bài ca dao ta có cảm nhận về tình mẫu tử: Bài ca dao “Mười tay” đậm chất thi ca, rất độc đáo, mỗi câu mỗi chữ đều trĩu nặng tình cảm sâu nặng của mẹ. Hình ảnh người mẹ nhân từ, bao dung, hết lòng hy sinh vì con yêu có khác nào Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cứu độ chúng sinh hiện lên cao đẹp vô cùng. Tình mẹ cao cả không bến không bờ, sâu nặng không gì đong đếm được, lòng mẹ là vô tận như suối nguồn tưới mát cuộc đời con. Tình mẹ là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp nhất trên thế gian này.

7/ Qua bài ca dao, ta có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ là: Người phụ nữ luôn phải lo toan những vất vả trăm bề của cuộc sống. Họ phải hi sinh cho chồng và con, đảm bảo những đứa con được khôn lớn, trưởng thành, vững bước cho tương lai. Họ có thể đủ mạnh chống đỡ lại các thế lực áp bức [thần quyền, cường quyền] trong xã hội [cầu cúng ma, để van xin, để bẩm thưa, để đỡ đòn…] Họ phải yêu thương và che chở cho con nhiều hơn [ôm ấp con , giữ lấy con…. khi con ốm đau, bệnh tật ]

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • ThuTrang23111
  • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao

  • 13/12/2021

  • Cảm ơn 3


Đặt câu hỏi

     TRƯỜNG THPT TUỆ TĨNH

    TỔ NGỮ VĂN

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn 10

[Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 2 trang]

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Thể thơ: lục bát

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

0,5

2

Chàng trai trong bài ca dao bỏ quên áo trong hoàn cảnh: Hôm qua tát nước đầu đình.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời “Hôm qua” hoặc “tát nước”/ “tát nước đầu đình”: 0,25 điểm.

0,5

3

Hoàn cảnh gia đình của chàng trai: chưa có vợ, nhà có mẹ già.

Hướng dẫn chấm:

-  Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án hoặc chép nguyên văn câu thơ: 

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”: 0,25 điểm

0,5

4

Từ “cô ấy”:

- “Cô ấy” thực chất để chỉ “em”.

- Cách nói lấp lửng thể hiện sự ý nhị, khéo léo của chàng trai.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,25 điểm

0,75

5

- Những lễ vật hứa trả công cho người giúp khâu áo là đồ sính lễ/lễ vật cho đám cưới.

- Ý nghĩa: thể hiện sự trân trọng cô gái; mong muốn được kết duyên với cô gái.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời  1 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm

0,75

6

Học sinh nhận xét về cách tỏ tình của chàng trai: khéo léo, tế nhị, hóm hỉnh, chân thành...

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.

­- Trình bày chung chung: 0,5 điểm-0,75 điểm.

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.

1,0

II

LÀM VĂN

Cảm nhận về vẻ đẹp trang nam nhi thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; 

Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp trang nam nhi thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, 

nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

 đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm Tỏ lòng và vấn đề cần nghị luận:

 Vẻ đẹp của hình tượng trang nam nhi thời đại nhà Trần.

Hướng dẫn chấm:

- Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm

- Giới thiệu tác phẩm và vấn đề nghị luận: 0.25 điểm

0,5

* Nội dung:

Luận điểm 1: Vẻ đẹp thứ nhất: 

Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ như át cả không gian bao la: [2 câu đầu]

- Hình ảnh trang nam nhi thời đại nhà Trần xuất hiện trong tư thế chủ động canh giữ biên cương,

 sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tấc đất quê hương.

- Hình ảnh những trang nam nhi đời Trần đã góp phần làm nên đội quân dũng mãnh “tam quân tì hổ”

 mang sức mạnh như hổ báo có khả năng “khí thôn ngưu”.

=> Lí tưởng cứu nước, bảo vệ non sông là niềm tự hào, 

kiêu hãnh và cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của trang nam nhi thời đại nhà Trần.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp thứ hai: Vẻ đẹp của khát vọng, hoài bão: lập công báo quốc: [2 câu cuối]

- Đó là vẻ đẹp của con người với khát vọng lập công danh giúp nước: [C3]

- Đó là vẻ đẹp của con người với hoài bão được trở thành 

người trí dũng song toàn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để cống hiến nhiều hơn cho Đất Nước: [C4]

=> Cái đáng quý trong vẻ đẹp của trang nam nhi thời đại nhà Trần 

đó là với họ sự nghiệp công danh của cá nhân luôn thống nhất với sự nghiệp cứu dân, cứu nước.

* Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát đạt tới độ súc tích cao. 

Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc sử thi.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm

- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm  - 1,25 điểm.

- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm

2,5

* Đánh giá: Bài thơ vừa bộc lộ khát vọng của nhà thơ, vừa bày tỏ trách nhiệm đối với Tổ quốc.

 Đồng thời vừa thể hiện tình cảm, ý chí, khí phách của quân và dân thời đại nhà Trần.

Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo: Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; 

biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; 

biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Hướng dẫn chấm

+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.

+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.

+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.

1,0

Tổng điểm

10,0

-----------------Hết-----------------

Video liên quan

Chủ Đề